Status
Không mở trả lời sau này.
Hạng D
17/12/07
3.200
64
48
Ngân hàng cổ phần Liên Việt công bố tên gọi mới hôm 29/7 sau khi hoàn tất kế hoạch sáp nhập với Công ty Tiết kiệm Bưu điện để khai thác dịch vụ, công nghệ và gần 10.000 điểm giao dịch của đơn vị này.</h2>
lien-viet.jpg
Sau 3 năm thành lập, Liên Việt có tên mới là Ngân hàng Bưu điện Liên Việt. Công ty Tiết kiệm Bưu điện (hoạt động từ 1999, thuộc Tổng công ty Bưu chính Việt Nam) gia nhập Ngân hàng Liên Việt với số vốn góp 997 tỷ đồng để tạo ra ngân hàng mới có tên gọi Ngân hàng thương mại cổ phần Bưu điện Liên Việt (LPB). Số vốn nói trên tương đương 14,99% vốn điều lệ ngân hàng, trong đó 360 tỷ đồng là giá trị của chính Công ty Tiết kiệm Bưu điện, phần còn lại sẽ được Tổng công ty Bưu chính Việt Nam góp nhiều lần bằng tiền mặt.
Tại buổi lễ công bố tên gọi mới, đại diện cả hai bên đều không muốn nhắc tới những từ như mua bán hay sáp nhập. Tuy nhiên, về bản chất đây là thương vụ sáp nhập chưa có tiền lệ trong ngành ngân hàng, khi một tổng công ty nhà nước góp vốn vào một ngân hàng cổ phần bằng cả tiền và giá trị của một công ty thành viên. Thương vụ đặc biệt này cũng cho ra đời mô hình ngân hàng bưu điện đầu tiên tại Việt Nam - kết hợp giữa ngân hàng thương mại truyền thống với dịch vụ tiết kiệm bưu điện.
Với thương vụ này, vốn điều lệ của ngân hàng sẽ tăng từ 5.650 tỷ đồng trước sáp nhập lên 6.010 tỷ đồng. Ngân hàng Bưu điện Liên Việt cũng được sử dụng 10.000 điểm giao dịch của Công ty Tiết kiệm Bưu điện trên toàn quốc, kể cả tại những xã vùng sâu, vùng xa nhất Việt Nam. Đổi lại, ngân hàng sẽ phải xử lý khoản lỗ 145 tỷ đồng do Công ty Tiết kiệm Bưu điện để lại.
Chủ tịch Hội đồng Tín dụng LPB Trần Việt Trung lý giải khoản lỗ này chủ yếu phát sinh do Công ty Tiết kiệm Bưu điện phải huy động với lãi suất cao nhưng đem đi gửi với lãi suất thấp. Theo quy định, số vốn Công ty Tiết kiệm Bưu điện huy động từ dân cư phải gửi vào Ngân hàng Phát triển Việt Nam và Ngân hàng Chính sách Xã hội để đầu tư, cho vay theo chủ trương của Chính phủ. Số dư tiền gửi này hiện vào khoảng 5.380 tỷ đồng với lãi suất khoảng 12% trong khi huy động đầu vào là 14%, theo ông Trung.
"LPB sẽ phải xử lý làm sao cho nguồn vốn huy động qua dịch vụ tiết kiệm bưu điện phải có lãi hơn nữa, ít nhất là hòa vốn", ông Trung nói. Ông cho biết thêm, LPB vẫn duy trì những khoản tiền gửi chưa đáo hạn tại Ngân hàng Phát triển Việt Nam, song sẽ xin cơ chế chuyển những khoản có kỳ hạn trên một năm thành trái phiếu để hỗ hoạt động kinh doanh của LPB.
Thương vụ sáp nhập giữa Công ty Tiết kiệm Bưu điện với Ngân hàng Liên Việt được khởi động từ năm 2009, đúng một năm sau khi Liên Việt được cấp phép thành lập. Quá trình đàm phán, hoàn tất thủ tục bị kéo dài một phần do khâu định giá Công ty Tiết kiệm Bưu điện. Phó chủ tịch LPB Nguyễn Đức Hưởng cho biết Liên Việt đã trả gấp 4 lần mệnh giá để mua được Công ty Tiết kiệm Bưu điện, vượt qua 20 ứng viên khác.
Theo Vnexpress
 
Hạng D
17/12/07
3.200
64
48
- Từ nay đến cuối năm lãi suất vay có gì khả quan cho lĩnh vực vay tiêu dùng không nhỉ !
 
