Chủ đề tương tự
RE: Các biểu tượng ở xe cổ - nhiều cái lạ quá trời
hì[cực kì đẹp và công phu.Cảm ơn pác để em pổ sung vào kho logo ,em nghĩ phải có nhửng chiếc gọi là hầm hố hoặc đặc trưng lắm mới hợp cho các logo này
hì[cực kì đẹp và công phu.Cảm ơn pác để em pổ sung vào kho logo ,em nghĩ phải có nhửng chiếc gọi là hầm hố hoặc đặc trưng lắm mới hợp cho các logo này
RE: Các biểu tượng ở xe cổ - nhiều cái lạ quá trời
Có những mẫu xe đã ngưng sản xuất rồi nên cũng khó xác định được là xe gì, Em chỉ mê nhất là nữ thần của Rolls Royce
Có những mẫu xe đã ngưng sản xuất rồi nên cũng khó xác định được là xe gì, Em chỉ mê nhất là nữ thần của Rolls Royce
RE: Các biểu tượng ở xe cổ - nhiều cái lạ quá trời
Xin góp một bài về biểu tuợng và logo v71i anh em
Spirit of Ecstasy - biểu tượng của Rolls-Royce
Spirit of Ecstasy.
Đây là biểu tượng nổi tiếng tô điểm cho một trong những nhãn hiệu xe hơi sang trọng nhất. Được thiết kế bởi Charles Robinson Sykes, Spirit of Ecstasy là vật trang điểm trên mũi các xe Rolls-Royce suốt từ năm 1911.
Biểu tượng này lấy nguyên mẫu từ một người phụ nữ có sắc đẹp mê hồn, thông tuệ và hài hước, nhưng địa vị xã hội ngăn cản cô lấy người mình yêu. Mối tình của Eleanor Velasco Thornton và John Walter Edward-Scott-Montagu, thuộc dòng dõi quý tộc Anh quốc, kéo dài một cách bí mật trong hơn 10 năm nhờ sự thận trọng tuyệt đối của đôi tình nhân. John Scott, thừa hưởng tước hiệu của cha mình, là một người đi tiên phong trong việc cổ động phát triển ngành công nghiệp ôtô ở xứ sở sương mù. Từ năm 1902, ông giữ cương vị biên tập của tạp chí Xe hơi. Eleanor Thornton là thư ký của Scott. Bạn bè đều vờ như không biết mối quan hệ gần gũi giữa 2 người.
Montagu đặt hàng nhà điêu khắc Charles Robinson Sykes, bạn ông, một biểu tượng đặc biệt để gắn lên chiếc xe riêng Rolls Royce Silver Ghost. Bức tượng nhỏ mô tả một phụ nữ trẻ, vạt áo bay trong gió, vươn mình về phía trước, với ngón tay trỏ đặt trên môi. Tác giả đã chọn chính Eleanor Thornton làm người mẫu và đặt tên cho cho tác phẩm của mình là Whisper (Lời thì thầm). Bức tượng nhỏ gắn trên mũi xe đã mau chóng trở thành một thứ mốt thời thượng. Rất nhiều khách hàng của Rolls-Royce bắt chước Montagu, nhưng lại chọn những chủ đề phóng túng hơn nhiều, thậm chí thô tục.
Noi gương Montagu, lãnh đạo hãng Roll-Royce yêu cầu Charles Sykes tạo ra một biểu tượng có thể tô điểm cho bất kỳ chiếc Rolls-Royce Silver Ghost nào. Tháng 2/1911, Spirit of Ecstasy ra mắt và ngay lập tức người ta nhận thấy nó là một bản sao của Whisper. Không có gì ngạc nhiên về sự tương đồng giữa 2 biểu tượng này, khi biết rằng cả 2 lần, người mẫu mà Sykes lựa chọn đều là Thornton.
Spirit of Ecstasy được chế tạo bằng một phương pháp cổ xưa là đổ khuôn sáp ong, dẫn đến kết quả không có biểu tượng nào giống nhau tuyệt đối. Sykes, với sự trợ giúp của con giá ông là Jo, đảm trách việc sản xuất Spirit of Ecstasy trong nhiều năm. Ở chân mỗi sản phẩm, ông cho khoan dòng chữ “Charles Sykes, February 1911″ hoặc “Feb 6, 1911″, đôi khi chỉ đơn giản là “6.2.11″. Năm 1948, công việc được giao lại cho Rolls-Royce nhưng các biểu tượng vẫn tiếp tục được đánh dấu như thế cho tới năm 1951.
Trong khoảng thời gian từ 1911 tới 1914, Spirit of Ecstasy được mạ bạc, dẫn tới sự nhầm tưởng rằng nó làm từ kim loại quý và trở thành món mồi cho những tay chôm chỉa. Bức điêu khắc này đã đứng vững ở vị trí ban đầu của nó cho tới tận ngày nay, trên các kiểu xe hiện đại như chiếc Rolls-Royce Phantom, kích thước nhỏ hơn, bằng hợp kim mạ kền.
Chiếc Rolls-Royce Silver Ghost sản xuất năm 1910.
Qua nhiều năm, bức tượng nhỏ của Sykes đã có nhiều thay đổi. Trên những xe Rolls-Royce chế tạo tại nhà máy ở Springfield, Mỹ, biểu tượng này vươn mình nhiều hơn về phía trước, tránh làm vướng nắp ca-pô khi mở lên. Bản thân Royce, người sáng lập ra hãng xe không thích Spirit of Ecstasy, ông cho rằng nó chỉ làm một món đồ trang sức rẻ tiền, chạy theo mốt. Royce phàn nàn bức tượng nhỏ này làm vướng tầm nhìn phía trước. Việc hãng xe hơi Anh đặt hàng biểu tượng này diễn ra trong lúc Royce đang nghỉ ốm. Chính vì vậy, riêng những chiếc xe chính hãng do Royce sở hữu không hề xuất hiện biểu tượng Spirit of Ecstasy.
Vào cuối thập kỷ 20, thiết kế kiểu mới làm thân xe hơi được hạ thấp hơn. Royce nhanh chóng nghĩ đến việc tạo ra một biểu tượng Spirit of Ecstasy thấp hơn. Sykes đã đáp ứng được yêu cầu này với một bức tượng có chân quỳ. Sau Thế chiến II, nó được sử dụng cho các xe Silver Wraith và Silver Dawn. Tuy nhiên, tất cả những mẫu sau đó đều trở lại với biểu tượng cũ, có kích thước giảm xuống đáng kể.
Thuật ngữ Spirit of Ecstasy không phổ biến bằng cái tên Emily, còn người Mỹ thường gọi là Silver Lady hay Flying Lady.
Vào 1920, Roll-Royce mang Spirit of Ecstasy đến Paris tham dự một cuộc thi các biểu tượng được yêu thích nhất trên thế giới. Bức tượng Spirit of Ecstasy mạ vàng đã mang lại cho hãng vị trí số một. Kể từ đó, các phiên bản mạ vàng của Spirit of Ecstasy trở thành một trong những lựa chọn dành cho khách hàng.
Tại một số nước, quy định về an toàn không cho phép xe Rolls-Royce xuất hiện với biểu tượng của nó. Người ta cho rằng Spirit of Ecstasy, bằng kim loại, nhô lên từ mũi xe, có thể gây nguy hiểm cho người khác khi gặp tai nạn. Vì vậy, ở Thụy Sĩ nửa cuối thập kỷ 70, khách hàng của Rolls-Royce nhận được xe của mình với bức tượng nhỏ được gói cẩn thận đặt trong xe. Vấn đề chỉ được giải quyết khi các biểu tượng Silver Spirit và Silver Spur ra mắt.
Eleanor Thorton không được chứng kiến sự thành công mà bức tượng lấy nguyên mẫu từ bà mang lại. Ngày 30/12/1915, con tàu chở Eleanor Thorton bị trúng ngư lôi của tàu ngầm Đức gần đảo Crete, khi đang trên đường tới Ấn Độ. Đi cùng với Thorton lúc đó có Ngài Montagu, người chuẩn bị tới nhậm chức tại thuộc đia của nước Anh. Tuy nhiên, Montagu đã sống sót, được một con tàu vớt lên sau đó vài ngày. Trên hành trình trở về nước Anh, Montagu đọc được lời cáo phó của ông đăng trên báo.
Theo: VnExpress
Xin góp một bài về biểu tuợng và logo v71i anh em
Spirit of Ecstasy - biểu tượng của Rolls-Royce
Spirit of Ecstasy.
Đây là biểu tượng nổi tiếng tô điểm cho một trong những nhãn hiệu xe hơi sang trọng nhất. Được thiết kế bởi Charles Robinson Sykes, Spirit of Ecstasy là vật trang điểm trên mũi các xe Rolls-Royce suốt từ năm 1911.
Biểu tượng này lấy nguyên mẫu từ một người phụ nữ có sắc đẹp mê hồn, thông tuệ và hài hước, nhưng địa vị xã hội ngăn cản cô lấy người mình yêu. Mối tình của Eleanor Velasco Thornton và John Walter Edward-Scott-Montagu, thuộc dòng dõi quý tộc Anh quốc, kéo dài một cách bí mật trong hơn 10 năm nhờ sự thận trọng tuyệt đối của đôi tình nhân. John Scott, thừa hưởng tước hiệu của cha mình, là một người đi tiên phong trong việc cổ động phát triển ngành công nghiệp ôtô ở xứ sở sương mù. Từ năm 1902, ông giữ cương vị biên tập của tạp chí Xe hơi. Eleanor Thornton là thư ký của Scott. Bạn bè đều vờ như không biết mối quan hệ gần gũi giữa 2 người.
Montagu đặt hàng nhà điêu khắc Charles Robinson Sykes, bạn ông, một biểu tượng đặc biệt để gắn lên chiếc xe riêng Rolls Royce Silver Ghost. Bức tượng nhỏ mô tả một phụ nữ trẻ, vạt áo bay trong gió, vươn mình về phía trước, với ngón tay trỏ đặt trên môi. Tác giả đã chọn chính Eleanor Thornton làm người mẫu và đặt tên cho cho tác phẩm của mình là Whisper (Lời thì thầm). Bức tượng nhỏ gắn trên mũi xe đã mau chóng trở thành một thứ mốt thời thượng. Rất nhiều khách hàng của Rolls-Royce bắt chước Montagu, nhưng lại chọn những chủ đề phóng túng hơn nhiều, thậm chí thô tục.
Noi gương Montagu, lãnh đạo hãng Roll-Royce yêu cầu Charles Sykes tạo ra một biểu tượng có thể tô điểm cho bất kỳ chiếc Rolls-Royce Silver Ghost nào. Tháng 2/1911, Spirit of Ecstasy ra mắt và ngay lập tức người ta nhận thấy nó là một bản sao của Whisper. Không có gì ngạc nhiên về sự tương đồng giữa 2 biểu tượng này, khi biết rằng cả 2 lần, người mẫu mà Sykes lựa chọn đều là Thornton.
Spirit of Ecstasy được chế tạo bằng một phương pháp cổ xưa là đổ khuôn sáp ong, dẫn đến kết quả không có biểu tượng nào giống nhau tuyệt đối. Sykes, với sự trợ giúp của con giá ông là Jo, đảm trách việc sản xuất Spirit of Ecstasy trong nhiều năm. Ở chân mỗi sản phẩm, ông cho khoan dòng chữ “Charles Sykes, February 1911″ hoặc “Feb 6, 1911″, đôi khi chỉ đơn giản là “6.2.11″. Năm 1948, công việc được giao lại cho Rolls-Royce nhưng các biểu tượng vẫn tiếp tục được đánh dấu như thế cho tới năm 1951.
