Gai sinh dục là bệnh hình thành khi cơ thể bị nhiễm virus HPV làm các mô xơ phát triển quá mức tạo thành các nốt gai ở quanh bìu, hậu môn và dương vật của đàn ông hoặc âm hộ, cổ tử cung, âm đạo, hậu môn của phụ nữ.
Xem thêm:
Thuốc chữa bệnh lậu an toàn hiệu quả
1. Gai sinh dục là gì
Đa phần các trường hợp gai sinh dục đều lành tính. Ở mức độ nhẹ, gai sinh dục khó có thể nhìn thấy bằng mắt thường. Thông thường, gai sinh dục thường xuất hiện triệu chứng trong khoảng 3 tháng sau khi bị nhiễm trùng, nhưng cũng có trường hợp cơ thể không có biểu hiện gì trong nhiều năm.
Bệnh glôcôm (cườm nước) thường diễn tiến âm thầm, nếu không kịp thời phát hiện và điều trị, bạn có thể mất thị lực vĩnh viễn. 5 câu trắc nghiệm ngắn sau đây sẽ giúp bạn đánh giá nhanh nguy cơ mắc Glôcôm.
2. Nguyên nhân gây bệnh gai sinh dục
Như đã nói ở trên, gai sinh dục là bệnh do một loại virus HPV có tên Papilloma xâm nhập vào cơ thể người bệnh. Chủng HPV gây bệnh gai sinh dục không có khả năng phát triển thành tế bào ung thư.
Một nguyên nhân phổ biến khác gây bệnh gai sinh dục là do quan hệ tình dục với người nhiễm bệnh mà không có biện pháp bảo vệ. Theo ước tính của các tổ chức y tế liên quan đến bệnh truyền nhiễm, Việt Nam có khoảng 65% người có quan hệ tình dục bị nhiễm bệnh gai sinh dục từ bạn tình.
3. Dấu hiệu cho biết bạn đã mắc bệnh gai sinh dục
Sau khi nhiễm bệnh, dấu hiệu dễ nhận biết nhất là sự xuất hiện của các nốt nhỏ hoặc rất nhỏ xung quanh vùng kín.
Đối với nam giới, dấu hiệu nhận biết gai sinh dục dễ thấy nhất là các nốt nhỏ màu trắng lồi lên như da gà ở rãnh bao quy đầu hoặc trên toàn bộ dương vật. Khi sờ tay vào, bạn sẽ cảm thấy sự sần sùi, gờn gợn nhưng không gây đau đớn hoặc ngứa ngáy.
Ở nữ giới, gai sinh dục thường xuất hiện rất nhiều nốt nhỏ màu trắng ở môi bé, môi lớn hoặc âm đạo. Gai sinh dục ở nữ giới có nhiều điều kiện lây lan và phát triển hơn nam giới bởi đặc tính môi trường âm đạo thường xuyên ẩm ướt.
4. Cách điều trị bệnh gai sinh dục
Trong nhiều trường hợp, bệnh gai sinh dục không nguy hiểm đến tính mạng và không gây ra nhiều phiền toái như bệnh sùi mào gà nên bệnh nhân sẽ để các nốt sùi tự khô và rụng. Trong thời gian đó, người bệnh chỉ cần chú ý chặt chẽ đến khâu giữ vệ sinh vùng kín và tránh sự lây lan là được.
Tuy nhiên, nếu bạn muốn nhanh chóng khỏi bệnh và cần đến cách trị bệnh gai sinh dục chuyên nghiệp hơn, bạn nên đến gặp bác sĩ. Khi đó, có thể bác sĩ sẽ hướng dẫn bạn sử dụng thuốc bôi đặc trị bệnh gai sinh dục. Loại thuốc được chỉ định phụ thuộc vào vị trí, số lượng nốt gai xuất hiện trên cơ thể.
Trong trường hợp cần thiết, đặc biệt là khi gai sinh dục xuất hiện quá dày hoặc bác sĩ nhận thấy nguy cơ biến chứng, có thể bạn sẽ được chỉ định loại bỏ gai sinh dục bằng tia laser. Liệu pháp này cho phép một chùm ánh sáng mạnh phá hủy mầm bệnh tận gốc. Từ đó, các nốt gai nhanh chóng khô lại rồi rơi khỏi vùng da nhiễm bệnh.
Cách điều trị gai sinh dục này không gây đau đớn nhưng đôi khi nó làm da bị kích ứng trong vòng 1-3 ngày. Những người thấy khó chịu sau khi điều trị thường được bác sĩ cho sử dụng thuốc giảm đau.
Ngoài ra, để giảm bớt cảm giác châm chích khó chịu, bạn có thể tắm bằng nước ấm để làm dịu da. Sau đó, bạn hãy cố gắng làm khô hoàn toàn vùng da vừa điều trị. Điều bạn cần đặc biệt lưu ý nữa là bạn không nên dùng sữa tắm hoặc các loại kem không có trong chỉ định của bác sĩ trong suốt quá trình điều trị gai sinh dục.
Việc điều trị tận gốc bệnh gai sinh dục sẽ giúp bạn hạn chế tối đa nguy cơ các nốt gai lây lan rộng hơn và lây bệnh cho người chung sống với bạn.
5. Làm thế nào để phòng ngừa bệnh gai sinh dục?
Cách phòng ngừa bệnh gai sinh dục hiệu quả nhất đối với phụ nữ là chích ngừa vaccine HPV. Giống như các loại vaccine khác, vaccine HPV không giúp bạn hoàn toàn tránh khỏi nguy cơ mắc bệnh nhưng nó là một trong những cách phòng bệnh gai sinh dục hiệu quả nhất hiện nay.
Các chuyên gia y tế còn khuyến cáo những người đang thực hiện các hành vi tình dục nên chủ động sử dụng bao cao su khi quan hệ. Bao cao su không chỉ giúp bạn tăng khả năng phòng ngừa bệnh gai sinh dục mà còn là biện pháp an toàn để bảo vệ bạn hoặc bạn tình khỏi các bệnh lây nhiễm qua đường tình dục.
Nếu bạn đã mắc bệnh gai sinh dục, hãy thông báo cho vợ/chồng hoặc bạn tình để họ có kế hoạch chủ động bảo vệ bản thân và phối hợp cùng bạn xây dựng chế độ sinh hoạt tình dục lành mạnh.