RE: Bó tay với căn bệnh nan y TNGT?
Tôi đồng ý với cách đặt vấn đề của bác Golf06. Tuy nhiên, bác gọi tình trạng tai nạn giao thông hiện nay ở nước ta là "căn bệnh nan ý" tôi nghe sợ quá. Nan y thì y học bó tay, không có thuốc chữa, và mãi mãi sẽ không giải quyết được sao ! Có lẽ tôi không chịu cách ví von này của bác đâu. Theo tôi, tình trạng tai nạn giao thông ở Việt Nam hiện nay đúng là một căn bệnh, nhưng chỉ là một bệnh thường gặp, xuất hiện ở một giai đoạn nào đấy trong quá trình phát triển của mỗi quốc gia mà thôi, chứ không phải là "nan y".
Các bác lưu ý rằng, trong quá trình phát triển của đất nướ, đã có một thời chúng ta làm gì có luật lệ giao thông đầy đủ, làm gì có một hệ thống đường xá hiện đại và đẹp đẽ, thuận tiện như hiện nay (thậm chí "đường ta rộng thênh thang 8 thước" cũng đã coi là niềm mơ ước cao xa"). Nhưng thời đó, tai nạn giao thông dù cũng có nhưng không nhiều và nghiêm trọng, không bức xúc thành "quốc nạn" như bây giờ. Cùng với sự phát triển đi lên của đất nước, cơ sở hạ tầng giao thông cũng có nhiều phát triển, đời sống xã hội cũng được nâng lên, người dân có điều kiện trang bị nhiều loại phương tiện giao thông, dân số cũng tăng lên, .... Tuy nhiên, sự phát triển của cơ sở hạ tầng giao thông lại không theo kịp với tốc độ phát triển của xã hội chính vì vậy tình trạng tai nạn giao thông ngày càng phổ biến và nghiêm trọng. Đó là chưa kể sự trì trệ, bảo thủ trong ý thức (chấp hành pháp luật) của người dân cũng không theo kịp với tốc độ thay đổi của đời sống xã hội, sự thay đổi này đòi hỏi phải có "lộ trình". Sự "vênh" này cũng là nguyên nhân gây ra căn bệnh hiện nay.
Tất cả căn bệnh này là một tất yếu mà bất cứ quốc gia nào cũng đều phải trải qua và phải "điều trị" trong quá trình phát triển của mình. Cũng giống như một đứa trẻ khi còn nhỏ thường rất dễ bị các bệnh viêm họng, phổi, bệnh về tiêu hóa vậy mà. Vấn đề là mỗi nước sẽ trị căn bệnh này như thế nào, bằng thuốc gì và thời gian bao lâu. Chúng ta là những người đi sau, tuy có phần tụt hậu, nhưng chúng ta có lợi thế là chúng ta hiểu được quy luật của "căn bệnh", thừa hưởng rất nhiều "toa thuốc" của những người đi trước. Vì vậy, phần việc của chúng ta là phải áp dụng được một cách "trị" hiệu quả và phù hợp nhất với hoàn cảnh Việt Nam.
Vài dòng tuy dông dài, ný sự vậy nhưng cũng chỉ nhằm một ý là góp thêm một tiếng nói ủng hộ quyết tâm "nói không với tai nạn giao thông" mà thôi các bác ạ !