Số tự động không 'ăn' xăng hơn số sàn
Những ưu điểm trong thiết kế giúp số tự động tiết kiệm nhiên liệu hơn số sàn khi đi trong điều kiện xe đỗ, dừng liên tục. Tuy nhiên, trên đường trường số sàn lại lợi thế hơn.
Có phải xe số sàn tiết kiệm nhiên liệu hơn số tự động? Hầu hết mọi người sẽ trả lời "đúng". Tuy nhiên, bạn cần phải nhìn nhận ở các góc độ để có thể ra quyết định chính xác nhất khi mua xe.
Định kiến xe số tự động "ăn xăng" hơn bắt nguồn từ việc động cơ mất năng lượng vận hành bơm thủy lực, có vai trò cung cấp áp lực dầu để tác động vào các ly hợp bên trong. Trong khi đó, hộp số sàn không có bơm mà chỉ cần ly hợp nằm giữa động cơ và hệ truyền động. Ly hợp hoạt động theo lực đẩy chân tài xế, vì vậy, tiết kiệm năng lượng hơn.
Cơ cấu số tự động trên Toyota Camry 2007. Ảnh: T.N.
Cơ cấu số tự động trên Toyota Camry 2007. Ảnh: T.N.
Hộp số tự động còn có bộ biến mô, cho phép xe dừng trong khi vẫn cài số và không cần tắt máy. Bộ biến mô nối động cơ với hệ truyền động bằng cách tác động dòng chất lỏng từ mặt này sang mặt khác trong hộp biến mô. Khi vận hành, hiện tượng "trượt" có thể xảy ra khiến hiệu suất sử dụng năng lượng bị giảm. Các loại biến mô hiện đại đều có cơ cấu nối ly hợp, nhằm tránh hiện tượng trượt trong biến mô khi xe di chuyển và chuyển sang số cao hơn. Nhờ cơ cấu này, biến mô có hiệu quả không kém gì ly hợp ma sát trên hộp số sàn.
Nhiều người mặc định rằng xe số sàn luôn tiết kiệm xăng hơn. Điều này phụ thuộc vào điều kiện lái. Chẳng hạn như đi quanh thành phố. Sau khi dừng đèn đỏ, tài xế xe số sàn phải nhả côn một cách nhẹ nhàng để xe lăn bánh. Nhằm giúp xe di chuyển dễ dàng, các hãng ôtô thiết kế tỷ số truyền thấp để mô-men xoắn tăng thêm nhiều lần và ly hợp trượt càng ít càng tốt. Tỷ số truyền thấp giúp xe tăng tốc tốt nhưng vòng tua động cơ cao, khiến nó tiêu hao nhiều nhiên liệu.
Kết cấu hộp số tự động trên chiếc Mercedes CLK. Ảnh: Howstuffworks.
Kết cấu hộp số tự động trên chiếc Mercedes CLK. Ảnh: Howstuffworks.
Trong khi đó ở hộp số tự động, bộ biến mô trợ giúp xe di chuyển. Bằng cách thiết kế góc của các cánh, nhà sản xuất có thể tăng 2 lần mô-men xoắn vào thời điểm xe bắt đầu di chuyển. Với mức tăng này, hộp số không cần đưa về tỷ số truyền thấp như số sàn, do đó động cơ chạy ở vòng tua thấp và tiết kiệm nhiên liệu hơn. Ngoài ra, số tự động còn tự động chuyển số phù hợp với tốc độ trong khi tài xế đi xe số sàn thường sang số vào lúc vòng tua máy cao quá mức cần thiết. Do đó cũng hao xăng hơn.
Các số liệu của hội Natural Resources Canada đưa ra cho thấy xe số tự động thường tiêu hao ít nhiên liệu hơn nếu đi trong thành phố.
Trên đường trường, xe số sàn tiết kiệm xăng hơn. Tuy nhiên, điều này thay đổi nếu hộp số tự động có nhiều cấp. Nếu có cùng số cấp thì số tự động sẽ tiết kiệm hơn, do tỷ số truyền cuối của số sàn thấp nên động cơ phải làm việc nhiều hơn.
Kết cấu bộ biến mô trên hộp số tự động. Ảnh: Wikipedia.
Kết cấu bộ biến mô trên hộp số tự động. Ảnh: Wikipedia.
Nếu có cùng tỷ số truyền cuối thì hộp số sàn sẽ tiết kiệm hơn.
Với những đặc điểm trên, có thể nhận ra không loại hộp số nào ưu việt hơn hẳn. Chúng luôn có ưu và nhược điểm. Với nhiều tác nhân như số cấp, tỷ số truyền cuối, phong cách lái, trọng lượng xe (số tự động thường nặng hơn) thì để kết luận cái nào hơn cái nào là điều rất khó khăn.
Một kết quả khả dĩ nhất là số tự động ngày càng hiệu quả không kém số sàn. Thậm chí một vài trường hợp còn hơn về độ tiết kiệm nhiên liệu.
Một nhân tố nữa để bạn tham khảo là hộp số sàn thường hay mòn và giá sửa chữa đắt hơn. Vì vậy, có thể tiết kiệm xăng nhưng tốn những thứ khác thì kết quả cuối cùng vẫn gần như nhau.
các bác vào trang nay nhé
http://xe360.vn/tu-van/kinh-nghiem/So-tu-dong-khong-an-xang-hon-so-san/2143/