Theo tinh thần của các bác trong chi hội, vừa qua chúng ta đã đi theo người cha Lạc Long Quân xuống biển, do đó sắp tới đây chúng ta sẽ tổ chức 01 chuyến dã ngoại theo mẹ Âu Cơ để lên núi. Và địa điểm được chọn để khám phá là Thành phố Buôn Ma Thuột - tỉnh Đắk Lắk.
Sơ lược
Buôn Ma Thuột (hay Ban Mê Thuột) là thành phố tỉnh lị của tỉnh Đắk Lắk và là thành phố lớn nhất ở vùng Tây Nguyên Việt Nam.
Buôn Ma Thuột gốc tiếng Ê Đê, nghĩa là "bản hoặc làng của Ama Thuột", nó xuất phát từ tên gọi buôn của A ma Thuột - tên một vị tù trưởng giàu có và quyền uy nhất vùng; để rồi từ đây hình thành nên các buôn làng xung quanh, phát triển thành thành phố Buôn Ma Thuột ngày hôm nay.
Buôn Ma Thuột ở giữa vùng đông dân nhất Tây Nguyên, độ cao 536 m (1.608 ft). Buôn Ma Thuột cách Hà Nội 1.410 km, cách Thành phố Hồ Chí Minh 350 km. Là một thành phố có vị trí chiến lược, đặc biệt quan trọng về an ninh quốc phòng.
Đường bộ
Quốc lộ 14 nối về phía bắc đi Pleiku (195 km), đi Kon Tum (244 km), nối với Đà Nẵng, về phía nam đi ĐăkNông, Bình Phước, Bình Dương, Tp Hồ Chí Minh (350 km).
Quốc lộ 26 đi Ninh Hòa, Nha Trang (198 km).
Quốc lộ 27 đi Đà Lạt (193 km).
Đường hàng không
Buôn Ma Thuột còn có cảng hàng không Buôn Ma Thuột, trực thuộc cụm cảng hàng không miền Nam.
Các tuyến bay gồm có:
Buôn Ma Thuột - Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh.
Buôn Ma Thuột - Sân bay quốc tế Đà Nẵng, Đà Nẵng
Buôn Ma Thuột - Sân bay quốc tế Nội Bài, Hà Nội
Du lịch
Do Buôn Ma Thuột là nơi đầu tiên người Kinh lưu lạc đến lập nghiệp để xây dựng Đăk Lăk hôm nay nên ở đây tập trung hầu hết các di tích có ý nghĩa lịch sử của Đăk Lăk như: Đình Lạc Giao, Chùa Sắc tứ Khải Đoan, Nhà đày Buôn Ma Thuột, Bia Lạc Giao, khu Biệt điện Bảo Đại - hiện tại là Bảo tàng các dân tộc Việt Nam tại Đắk Lắk, Toà Giám mục tại Đắk Lắk.
Khu Biệt điện Bảo Đại
Du khách cũng có thể đến với làng văn hoá buôn Akô Đhông, ngắm cây Kơnia cổ thụ giữa lòng thành phố sát Ngã 6 Ban Mê, thưởng thức hương vị cà phê Ban Mê...
Với vị trí trung tâm và giao thông thuận tiện Buôn Ma Thuột cũng chính là trung tâm du lịch lớn nhất của Đăk Lăk nối các điểm du lịch quan trọng trong tỉnh như Bản Đôn, Hồ Lắk, cụm thác Đray Sáp...
Ngã 6 Ban Mê
Ngã 6 Ban Mê là trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột, nằm trên giao điểm của quốc lộ 14 và quốc lộ 26 đi qua thành phố. Ở đây có Tượng đài chiến thắng Buôn Ma Thuột được coi như biểu tượng của thành phố cũng giống như Tháp Eiffel của Paris hay Tượng Nữ thần Tự do ở New York.
