Hiểm họa nổ đồ vật khi đỗ ôtô dưới trời nắng
Một chủ xe ở Hà Nội phát hiện chiếc bình cứu hỏa nằm ở táp-lô phía sau đã vỡ tung khi mở cửa xe vào cuối giờ làm việc.
Để xe trực tiếp dưới trời nắng lên tới 39 độC, khi hết giờ làm, chủ một chiếc sedan chứng kiến cảnh bọt trắng từ bình cứu hỏa phủ khắp ghế sau và kính hậu do bình bị nổ. Hơi nóng trong ca-bin làm tăng áp suất các chất trong bình cứu hỏa khiến nó nổ tung.
Không chỉ bình cứu hỏa. Lon nước ngọt có ga hay bật lửa cũng là vật dễ nổ khi để trong ca-bin kín khi trời nắng. Anh Minh Chính (Hà Nội) vào năm 2014 cũng từng bị nổ bật lửa ga, mảnh vỡ tung tóe, sau một ngày để ô tô dưới trời nắng gắt 38 độC. Rất nhiều tài xế khác cũng chia sẻ kinh nghiệm nổ bật lửa, trên các group chuyên về ôtô.
Hiện tượng kích nổ các vật đựng chất lỏng kín trong mùa hè là khá phổ biến. Những cảnh báo về việc đừng bao giờ để đồ dễ tăng áp suất trong xe đã được các chuyên gia khuyến cáo từ rất lâu. Một chủ xe ở Glendale, Arizona, Mỹ, từng cắm thiết bị sạc thuốc lá điện tử eGo ở đầu mồi thuốc lá trên xe từ đầu giờ sáng vào một ngày cuối tháng 4/2013. Khi quay lại, phần pin lithium đã nổ tung, bắn ra ghế sau và gây cháy, theo
CBS 5.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0]
{tbody}
{tr}
{td}
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}
Ghế sau xe bốc cháy khi pin phát nổ và bắn ra sau. Ảnh:
Glendale Fire Department.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Ngày hôm đó ở Glendale, nhiệt độ khoảng 30 độC. Mức này vẫn chưa "đạt chuẩn" nóng ở Arizona, nhưng sức nóng kết hợp với không gian kín và pin đang sạc chắc chắn là thứ khiến người khác nên tránh xa. Dù trường hợp kể trên được dập lửa kịp thời và không ai bị thương, nhưng mùi khó chịu sẽ còn ám lại trong cabin xe một thời gian dài.
Dưới cái nóng có thể lên tới 60 độ C hoặc hơn ở bảng táp-lô và trong xe, bật lửa, bình phun hoặc xịt có thể nổ, đồ trang điểm bị nóng chảy, dung dịch tẩy móng tay có thể phát lửa... Những sản phẩm khác như bút chì, socola hoặc kẹo, son môi... đều có thể bị giảm chất lượng.
Ngoài việc khiến một số đồ vật có thể gây nổ, nhiệt độ trong xe dưới trời nắng có thể khiến các thành phần trong những viên thuốc nén, viên nhộng có bị thay đổi làm thuốc trở nên vô tác dụng hoặc thậm chí gây nguy hiểm tới người dùng.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0]
{tbody}
{tr}
{td}
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}
Chiếc bình vệ sinh 3M nổ tung và găm vào ghế sau trên một chiếc xe tại Mỹ. Ảnh:
National Safety.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Đỗ xe dưới bóng râm nếu có thể. Nếu không nên che xe bằng các tấm che hoặc bạt phủ chuyên dụng. Hiện trên thị trường Việt Nam có bán loại bạt chống nóng cho xe hơi với mức giá khoảng 750.000 đồng với 3 loại dành riêng cho xe sedan, hatchback và xe cỡ lớn.
(VN Express)