Khẩu (Aperture) là thông số rất quen thuộc với các nhà nhiếp ảnh. Aperture + Shutter Time + ISO quyết định độ sáng tối của một bức ảnh.
Trong VD dưới đây, giả sử rằng ISO và Shutter time không thay đổi, các bác có thể thấy độ sáng tối khác nhau của các bức ảnh.
Ở đây, các con số f/1.4, f/2, f/2.8 có vẻ không "chẵn", vì nó được tính theo bội số của căn bậc 2 của 2 (1.1412). Cứ mỗi nấc thì diện tích khẩu mở tăng gấp đôi, đồng nghĩa với lượng sáng tăng gấp đôi
<span style=""background-color: #ffff00;"">
Ngoài ra, do các yếu tố quang học, việc đóng mở khẩu còn ảnh hưởng mạnh tới "độ sâu trường ảnh" - DOF (Depth of Field)</span>
Khẩu mở càng lớn thì DOF càng mỏng, và ngược lại.
Vì lý do đó, khi chụp hình phong cảnh, người ta thường ưu tiên đóng khẩu nhỏ lại, để đạt được độ sâu trường ảnh lớn nhất, nhằm có kết quả là tấm ảnh phong cảnh rất nét từ gần cho đến xa.
<span style=""color: #ff0000;"">
Nhưng không có nghĩa rằng cứ thích nét sâu là đóng khẩu thoải mái đến hết cỡ của ống (F16-F22). Đây là sai lầm thường thấy của nhiều người.</span>
Ống kính là thiết bị quang học, khi đóng khẩu quá nhỏ, xuất hiện hiện tượng "nhiễu xạ ánh sáng" - Diffraction of Light. Dẫn đến kết quả là các pixel trong tấm ảnh không được nét.
Theo tính toán thì với diện tích Sensor của máy Canon 20D (6.3 MP) thì chỉ nên khép đến khẩu F12 để tránh nhiễu xạ, sensor 40D cùng kích thước nhưng mật độ pixel dầy hơn (10MP) thì chỉ nên khép đến khẩu F10, tương tự vậy thì các sensor sau này có mật độ cao hơn thì càng chóng bị nhiễu xạ hơn. (Khẩu 8-9)