Cây Kơnia cổ thụ
Cây Kơnia, hay còn gọi là Cốc, Cầy, là một loài cây thân gỗ lớn, cao 15-30 m, đường kính 40-60 cm, tên khoa học là Irvingia malayana, thuộc họ Irvingiaceae. Loài cây này mang ý nghĩa tâm linh rất lớn đối với người đồng bào dân tộc thiểu số, họ coi chúng là nơi trú ngụ của thần thánh, của vong linh những người đã khuất, rất ít khi họ đụng chạm đến chúng, chặt phá chúng; vì vậy trên nương rẫy của đồng bào thường có các cây Kơ nia cổ thụ được sử dụng như cây che mát mỗi lúc nghỉ giải lao, nghỉ trưa.
Do bài hát Bóng cây Kơ-nia nổi tiếng vì vậy du khách khi đến Buôn Ma Thuột luôn muốn tìm xem tận mắt cây Kơ Nia. Ở trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột có một cây Kơ nia cổ thụ nằm trong khuôn viên sân sau nhà văn hoá trung tâm tỉnh, cách ngã 6 Ban Mê vài trăm mét.
Cây Konia tại trung tâm Buôn Ma Thuột
Thủ phủ cà phê
Tuy cây cà phê đã được du nhập vào Việt Nam từ rất sớm (1870) nhưng được trồng đại trà ở Đắk Lắk chỉ từ những năm sau 1930 trong những đồn điền của những nhà tư bản Pháp như CADA, ... nhưng do vùng đất đất đỏ bazal này đặc biệt phù hợp với việc canh tác cà phê nên việc phát triển diện tích trồng ở đây đã tăng lên; hiện tại, theo số liệu thống kê, Đắk Lắk có đến hơn 175.000 ha cà phê (thực tế có đến trên 200.000 ha vì một số diện tích không được tính do không trong quy hoạch).
Đắk Lắk cũng chính là nơi được xem là nơi có năng suất cà phê thu hoạch cao nhất thế giới và góp phần chính trong việc đưa sản lượng cà phê Việt Nam lên vị trí số 2 (riêng cà phê robusta chiếm vị trí số 1) của những quốc gia xuất khẩu cà phê.
Ở Đắk Lắk gần như huyện nào cũng có trồng cà phê, nhưng cà phê Buôn Ma Thuột vẫn luôn được đánh giá là có chất lượng cao nhất và có hương vị đặc trưng nhất, chính vì vậy thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột được thế giới biết đến và địa danh Buôn Ma Thuột được nhiều người ví như "thủ phủ cà phê”.
Một số vấn đề liên quan đến cà phê đã trở bản sắc văn hóa như việc mời đi uống cà phê đã là một nét văn hoá đặc trưng của vùng này. Mời đi uống cà phê là một nét văn hóa rất đặc trưng của thành phố Buôn Ma Thuột. Việc đi uống cà phê đã trở thành một trào lưu, một phong cách sống. Việc đi uống cà phê đối với nhiều người ở đây cũng quan trọng giống như ăn cơm, uống nước hàng ngày. Vì vậy, ở đây câu nói đi uống cà phê đã trở thành câu nói cửa miệng, thay vì mời đi uống nước, giải khát người ta lại nói là đi uống cà phê.
Chỉ riêng ở Buôn Ma Thuột, hiện tại quán cà phê nhiều đến nỗi nếu mỗi ngày chỉ cần vào một quán thôi cũng mất cả năm mới đi giáp một vòng. Các quán cà phê ở đây hầu hết được xây dựng rất đẹp, cầu kỳ và có phong cách riêng để thu hút khách. Tuy nhiên hấp dẫn nhất với du khách thường là các quán có phong cách Tây Nguyên như quán Pơ lang, Thung lũng hồng, Đá Xanh, Chuông đá...
Quán Thung lũng Hồng:
Nhà hàng Hoa Viên:
Quán Ý Niệm:
Cà phê Hoa Đất:
Quán ăn bún cá:
Lễ hội cà phê
Là một lễ hội được tổ chức để tôn vinh cây cà phê, một loài cây chiếm vị trí độc tôn trong cơ cấu cây trồng ở đây. Lễ hội mới chỉ bắt đầu được tổ chức từ năm 2005 trong chương trình quảng bá hình ảnh Thủ phủ cà phê Buôn Ma Thuột của tỉnh Đắk Lắk. Lễ hội được nhà nước công nhận và cho phép tổ chức đều đặn hàng năm.
Buôn AKô Đhông
Buôn Akô Đhông trong những ngày lễ hội
Buôn Akô Đhông hay Buôn Cô Thôn, làng Ma Rin là một buôn làng người Ê Đê ở thành phố Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk.
AKô Đhông theo tiếng Ê Đê có nghĩa là buôn đầu nguồn vì nó ở đầu nguồn một con suối lớn ở Buôn Ma Thuột là suối Ea Nuôl. Ở đây nguồn suối bắt đầu cũng chính là bến nước cũ của buôn, một bến nước rất đẹp nhưng hiện tại không còn được sử dụng do bị ô nhiễm vì ở ngay trung tâm thành phố.
Buôn nằm ở cuối đường Trần Nhật Duật - thành phố Buôn Ma Thuột. Đây là một buôn lớn có lịch sử lâu đời được quy hoạch rất đẹp và giữ được nhiều giá trị truyền thống, hiện tại là một điểm du lịch hấp dẫn của thành phố. Nằm trong quy hoạch khu trưng bày lịch sử của Buôn Ma Thuột.
Rừng Buôn Mê
Bến nước Buôn Mê
Sông serepok
Một số địa điểm chúng ta sẽ nghỉ lại và ẩm thực nhé:
Khách sạn
· Khách sạn Tây Nguyên
Địa chỉ: 110 đường Lý Thường Kiệt, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắc Lắc.
Điện thoại: (050) 851009/ 851010
Fax: (050) 852250
· Khách sạn Thiên Mã
Địa chỉ: 50- 52- 54 đường Hai Bà Trưng, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắc Lắc.
Điện thoại: (050) 853963/ 850379
Fax: (050) 852121
· Khách sạn Đam San
Địa chỉ: 212 - 214 đường Nguyễn Công Trứ, TP. Buôn Ma Thuộc, tỉnh Đắc Lắc
Điện thoại: (050) 851234/ 850123
Fax: (050) 852309
Email: [email protected]
· Khách sạn Thắng Lợi
Địa chỉ: 1 Phan Chu Trinh, TP. Buôn Ma Thuột.
Điện thoại: (050) 857615
Fax: (050) 857622
· Khách sạn Cao Nguyen
Địa chỉ: 65 Phan Chu Trinh, Tp. Buôn Ma Thuột.
Điện thoại: (050) 855960
Fax: (050) 851912
Ẩm thực
Đến với Buôn Ma Thuột, ngoài việc tìm hiểu đời sống của người vùng cao nơi đây, bạn còn được thưởng thức các đặc sản truyền thống nổi tiếng của Tây Nguyên như: cơm lam, rượu cần,... món ăn không thể thiếu trong các dịp lễ hội lớn.
· Nhà hàng Hoa Viên
89 Ngô Quyền, TP. Buôn Mê Thuột, Đắc Lắc.
Điện thoại: (050) 955646
· Nhà hàng Ngọc Linh
02 Phan Đình Phùng, Kon Tum
Điện thoại: (060) 865666
· Cơm lam Dakbla
168 Nguyễn Huệ, Kon Tum.
Điện thoại: (060) 862584
· Quán bún cá
215 Lý Thường Kiệt, TP. Buôn Mê Thuột, Đắc Lắc.
· Thung Lũng Hồng
Hẻm 153 Phan Chu Trinh, TP. Buôn Mê Thuột, Đắc Lắc.
Điện thoại: (050) 952741
· Cà Phê Hoa Đất
A13 Trần Hưng Đạo, TP. Buôn Mê Thuột, Đắc Lắc.
Điện thoại: (050) 953893
· Ý Niệm
37 Lê Thánh Tông, TP. Buôn Mê Thuột, Đắc Lắc.
Điện thoại: (050) 853980
______________________________________________________________________________________________________________________________________
Có bác đăng ký khám phá nhân dịp 30/4 này ko???? Đăng ký ngay nhé.
Dự kiến đi trong 03 ngày: 30/4 và 01, 02/5.
Sơ lược
Buôn Ma Thuột (hay Ban Mê Thuột) là thành phố tỉnh lị của tỉnh Đắk Lắk và là thành phố lớn nhất ở vùng Tây Nguyên Việt Nam.
Buôn Ma Thuột gốc tiếng Ê Đê, nghĩa là "bản hoặc làng của Ama Thuột", nó xuất phát từ tên gọi buôn của A ma Thuột - tên một vị tù trưởng giàu có và quyền uy nhất vùng; để rồi từ đây hình thành nên các buôn làng xung quanh, phát triển thành thành phố Buôn Ma Thuột ngày hôm nay.
Buôn Ma Thuột ở giữa vùng đông dân nhất Tây Nguyên, độ cao 536 m (1.608 ft). Buôn Ma Thuột cách Hà Nội 1.410 km, cách Thành phố Hồ Chí Minh 350 km. Là một thành phố có vị trí chiến lược, đặc biệt quan trọng về an ninh quốc phòng.
Đường bộ
Quốc lộ 14 nối về phía bắc đi Pleiku (195 km), đi Kon Tum (244 km), nối với Đà Nẵng, về phía nam đi ĐăkNông, Bình Phước, Bình Dương, Tp Hồ Chí Minh (350 km).
Quốc lộ 26 đi Ninh Hòa, Nha Trang (198 km).
Quốc lộ 27 đi Đà Lạt (193 km).
Đường hàng không
Buôn Ma Thuột còn có cảng hàng không Buôn Ma Thuột, trực thuộc cụm cảng hàng không miền Nam.
Các tuyến bay gồm có:
Buôn Ma Thuột - Sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, Thành phố Hồ Chí Minh.
Buôn Ma Thuột - Sân bay quốc tế Đà Nẵng, Đà Nẵng
Buôn Ma Thuột - Sân bay quốc tế Nội Bài, Hà Nội
Du lịch
Do Buôn Ma Thuột là nơi đầu tiên người Kinh lưu lạc đến lập nghiệp để xây dựng Đăk Lăk hôm nay nên ở đây tập trung hầu hết các di tích có ý nghĩa lịch sử của Đăk Lăk như: Đình Lạc Giao, Chùa Sắc tứ Khải Đoan, Nhà đày Buôn Ma Thuột, Bia Lạc Giao, khu Biệt điện Bảo Đại - hiện tại là Bảo tàng các dân tộc Việt Nam tại Đắk Lắk, Toà Giám mục tại Đắk Lắk.
Khu Biệt điện Bảo Đại
Du khách cũng có thể đến với làng văn hoá buôn Akô Đhông, ngắm cây Kơnia cổ thụ giữa lòng thành phố sát Ngã 6 Ban Mê, thưởng thức hương vị cà phê Ban Mê...
Với vị trí trung tâm và giao thông thuận tiện Buôn Ma Thuột cũng chính là trung tâm du lịch lớn nhất của Đăk Lăk nối các điểm du lịch quan trọng trong tỉnh như Bản Đôn, Hồ Lắk, cụm thác Đray Sáp...
Ngã 6 Ban Mê
Ngã 6 Ban Mê là trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột, nằm trên giao điểm của quốc lộ 14 và quốc lộ 26 đi qua thành phố. Ở đây có Tượng đài chiến thắng Buôn Ma Thuột được coi như biểu tượng của thành phố cũng giống như Tháp Eiffel của Paris hay Tượng Nữ thần Tự do ở New York.
Cây Kơnia cổ thụ
Cây Kơnia, hay còn gọi là Cốc, Cầy, là một loài cây thân gỗ lớn, cao 15-30 m, đường kính 40-60 cm, tên khoa học là Irvingia malayana, thuộc họ Irvingiaceae. Loài cây này mang ý nghĩa tâm linh rất lớn đối với người đồng bào dân tộc thiểu số, họ coi chúng là nơi trú ngụ của thần thánh, của vong linh những người đã khuất, rất ít khi họ đụng chạm đến chúng, chặt phá chúng; vì vậy trên nương rẫy của đồng bào thường có các cây Kơ nia cổ thụ được sử dụng như cây che mát mỗi lúc nghỉ giải lao, nghỉ trưa.
Do bài hát Bóng cây Kơ-nia nổi tiếng vì vậy du khách khi đến Buôn Ma Thuột luôn muốn tìm xem tận mắt cây Kơ Nia. Ở trung tâm thành phố Buôn Ma Thuột có một cây Kơ nia cổ thụ nằm trong khuôn viên sân sau nhà văn hoá trung tâm tỉnh, cách ngã 6 Ban Mê vài trăm mét.
Cây Konia tại trung tâm Buôn Ma Thuột
Thủ phủ cà phê
Tuy cây cà phê đã được du nhập vào Việt Nam từ rất sớm (1870) nhưng được trồng đại trà ở Đắk Lắk chỉ từ những năm sau 1930 trong những đồn điền của những nhà tư bản Pháp như CADA, ... nhưng do vùng đất đất đỏ bazal này đặc biệt phù hợp với việc canh tác cà phê nên việc phát triển diện tích trồng ở đây đã tăng lên; hiện tại, theo số liệu thống kê, Đắk Lắk có đến hơn 175.000 ha cà phê (thực tế có đến trên 200.000 ha vì một số diện tích không được tính do không trong quy hoạch).
Đắk Lắk cũng chính là nơi được xem là nơi có năng suất cà phê thu hoạch cao nhất thế giới và góp phần chính trong việc đưa sản lượng cà phê Việt Nam lên vị trí số 2 (riêng cà phê robusta chiếm vị trí số 1) của những quốc gia xuất khẩu cà phê.
Ở Đắk Lắk gần như huyện nào cũng có trồng cà phê, nhưng cà phê Buôn Ma Thuột vẫn luôn được đánh giá là có chất lượng cao nhất và có hương vị đặc trưng nhất, chính vì vậy thương hiệu cà phê Buôn Ma Thuột được thế giới biết đến và địa danh Buôn Ma Thuột được nhiều người ví như "thủ phủ cà phê”.
Một số vấn đề liên quan đến cà phê đã trở bản sắc văn hóa như việc mời đi uống cà phê đã là một nét văn hoá đặc trưng của vùng này. Mời đi uống cà phê là một nét văn hóa rất đặc trưng của thành phố Buôn Ma Thuột. Việc đi uống cà phê đã trở thành một trào lưu, một phong cách sống. Việc đi uống cà phê đối với nhiều người ở đây cũng quan trọng giống như ăn cơm, uống nước hàng ngày. Vì vậy, ở đây câu nói đi uống cà phê đã trở thành câu nói cửa miệng, thay vì mời đi uống nước, giải khát người ta lại nói là đi uống cà phê.
Chỉ riêng ở Buôn Ma Thuột, hiện tại quán cà phê nhiều đến nỗi nếu mỗi ngày chỉ cần vào một quán thôi cũng mất cả năm mới đi giáp một vòng. Các quán cà phê ở đây hầu hết được xây dựng rất đẹp, cầu kỳ và có phong cách riêng để thu hút khách. Tuy nhiên hấp dẫn nhất với du khách thường là các quán có phong cách Tây Nguyên như quán Pơ lang, Thung lũng hồng, Đá Xanh, Chuông đá...
Quán Thung lũng Hồng:
Nhà hàng Hoa Viên:
Quán Ý Niệm:
Cà phê Hoa Đất:
Quán ăn bún cá:
Lễ hội cà phê
Là một lễ hội được tổ chức để tôn vinh cây cà phê, một loài cây chiếm vị trí độc tôn trong cơ cấu cây trồng ở đây. Lễ hội mới chỉ bắt đầu được tổ chức từ năm 2005 trong chương trình quảng bá hình ảnh Thủ phủ cà phê Buôn Ma Thuột của tỉnh Đắk Lắk. Lễ hội được nhà nước công nhận và cho phép tổ chức đều đặn hàng năm.
