Chuyên
16/6/22
630
538
93

Tham nhũng đất đai do lợi dụng các kẽ hở trong thực thi chính sách đất đai đã dẫn tới nhiều người từng giữ các vị trí lãnh đạo bộ, ngành, địa phương vi phạm pháp luật, gây thất thoát tài sản lớn của Nhà nước. Bên cạnh việc sửa Luật Đất đai, nhiều ý kiến đề xuất cần nghiên cứu sửa các luật có liên quan và các văn bản dưới luật để lấp những khoảng trống pháp lý, đảm bảo không còn kẽ hở cho việc trục lợi chính sách đất đai.​

b2nn.jpg


Khắc phục nhiều tồn tại

Nhằm tháo gỡ các vấn đề vướng mắc trên thực tiễn, giải quyết các mâu thuẫn, chồng chéo giữa các Luật Đất đai và các Luật có liên quan…

Dự thảo Luật Đất đai (sửa đổi) đã được Bộ Tài nguyên và Môi trường (Bộ TNMT) xây dựng trên tinh thần thể chế hóa đầy đủ, kịp thời các quan điểm, chủ trương của Đảng về quản lý và sử dụng đất đai; tổng kết Luật Đất đai.

Mới đây, trong Thông báo 232/TB-VPCP kết luận của Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Văn Thành yêu cầu Bộ TNMT tiếp thu tối đa ý kiến của các Thành viên Ban chỉ đạo; rà soát, hoàn thiện dự thảo Luật, bám sát chủ trương của Nghị quyết số 18-NQ/TW, Kết luận của Ban cán sự đảng Chính phủ.

Tuy nhiên, cần có đánh giá tác động, rà soát chặt chẽ các điều kiện thực hiện để vừa tạo hành lang pháp lý cho các giao dịch trên thị trường, nhưng cũng tránh bị lợi dụng chính sách của Nhà nước để trục lợi, gây thất thoát cho ngân sách nhà nước.

Tiến sĩ Đặng Văn Cường (Đoàn luật sư TP.Hà Nội) cho rằng, hiện nay đang xảy ra những bất cập trong việc thực hiện quy định Luật Đất đai 2013.

Theo TS Cường, tình trạng vi phạm chính sách, pháp luật về đất đai diễn ra khá phổ biến. Nhiều địa phương, đơn vị do lãnh đạo thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý đã để xảy ra tình trạng lấn chiếm đất đai, sử dụng đất không đúng mục đích, tự ý chuyển mục đích sử dụng, không đăng ký biến động với cơ quan nhà nước có thẩm quyền, không thực hiện nghiêm các nghĩa vụ tài chính theo quy định.

Luật cũng làm hạn chế sự phát triển của thị trường bất động sản, đặc biệt thị trường du lịch nghỉ dưỡng, condotel, resort villa.

Đây là các lĩnh vực mới đã ra đời nhiều năm qua nhưng Luật Đất đai chậm sửa đổi, bổ sung, đến giờ các phân khúc này vẫn chưa có hành lang pháp lý để quản lý, gây lúng túng trong quy trình quản lý như: Quy chuẩn quy hoạch, việc cấp sổ đỏ và quyền sở hữu căn hộ khách sạn cho khách hàng mua condotel…

Lấp những khoảng trống pháp lý

Chuyên gia bất động sản Nguyễn Thế Điệp - Ủy viên Ban chấp hành Hiệp hội Bất động sản Việt Nam cho rằng, để quá trình hoàn thiện sửa đổi Luật Đất đai phải bảo đảm quan điểm, mục tiêu, nguyên tắc “lấy người dân là trung tâm” bảo đảm quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của người dân trong các quy định của luật.

Thực hiện đồng bộ các giải pháp để quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất là công cụ hữu hiệu để quản lý và phân bổ sử dụng nguồn lực đất đai tiết kiệm, hiệu quả; quy hoạch phải đi trước một bước, bảo đảm tính liên thông, ổn định.

Theo ông Điệp, để “hạ nhiệt” những cơn sốt đất, siết chặt quản lý đất đai nhằm kiểm soát giá đất, giám sát việc buôn bán, chuyển nhượng đất đai theo đúng quy định, thời gian vừa qua các bộ, ngành, địa phương cùng các cơ quan chức năng đã sử dụng sức mạnh công cụ quản lý, nhiều giải pháp đã được đưa ra, thực hiện quyết liệt.

Ông Điệp cho biết thêm, cùng với việc sửa đổi, hoàn thiện hệ thống chính sách đất đai, sự vào cuộc, đấu tranh quyết liệt của Bộ Công an cùng các ban, bộ, ngành đơn vị chức năng trên lĩnh vực đấu tranh, phòng chống tội phạm tham nhũng, trục lợi đất đai sẽ góp phần bịt những “kẽ hở”, lấp những khoảng trống pháp lý; khắc phục được những tồn tại, bất cập, hạn chế trong chính sách về đất đai hiện nay.

Không để các tổ chức, cá nhân lợi dụng để tham nhũng, trục lợi để đất đai với vai trò là tài sản đặc biệt, sở hữu toàn dân do Nhà nước thay mặt quản lý, khai thác có hiệu quả nhất, thực sự là nguồn lực phục vụ phát triển kinh tế - xã hội đất nước.

Cần tăng khả năng tiếp cận đất đai cho doanh nghiệp. Tâm huyết với dự án Luật Đất đai (sửa đổi) và từng trực tiếp tham gia góp ý vào dự thảo Luật Đất đai năm 2013, tiếp cận dự thảo lần này, PGS-TS Doãn Hồng Nhung (Đại học Quốc gia Hà Nội) lưu ý, một trong những mấu chốt cần tháo gỡ, giải quyết của việc sửa đổi Luật Đất đai 2013 là giải quyết các vướng mắc trong thu hồi đất, giải phóng mặt bằng, tăng khả năng tiếp cận đất đai cho doanh nghiệp.

Bên cạnh đó, giải quyết những bất cập của giá đất, kiểm soát được quyền lực của Nhà nước trong giao đất, cho thuê đất và thu hồi đất. Hoàn thiện chế định thu hồi đất, bảo vệ quyền lợi của người nông dân, những người dân có cuộc sống mưu sinh từ đất…

Xem thêm: