Bác mô tả hơi sơ lược nên anh em cũng chỉ đoán mò để bác tham khảo .
HT trợ lái điện nói chung rơi vào hai kiểu phổ biến :
Một là Moteur trợ lực gắn nơi trụ tay lái , hệ thống này nói đúng ra thì hơi cổ xưa , trục trặc nhiều và coi như không thể có đồ thay thế , được cái là gọn và dễ chỉnh hơn so với hệ thống thứ hai dưới đây
-Hệ thống trợ lái có Moteur trợ lực gắn ngay thước lái , hoặc là trục của Moteurr nó nằm vuông góc , hoạc là nó nằm song song với trụ thước lái , HT này hoạt động phổ biến , hữu hiệu và tin cậy hơn HT nói trên .
Xe của bác có thể thuọc vào loại có HT trợ lực thứ hai , nếu đã tháo rã một lần , bác hẳn có lưu tâm tới một thiết bị được ăn khớp với trụ tay lái , nó cùng với hộp chia tín hiêu thường là nguyên nhân gây ra trục trặc cho HT lái trợ lực điện . Một cơ cấu có mâm xoay ở đó vừa đóng vai trò ghi nhận chuyển vị của tay lái để đưa điện áp với chiều phù hợp vàp Môteur trợ lực , nhưng ý nghĩa thứ hai cũng cực kỳ quan trọng là nó còn dựa vào chuyển vị giữa hai mặt đĩa để xác định Moment xoán mà người lái tác động lên vôlang , nhờ vào cơ cấu lò xo phản hồi hay một thứ tương tự mà hai mặt đĩa chuyển vị ít nhiều theo lực tác động lên tay lái , do vậy , nếu khi lắp cơ phận này , do sơ ý hay lưu tâm khong đúng mức , bạn vô tình tạo ra lực ép ban đầu hay một chuyẻn vị từ vị trí 0 thì HT trợ lực của bạn bị kích hoạt ngay cả khi bạn chưa đụng tới tay lái và hệ quả là bạn nhận được những gì tương tự như bệnh tình đã môt tả ở trên.
Bạn hay kiểm tra lại cơ cấu cảm biến xoay vừa mô tả ở trên , đồng thời kiểm tra điện áp ở Moteur trợ lực khi tay lái thẳng , để xác nhận sự cân bằng của nó khi ở trạng thái nghỉ.
Việc chạy nhanh càng nặng lái không lạ , đó là do tác dụng cua nguyên lý Varian , tự động thay đổi tỷ số truyền đến thước lái dựa theo biến thiên tốc độ , khi HT trợ lái điện tê liệt , tỷ số này trở về chuẩn thông lệ .