Buôn AKô Đhông
Buôn Akô Đhông trong những ngày lễ hội
Buôn Akô Đhông hay Buôn Cô Thôn, làng Ma Rin là một buôn làng người Ê Đê ở thành phố Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk.
AKô Đhông theo tiếng Ê Đê có nghĩa là buôn đầu nguồn vì nó ở đầu nguồn một con suối lớn ở Buôn Ma Thuột là suối Ea Nuôl. Ở đây nguồn suối bắt đầu cũng chính là bến nước cũ của buôn, một bến nước rất đẹp nhưng hiện tại không còn được sử dụng do bị ô nhiễm vì ở ngay trung tâm thành phố.
Buôn nằm ở cuối đường Trần Nhật Duật - thành phố Buôn Ma Thuột. Đây là một buôn lớn có lịch sử lâu đời được quy hoạch rất đẹp và giữ được nhiều giá trị truyền thống, hiện tại là một điểm du lịch hấp dẫn của thành phố. Nằm trong quy hoạch khu trưng bày lịch sử của Buôn Ma Thuột.
Rừng Buôn Mê
Bến nước Buôn Mê
Sông serepok
Một số địa điểm chúng ta sẽ nghỉ lại và ẩm thực nhé:
Khách sạn
· Khách sạn Tây Nguyên
Địa chỉ: 110 đường Lý Thường Kiệt, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắc Lắc.
Điện thoại: (050) 851009/ 851010
Fax: (050) 852250
· Khách sạn Thiên Mã
Địa chỉ: 50- 52- 54 đường Hai Bà Trưng, TP. Buôn Ma Thuột, tỉnh Đắc Lắc.
Điện thoại: (050) 853963/ 850379
Fax: (050) 852121
· Khách sạn Đam San
Địa chỉ: 212 - 214 đường Nguyễn Công Trứ, TP. Buôn Ma Thuộc, tỉnh Đắc Lắc
Điện thoại: (050) 851234/ 850123
Fax: (050) 852309
Email: [email protected]
· Khách sạn Thắng Lợi
Địa chỉ: 1 Phan Chu Trinh, TP. Buôn Ma Thuột.
Điện thoại: (050) 857615
Fax: (050) 857622
· Khách sạn Cao Nguyen
Địa chỉ: 65 Phan Chu Trinh, Tp. Buôn Ma Thuột.
Điện thoại: (050) 855960
Fax: (050) 851912
Ẩm thực
Đến với Buôn Ma Thuột, ngoài việc tìm hiểu đời sống của người vùng cao nơi đây, bạn còn được thưởng thức các đặc sản truyền thống nổi tiếng của Tây Nguyên như: cơm lam, rượu cần,... món ăn không thể thiếu trong các dịp lễ hội lớn.
· Nhà hàng Hoa Viên
89 Ngô Quyền, TP. Buôn Mê Thuột, Đắc Lắc.
Điện thoại: (050) 955646
· Nhà hàng Ngọc Linh
02 Phan Đình Phùng, Kon Tum
Điện thoại: (060) 865666
· Cơm lam Dakbla
168 Nguyễn Huệ, Kon Tum.
Điện thoại: (060) 862584
· Quán bún cá
215 Lý Thường Kiệt, TP. Buôn Mê Thuột, Đắc Lắc.
· Thung Lũng Hồng
Hẻm 153 Phan Chu Trinh, TP. Buôn Mê Thuột, Đắc Lắc.
Điện thoại: (050) 952741
· Cà Phê Hoa Đất
A13 Trần Hưng Đạo, TP. Buôn Mê Thuột, Đắc Lắc.
Điện thoại: (050) 953893
· Ý Niệm
37 Lê Thánh Tông, TP. Buôn Mê Thuột, Đắc Lắc.
Điện thoại: (050) 853980
______________________________________________________________________________________________________________________________________
Có bác đăng ký khám phá nhân dịp 30/4 này ko???? Đăng ký ngay nhé.
Dự kiến đi trong 03 ngày: 30/4 và 01, 02/5.
Last edited by a moderator: