Theo quy định bây giờ thì bác phải có đơn bãi nại của bên kia bác mới được lấy xe ra. Đúng là luật VN, em bó tay, chờ các bác OS hướng dẫn chứ đi xe 4b bị thiệt thòi quá.
thanh_VLXD nói:Hồi 16h ngày 6.11.2011 tài xế xe em chạy chiếc Kia 2.5T đi giao hàng đang chạy tốc độ khoản 40-45km\h và đi đúng làn đường của xe k lấn len,có 1 chiếc Honda từ phía sau chạy tới vá định qua mặt phía bên ngoài với tố độ nhanh và do k làm chủ đc đã đụng đít vào xe của em,người chạy thì bị gảy xương vai người ngồi sau k bị gì hết,người dân chứng kiến 2 bên điều thấy và cho rằng xe Honda vượt dẩu chạy lấn tuyến đụng vào đít xe tải,lúc hay tin em vội vã đưan tiền cho Tài xế chở ngườoi bị gãy xơng vai đi bênh viện.Công an lại lập biên bản lấy lời khai và đo nồng độ cồn vì 2 người này nhậu cũng hơi nhiều,công an đem xe về đồn.Sáng hôm sau người nhà của anh chạy xe Honda lại nhà em xin hòa giải và giải quyết vấn đề em cũng k làm khó,chấp nhận lên Công an hòa giải và hỗ trợ tiền thuốc men cho ngườ đó,để lấy xe về.Nhưng khi mình lên gfặp Công an thì bên Công An nói 2 bên thương lượng có công an làm chứng thì họ lại nói rằng chồng họ làm mỗi ngày 150ngàn tiền lương và nói nế bị như vậy phải nằm nghĩ ở nhà 2 tháng mới bình phục,kếu mình phả hỗ trợ tiền lương trong 2 tháng đó và phải lo mọi tiền thuốc men hết.Em thấy vô lí quá nên k chịu,vì mình đâu có lỗi gì đâu à.
Xin hỏi,trong trường hợp này thì mình như thế nào
Thế công an họ không kết luận ai đúng ai sai hay sao hả bác?
Thật ra,em chưa hình dung ra được vấn đề.Nếu người nào vi phạm luật GTĐB mà gây tai nạn,thì người đó ngoài việc phải chấp hành các hình thức xử phạt thì còn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho phía bị nạn chứ.
Thật ra,em chưa hình dung ra được vấn đề.Nếu người nào vi phạm luật GTĐB mà gây tai nạn,thì người đó ngoài việc phải chấp hành các hình thức xử phạt thì còn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại cho phía bị nạn chứ.
Bác nên:
- Yêu cầu công an cung cấp biên bản hình ảnh giám định hiện trường lúc xảy ra tai nạn. (nếu cơ quan CA không cung cấp, hay vì lý do nào đó thì bạn cần có văn bản trả lời)
- Tìm những người chứng kiến hôm xảy ra tai nạn để đối chứng
- Chứng minh tài xế, xe bạn là đầy đủ giấy tờ hợp pháp khi điều khiển và vận hành xe
- Chứng minh thiệt hại của bạn
- Các căn cứ cho thấy bạn đang bị làm khó khăn.
- Khiếu nại với thủ trưởng cơ Quan công an nơi xử lý tai nạn (nếu chưa thỏa đáng)
- Khởi kiện tại tòa án
- Yêu cầu công an cung cấp biên bản hình ảnh giám định hiện trường lúc xảy ra tai nạn. (nếu cơ quan CA không cung cấp, hay vì lý do nào đó thì bạn cần có văn bản trả lời)
- Tìm những người chứng kiến hôm xảy ra tai nạn để đối chứng
- Chứng minh tài xế, xe bạn là đầy đủ giấy tờ hợp pháp khi điều khiển và vận hành xe
- Chứng minh thiệt hại của bạn
- Các căn cứ cho thấy bạn đang bị làm khó khăn.
- Khiếu nại với thủ trưởng cơ Quan công an nơi xử lý tai nạn (nếu chưa thỏa đáng)
- Khởi kiện tại tòa án
điểm vô lý của luật mình là vậy, cứ bị tai nạn, bất kể ai đúng ai sai, xxx đến lập biên bản là giam 2 xe về.
trường hợp này mình đi 4B, họ đi 2B thì dĩ nhiên mình thiệt, đây cũng là cớ để họ (người đi 2B + xxx) bắt chẹt 4B, nếu muốn mau lấy xe thì phải bồi thường ...
trường hợp này mình đi 4B, họ đi 2B thì dĩ nhiên mình thiệt, đây cũng là cớ để họ (người đi 2B + xxx) bắt chẹt 4B, nếu muốn mau lấy xe thì phải bồi thường ...
Xe của bác được xác định là nguồn nguy hiểm cao độ, bên kia dĩ nhiên không phải là lỗi cố ý rồi, vì vậy bác phải bồi thường.
Thật là tội cho ae đi xe 04 bánh, lại mới có thông tin HN tăng thuế trước bạ, không biết chừng nào HCMC tăng thuế đây.
Nội dung bồi thường:Trích Bộ luật dân sự 2005
Điều 623 Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.
Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải tuân thủ các quy định bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng các quy định của pháp luật.
2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì những người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
3. Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp sau đây:
a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;
b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
4. Trong trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại.
Khi chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ cũng có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.
Còn lý do tại sao như thế thì bác đừng hỏi tại sao, vì nó là thế.Điều 609 Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm
1. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.
2. Người xâm phạm sức khoẻ của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.
Thật là tội cho ae đi xe 04 bánh, lại mới có thông tin HN tăng thuế trước bạ, không biết chừng nào HCMC tăng thuế đây.
Ồ! 20 năm lái xe, mình mới biết bộ luật dân sự có nội dung này. cảm ơn bác Filterkings nhéFilterKings nói:Xe của bác được xác định là nguồn nguy hiểm cao độ, bên kia dĩ nhiên không phải là lỗi cố ý rồi, vì vậy bác phải bồi thường.
Nội dung bồi thường:Trích Bộ luật dân sự 2005
Điều 623 Bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra
1. Nguồn nguy hiểm cao độ bao gồm phương tiện giao thông vận tải cơ giới, hệ thống tải điện, nhà máy công nghiệp đang hoạt động, vũ khí, chất nổ, chất cháy, chất độc, chất phóng xạ, thú dữ và các nguồn nguy hiểm cao độ khác do pháp luật quy định.
Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải tuân thủ các quy định bảo quản, trông giữ, vận chuyển, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ theo đúng các quy định của pháp luật.
2. Chủ sở hữu nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại do nguồn nguy hiểm cao độ gây ra; nếu chủ sở hữu đã giao cho người khác chiếm hữu, sử dụng thì những người này phải bồi thường, trừ trường hợp có thoả thuận khác.
3. Chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ phải bồi thường thiệt hại cả khi không có lỗi, trừ các trường hợp sau đây:
a) Thiệt hại xảy ra hoàn toàn do lỗi cố ý của người bị thiệt hại;
b) Thiệt hại xảy ra trong trường hợp bất khả kháng hoặc tình thế cấp thiết, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
4. Trong trường hợp nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì người đang chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ trái pháp luật phải bồi thường thiệt hại.
Khi chủ sở hữu, người được chủ sở hữu giao chiếm hữu, sử dụng nguồn nguy hiểm cao độ cũng có lỗi trong việc để nguồn nguy hiểm cao độ bị chiếm hữu, sử dụng trái pháp luật thì phải liên đới bồi thường thiệt hại.
Còn lý do tại sao như thế thì bác đừng hỏi tại sao, vì nó là thế.Điều 609 Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm
1. Thiệt hại do sức khoẻ bị xâm phạm bao gồm:
a) Chi phí hợp lý cho việc cứu chữa, bồi dưỡng, phục hồi sức khoẻ và chức năng bị mất, bị giảm sút của người bị thiệt hại;
b) Thu nhập thực tế bị mất hoặc bị giảm sút của người bị thiệt hại; nếu thu nhập thực tế của người bị thiệt hại không ổn định và không thể xác định được thì áp dụng mức thu nhập trung bình của lao động cùng loại;
c) Chi phí hợp lý và phần thu nhập thực tế bị mất của người chăm sóc người bị thiệt hại trong thời gian điều trị; nếu người bị thiệt hại mất khả năng lao động và cần có người thường xuyên chăm sóc thì thiệt hại bao gồm cả chi phí hợp lý cho việc chăm sóc người bị thiệt hại.
2. Người xâm phạm sức khoẻ của người khác phải bồi thường thiệt hại theo quy định tại khoản 1 Điều này và một khoản tiền khác để bù đắp tổn thất về tinh thần mà người đó gánh chịu. Mức bồi thường bù đắp tổn thất về tinh thần do các bên thoả thuận; nếu không thoả thuận được thì mức tối đa không quá ba mươi tháng lương tối thiểu do Nhà nước quy định.
Thật là tội cho ae đi xe 04 bánh, lại mới có thông tin HN tăng thuế trước bạ, không biết chừng nào HCMC tăng thuế đây.
Last edited by a moderator: