nai confirmed
Hạng D
3/5/08
1.479
3.906
113
Ở động cơ xe hơi có nhiều đường áp thấp. Công dụng của mỗi đường áp thấp phục vụ cho 1 chức năng nào đó của xe. Ví dụ có đường áp thấp phục vụ cho bù ga máy lạnh; có đường áp thấp phục vụ cho trợ lực thắng,...
Em thì không rành tất cả các đường áp thấp của động cơ và chức năng của các đường áp thấp này.
Có bác nào rành mô tả giúp em.
Nhưng có 1 điều vô cùng quan trọng:
Các đường áp thấp này khi không duy trì áp thấp tuyệt đối thì sẽ ảnh hưởng đến công suất và khả năng vận hành của động cơ.
Tức khi ấy động cơ sẽ không hoạt động ở mức tối ưu mà nó vốn có.
Kinh nghiệm của bản thân cho em rút ra bài học này. Không biết có đúng không?
 
nai confirmed
Hạng D
3/5/08
1.479
3.906
113
Em thấy chẳng có bác nào quan tâm đến chuyện này.
Chắc các bác nghĩ chuyện này nhỏ như ...con thỏ nên chẳng quan tâm ráo trọi!
Em xin thưa:
Khi động cơ hoạt động không ổn định máy không bốc mà các bác cứ đè xăng, đè lửa ra mà chỉnh chọt, chọc ngoáy mà không để ý đến các đường áp thấp thì ... thật là 1 thiếu sót lớn đó các bác!
Em chỉ muốn khuyên các bác để ý đến nó thôi. Mà các bác không thèm để ý thì ... chỉ một mình em để ý đến nó vậy. Hi Hi!
m16.gif
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
7/3/09
2.274
1.819
113
bác nên nói rõ hơn áp thấp là cái gì áp thấp" hỗn hợp xăng+ air " thấp hay cái mô thấp
 
Hạng C
13/3/07
822
3
18
www.otosaigon.com
nai nói:
Em thấy chẳng có bác nào quan tâm đến chuyện này.
Chắc các bác nghĩ chuyện này nhỏ như ...con thỏ nên chẳng quan tâm ráo trọi!
Em xin thưa:
Khi động cơ hoạt động không ổn định máy không bốc mà các bác cứ đè xăng, đè lửa ra mà chỉnh chọt, chọc ngoáy mà không để ý đến các đường áp thấp thì ... thật là 1 thiếu sót lớn đó các bác!
Em chỉ muốn khuyên các bác để ý đến nó thôi. Mà các bác không thèm để ý thì ... chỉ một mình em để ý đến nó vậy. Hi Hi!
m16.gif

Thú thật là đọc bài của bác em cũng ko hiểu lắm, áp thấp là phải của cái gì chứ ????
Thế còn bác nhắc đến chỉnh xăng lửa thì chắc là là xe dùng CHK rồi.
Theo em biết các xe phun xăng điện tử muốn can thiệp phải vào hãng, dùng phần mềm ....
Mong bác nói rõ thêm và cho ít Pic thì càng tốt, để anh em học hỏi thêm
m16.gif
m16.gif
m16.gif
 
Hạng D
28/7/08
2.279
3.718
113
nai nói:
Em thấy chẳng có bác nào quan tâm đến chuyện này.
Chắc các bác nghĩ chuyện này nhỏ như ...con thỏ nên chẳng quan tâm ráo trọi!
Em xin thưa:
Khi động cơ hoạt động không ổn định máy không bốc mà các bác cứ đè xăng, đè lửa ra mà chỉnh chọt, chọc ngoáy mà không để ý đến các đường áp thấp thì ... thật là 1 thiếu sót lớn đó các bác!
Em chỉ muốn khuyên các bác để ý đến nó thôi. Mà các bác không thèm để ý thì ... chỉ một mình em để ý đến nó vậy. Hi Hi!
m16.gif

Thực sự là cái bác viết nó "trí tuệ" quá - em không hiểu! [8|]

Cám ơn bác, em sẽ lưu ý sau này.
Nếu bác, bằng một cách nào đó, giải thích kỹ hơn thì nhiều OSer, như em, mới tham gia được! :D
 
Hạng F
14/9/04
9.914
30.186
113
Q3

Bác đề cập tới áp thấp, tức là...hệ thống ống hơi ( Vacuum system ) phải hông .
Đơn giản vô cùng, làm ơn check các ống hơi thuờng xuyên đảm bảo cho nó không xì .
Áp tai gần máy , intake, có tiếng kêu lạ xì xì thì coi ống nào xì thì thay liền. Chỉ sợ họ Honda 9x có cả chục ống hehe
 
nai confirmed
Hạng D
3/5/08
1.479
3.906
113
XIn lỗi nếu như cách hành văn của em chưa được rõ ràng nên 1 số bác chưa hiểu hết ý của bài em viết.
Cụ thể là:
- Khi động cơ (ĐC) hoạt động về nguyên tắc tất cả các lỗ ngay cổ hút phải được bịt kín để đảm bảo hổn hợp xăng và không khí là luôn đúng tỷ lệ và đủ cho trạng thái (điều kiện) ĐC đang vận hành.
- Để "tận dụng" tình trạng hút với áp lực rất cao này, nhà chế tạo ĐC đã "dùi" lủng 1 số lỗ để sử dụng nó vào các mục đích khác nhau. Hiện tại em chỉ mới tìm ra và hiểu được mới có 2 mục đích đó là:
1. 1 lổ để hút cái bù ga (khi hút mạnh thì tạo lực đẩy cái bù ga làm tua máy cao hơn để bù cho công suất bị tiêu hao do lốc máy lạnh ở trạng thái bật.
2. 1 lỗ (và lỗ này là hút mạnh nhất) để gắn vào cái xẹt - vô (servo - master) là cái tạo áp suất cực thấp nhằm trợ lực thắng.
3. ... em không biết ... nhờ các bác chỉ dùm.
m16.gif

4.....em không biết ... nhờ các bác chỉ dùm.
m16.gif

.................................................................
m16.gif

Vậy thì các lỗ hút này không kín hoặc vì lý do nào đó nó không duy trì thường xuyên lực hút tuyệt đối thường xuyên và liên tục thì sẽ ảnh hưởng đến công suất & sự vận hành của ĐC bởi: 1 số không khí đã đường đột chui vào cổ hút - thế là xăng và không khí đã không còn là tối ưu rồi - ĐC sẽ cà giựt và ỳ ra liền.
- Có 1 điều mà chúng ta thường không để ý và chủ quan ở chổ: Nó không cà giựt hoặc nặng máy hoặc ỳ ỳ ra ngay tắp lự.
Nó xãy ra 1 cách từ từ, chậm rãi mỗi ngày 1 ít thậm chí rất là ...rất ít. Cho nên ta sẽ không cảm nhận ngay để mà phát hiện và xử lý kịp thời.
Thế là xe chạy không bốc, máy nóng, luôn ở trong tình trạng không ổn định và thiếu xăng.
Thế là xem bu gi, kiểm tra dây cao áp, rồi thì là....v.v,
Đến đây chắc là các bác hiểu ý em rồi.
Đó là cái xẹt-vô! (Và cũng có thể 1 vài ống nào đó trong các ống tạo áp lực hút bị lổ mọt chẵng hạn)
Khi nó không kín thì sẽ có 1 phần không khí lọt vào cổ hút mà ta không để ý.
Đó cũng chính là lời khuyên của em. Khi gặp tình trạng như em mô tả hãy kiểm tra để bảo đảm rằng xet-vô của mình đang trong tình trạng tốt nhất (bởi cái này là lớn nhất). Sau đó rồi hãy kiểm tra các món khác.
Em chỉ rành có 2 cái lổ này thôi. Có bác nào biết cái lổ nào khác và công dụng của nó thì chỉ thêm dùm.
Cám ơn các bác đã quan tâm.
Em xin nói thêm, đây không phải là chuyên môn của em vì vậy các bác thông thái về chuyện này thông cảm nếu em nói không đúng.
 
Hạng F
14/9/04
9.914
30.186
113
Q3
Ống servo to chù dù ( 16 ) khó xì lắm
Nếu xì biết ngay - chưa thắng cũng biết - ralentie thất thuờng ngay
Hổng tin bác disconenct ra đi thấy liền
xe em mà hở cồ hút ( intake) đèn check engine báo liền vì có 1 cái sensor đo gió ngay cổ hút
 
nai confirmed
Hạng D
3/5/08
1.479
3.906
113
@tvson: Xe nào, dù CHK hay phun ĐT mà lại không cần xăng & lửa hả bác?
@corolla95:
- Nếu rút ống ra thì tắt máy rồi còn gì để mà coi?
m9.gif

- Khác với áp lực dương: khi xì ta dễ biết bởi ... nó có tiếng xì xì
m9.gif

- Còn áp lực âm khó biết hơn bởi nó hút vào chứ không phải xì ra cho ta thấy.
- Ống servo nếu có bị lủng chỉ là lổ mọt nếu tinh ý thì cũng dễ nhận biết. Nhưng với lổ mọt này thì sẽ có ảnh hưởng đến ĐC. Vì nhỏ nên cũng khó nhận biết. Còn bị ngay chính servo mà lại bị từ từ, rò với 1 lượng không khí nhỏ thì khó nhận biết. Ví dụ: với ga ren ti, giả sử chuẩn của nó bằng 0, khi thay đổi ở cấp độ 10 - ta biết, nhưng thay đổi ở cấp độ 1, 2 thì khó mà nhận ra được.
- Kiểm tra servo có bị rò (khác với xì) hay không thì chỉ có đồng hồ mới kiểm tra được.