Trong khoảng thời gian từ 1911 tới 1914, Spirit of Ecstasy được mạ bạc, dẫn tới sự nhầm tưởng rằng nó làm từ kim loại quý và trở thành món mồi cho những tay chôm chỉa. Bức điêu khắc này đã đứng vững ở vị trí ban đầu của nó cho tới tận ngày nay, trên các kiểu xe hiện đại như chiếc Rolls-Royce Phantom, kích thước nhỏ hơn, bằng hợp kim mạ kền.
Chiếc Rolls-Royce Silver Ghost sản xuất năm 1910.
Qua nhiều năm, bức tượng nhỏ của Sykes đã có nhiều thay đổi. Trên những xe Rolls-Royce chế tạo tại nhà máy ở Springfield, Mỹ, biểu tượng này vươn mình nhiều hơn về phía trước, tránh làm vướng nắp ca-pô khi mở lên. Bản thân Royce, người sáng lập ra hãng xe không thích Spirit of Ecstasy, ông cho rằng nó chỉ làm một món đồ trang sức rẻ tiền, chạy theo mốt. Royce phàn nàn bức tượng nhỏ này làm vướng tầm nhìn phía trước. Việc hãng xe hơi Anh đặt hàng biểu tượng này diễn ra trong lúc Royce đang nghỉ ốm. Chính vì vậy, riêng những chiếc xe chính hãng do Royce sở hữu không hề xuất hiện biểu tượng Spirit of Ecstasy.
Vào cuối thập kỷ 20, thiết kế kiểu mới làm thân xe hơi được hạ thấp hơn. Royce nhanh chóng nghĩ đến việc tạo ra một biểu tượng Spirit of Ecstasy thấp hơn. Sykes đã đáp ứng được yêu cầu này với một bức tượng có chân quỳ. Sau Thế chiến II, nó được sử dụng cho các xe Silver Wraith và Silver Dawn. Tuy nhiên, tất cả những mẫu sau đó đều trở lại với biểu tượng cũ, có kích thước giảm xuống đáng kể.
Thuật ngữ Spirit of Ecstasy không phổ biến bằng cái tên Emily, còn người Mỹ thường gọi là Silver Lady hay Flying Lady.
Vào 1920, Roll-Royce mang Spirit of Ecstasy đến Paris tham dự một cuộc thi các biểu tượng được yêu thích nhất trên thế giới. Bức tượng Spirit of Ecstasy mạ vàng đã mang lại cho hãng vị trí số một. Kể từ đó, các phiên bản mạ vàng của Spirit of Ecstasy trở thành một trong những lựa chọn dành cho khách hàng.
Tại một số nước, quy định về an toàn không cho phép xe Rolls-Royce xuất hiện với biểu tượng của nó. Người ta cho rằng Spirit of Ecstasy, bằng kim loại, nhô lên từ mũi xe, có thể gây nguy hiểm cho người khác khi gặp tai nạn. Vì vậy, ở Thụy Sĩ nửa cuối thập kỷ 70, khách hàng của Rolls-Royce nhận được xe của mình với bức tượng nhỏ được gói cẩn thận đặt trong xe. Vấn đề chỉ được giải quyết khi các biểu tượng Silver Spirit và Silver Spur ra mắt.
Eleanor Thorton không được chứng kiến sự thành công mà bức tượng lấy nguyên mẫu từ bà mang lại. Ngày 30/12/1915, con tàu chở Eleanor Thorton bị trúng ngư lôi của tàu ngầm Đức gần đảo Crete, khi đang trên đường tới Ấn Độ. Đi cùng với Thorton lúc đó có Ngài Montagu, người chuẩn bị tới nhậm chức tại thuộc đia của nước Anh. Tuy nhiên, Montagu đã sống sót, được một con tàu vớt lên sau đó vài ngày. Trên hành trình trở về nước Anh, Montagu đọc được lời cáo phó của ông đăng trên báo.
Theo: VnExpress