Hạng B2
25/3/11
409
22
18
Đứng ở góc độ KD thì đây là 1 good M&A :D Agribank có lợi thế lớn nhất là hầu như nơi nào cũng có mặt nó & có lẽ chỉ mỗi bưu điện là so sánh dc về mặt này. Riêng mạng lưới phủ sóng khắp nơi & dịch vụ chuyển tiền trong nước ngon lành như western cũng đã là điều LVB 0 thể nào xây dựng dc. :) Những vấn đề khác thì nơi nào cũng có thôi
 
Hạng F
5/3/10
6.015
36.498
113
vụ sát nhập này không bao giờ xảy ra nếu không có ý kiến chỉ đạo từ cấp cao cao tít trên cao ... không đơn thuần là M&A trên sách vở
 
Hạng F
14/5/10
6.873
4
38
Giúp cho người vùng sâu, xa có thêm sự lựa chọn ngoài Agri.
 
Hạng D
17/8/09
3.305
1.787
113
cái lợi trước mắt là đỡ nhức đầu về việc vốn điều lệ do NHNH qui định, còn sau đó lợi cho người tiêu dùng hay không thì chưa rõ
 
Hạng D
24/10/10
3.407
14.795
113
Em thì thấy đây là 1 tín hiệu tốt, ít ra về việc các ngân hàng nhỏ biết lượng sức mình để "lựa bạn cùng bàn". Liên Việt đi trước sẽ gặp nhiều khó khăn trong việc định hướng, cơ cấu ... nhưng đồng thời cũng có nhiều thuận lợi như được lựa chọn đối tác tốt, tiên phong chiếm lĩnh thị trường nông thôn ( kiểu như Viettel) ... Cái nào cũng có cái giá của nó, biết tính toán thì sẽ thành công. Em hi vọng các ngân hàng khác cũng có những chiến lược đúng. Còn về người tiêu dùng nhỏ lẻ, nếu có nhiều sự lựa chọn, thì đó sẽ là một trong những lợi thế để đàm phán, có gì mà không tốt nhỉ ? Hiện giờ đi đâu cũng chỉ Agribank, ví dụ, chỉ cần nhích ra khỏi trung tâm thành phố Cần Thơ hay Long XUyên 20km mà gặp được 1 trụ ATM của ngân hàng nào khác ngoài Agribank chắc hôm đó số em nó may mắn khủng, nên giao dịch với các khách hàng của khu vực hơi khuất chút xíu là cầm chắc mình phải giao dịch với Agribank thôi ... thử hỏi, em cũng đặt câu hỏi với họ, sao mình không làm tài khoản của Vietcombank, Đông Á, BIDV hay Techcombank để dễ thanh toán vậy ... các bác chỉ có 1 câu: có tài khoản là may lắm rồi, mấy thằng kia làm xong biết đi đâu mà rút hehe
 
Hạng D
5/4/10
1.565
14
38
Ngoài ra dạo gần đây em thấy có nhiều bác xxx khuyến nghị tinh giảm bớt số lượng NHTMCP, không biết đây có phải là tín hiệu mở đầu cho những đợt sát nhập các NHTMCP nhỏ nhỏ sắp tới không nữa.
 
Hạng B2
19/6/11
149
0
0
47
giao dịch đẹp thế còn gì các bác. giải quyết ngay tức thì bài toán mở mạng lưới, có ngay 10 ngàn điểm giao dịch đã định hình. chứ còn bây giờ mà đi xin mở từng phòng giao dịch một thì có mà hai mươi năm chưa có mạng lưới này.
 
Last edited by a moderator:
Status
Không mở trả lời sau này.