Giao Thông
22/3/19
1.111
2.713
131
34
Dù đến nay, cả vùng ĐBSCL mới có 90 km đường cao tốc, Bộ trưởng GTVT tin với số vốn được tập trung cho giao thông, hết nhiệm kỳ tức là cuối năm 2026 số km đường cao tốc tại đây có thể đạt mốc 500.

Bộ trưởng bộ GTVT: hết nhiệm kỳ, ĐBSCL sẽ có thêm 500 km cao tốc


Thông tin được Bộ trưởng Giao thông Vận tải Nguyễn Văn Thể nói tại hội nghị Công bố quy hoạch và xúc tiến đầu tư vào Đồng bằng sông Cửu Long, thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến 2050, ngày 21/6.

Theo ông Thể, đến nay đã có 86.000 tỷ đồng vốn ngân sách nhà nước được Quốc hội thống nhất để tập trung phát triển đột phá hệ thống đường cao tốc ở các tỉnh miền Tây. Nếu bố trí vốn được và làm đúng kế hoạch, cuối nhiệm kỳ có thể tăng lên 400 km đường cao tốc, cộng với 120 km đang triển khai có thể đạt 400-500 km. Ngoài ra, bộ cũng đang nghiên cứu báo cáo Chính phủ, Quốc hội chủ trương xây dựng tuyến đường sắt kết nối TP HCM với TP Cần Thơ.

“Hiện nay, cả vùng đồng bằng mới có 90 km đường cao tốc và chúng ta đang triển khai 30 km nữa”, “Nếu theo đúng kế hoạch, cuối nhiệm kỳ này có thể đạt 400 km đường cao tốc, cộng với khoảng 130 km đang triển khai, như vậy ĐBSCL có thể có hơn 500 km đường cao tốc”, Bộ trưởng GTVT tính toán.

Lãnh đạo Bộ Giao thông Vận tải đánh giá giao thông ở Đồng bằng sông Cửu Long là điểm nghẽn rất lớn và trong nhiều nhiệm kỳ qua. Trung ương đã rất tập trung nhưng hệ thống giao thông nơi đây vẫn chưa đáp ứng được nhu cầu. Do đó, mấy năm gần đây, cơ quan này tập trung điều chỉnh quy hoạch giao thông, trong đó bộ luôn xác định giao thông vận tải đóng góp gì cho các tỉnh miền Tây, nhất là thu hút các nhà đầu tư đến khu vực này để phát triển.

Bộ trưởng bộ GTVT: hết nhiệm kỳ, ĐBSCL sẽ có thêm 500 km cao tốc

Bộ trưởng KH&ĐT Nguyễn Chí Dũng thông tin về định hướng quy hoạch vùng ĐBSCL.

Trong khi đó, Bộ trưởng Kế hoạch và Đầu tư ông Nguyễn Chí Dũng, cho biết dự kiến tổng vốn ngân sách Nhà nước đầu tư cho các tỉnh miền Tây giai đoạn 2021-2025 khoảng 422.000 tỷ đồng. Trong đó, vốn ngân sách hỗ trợ cho các dự án do địa phương quản lý khoảng 320.000 tỷ đồng, tăng 23,3% so với 5 năm trước. Số tiền này sẽ được đầu tư cho các công trình trọng điểm như: cao tốc Trung Lương - Mỹ Thuận - Cần Thơ, Cần Thơ - Cà Mau; các tuyến đường quốc lộ, cảng hàng không, công trình thuỷ lợi cấp nước, trữ nước, kiểm soát mặn...

Theo quy hoạch vùng đồng bằng sông Cửu Long 10 năm tới, tầm nhìn đến năm 2050 phê duyệt hồi tháng 3 khu vực này sẽ được phát triển hệ thống kết cấu giao thông vận tải đa phương thức kết nối liên vùng và quốc tế; chú trọng giao thông đường thủy. Cùng với xây cao tốc, vùng sẽ có 4 sân bay; 13 cảng biển; 11 cụm cảng hành khách và 13 cụm cảng hàng hóa đường thủy nội địa.

Bộ trưởng bộ GTVT: hết nhiệm kỳ, ĐBSCL sẽ có thêm 500 km cao tốc

Bộ trưởng GTVT Nguyễn Văn Thể.

Đồng bằng sông Cửu Long nằm ở phần cuối của châu thổ sông Mekong, rộng gần 3,96 triệu ha (12% diện tích cả nước) và 17,5 triệu dân (18% dân số cả nước). Với hơn 2,4 triệu ha đất nông nghiệp, 700.000 ha mặt nước nuôi trồng thủy sản toàn vùng đã đóng góp 54% sản lượng lúa, cung cấp 90% lượng gạo xuất khẩu; 70% lượng thủy sản và 60% lượng trái cây của cả nước.

Có nhiều lợi thế về địa hình, thổ nhưỡng, khí hậu ôn hòa và nguồn lao động dồi dào, song vùng đất này đang đối mặt nhiều khó khăn, thách thức như biến đổi khí hậu, suy giảm chất lượng nguồn tài nguyên, chất lượng lao động còn hạn chế.

Xem thêm:
Theo Vnexpress
 
nên học tập các nước tiến bộ trong việc chủ động Ngân sách và đầu tư cho Hệ thống Giao thông

như Bên Đức,họ chủ động được mức Ngân sách bình quân 46USD/ 1 người/ 1 ngày, tuy mới chỉ gấp có 46 lần so với mức bình quân 1USD/ 1 người / 1 ngày,
nhưng được cái bù lại Bên Đức có Hệ thống đường Giao thông rất hiện đại, rộng lớn và kết nối, đặc biệt là Hệ thống đường Autobahn nổi tiếng