Hệ thống điều hòa trên xe ô tô là một trong nhiều tiêu chí mà người mua cân nhắc khi lựa chọn một chiếc xe. Chúng ta sẽ nghe qua những kiểu hệ thống điều hòa từ điều hòa chỉnh cơ cho đến điều hòa tự động, 2 vùng độc lập, 3 vùng, 4 vùng. Bài viết này sẽ làm rõ các thuật ngữ cơ bản về điều hòa ô tô để các bác mới làm quen với xe ô tô có thể dễ dàng hiểu hơn các khái niệm.
Gọi là hệ thống điều hòa nên ngoài chức năng làm lạnh, điều hòa ô tô còn có thể hoạt động như một máy sưởi để sử dụng trong mùa đông.
Hệ thống điều hòa ô tô bao gồm hệ thống điều hòa chỉnh cơ và hệ thống điều hòa tự động thường có trên phiên bản thấp cấp, giá rẻ. Trong khi hệ thống điều hòa 2 vùng độc lập đã có mặt phổ biến ở các dòng xe hạng C phổ thông. Còn hệ thống điều hòa từ 3,4 vùng trở lên lại phổ biến ở trên các dòng xe tầm trung trên dưới 1 tỷ đồng và xe hạng sang.
Hệ thống điều hòa chỉnh cơ buộc người lái phải tự can thiệp vào các thiết lập về mức độ làm mát bên trong ô tô. Người dùng sẽ xoay các nút điều chỉnh để chọn tốc độ quạt, luồng gió và tự cài đặt nhiệt độ sao cho phù hợp.
Sau khi chọn được nhiệt độ phù hợp, ấn nút AUTO thì hệ thống sẽ tự động điều chỉnh tốc độ gió (nhanh hay chậm), hướng thổi gió (hướng vào chân, trước ngực, xông kính…) và cách lấy gió trong hoặc ngoài để duy trì nhiệt độ đã chọn ban đầu.
Hiểu một cách đơn giản, hệ thống điều hòa tự động sẽ có 2 chế độ khác nhau là “làm nóng" hoặc “làm lạnh”. Khi cần làm mát, nó sẽ tự động lấy hơi từ lốc lạnh để làm mát cabin. Trong khi cần làm nóng, nó sẽ lấy nhiệt từ két sưởi để làm nóng cabin.
Hệ thống điều hòa tự động hoạt động dựa trên các cảm biến xung quanh cabin, tự điều chỉnh các yếu tố còn lại để đạt được nhiệt độ người dùng mong muốn. Bên cạnh đó, nó còn tự nhận biết nhiệt độ bên ngoài trời so với trong xe là nóng hay lạnh để điều chỉnh luồng khí ra nóng hoặc lạnh.
Ví dụ, nếu người dùng chọn mức nhiệt 24 độ nhưng khi cảm biến nhiệt độ nhận thấy nhiệt độ trong cabin là cao hơn (xe hoạt động vào mùa hè) thì nó lựa chọn bật máy lạnh. Vẫn đặt nhiệt độ đó nhưng cảm biến ghi nhận nhiệt độ trong cabin thấp hơn (xe hoạt động vào mùa đông) thì nó sẽ lựa chọn chế độ sưởi.
Đó là khi các nhà sản xuất bắt đầu cho ra đời kiểu điều hòa theo vùng độc lập (Climate control).
Hiểu đơn giản, kiểu điều hòa 2 vùng độc lập cho phép người ngồi ghế tài điều chỉnh mức nhiệt, tốc độ gió, hướng gió riêng, và người ngồi ghế phụ cũng có thể thiết lập các thông số nhiệt, quạt, hướng riêng của họ một cách độc lập với nhau.
Về cách bố trí, hệ thống điều hòa 2 vùng thường được bố trí ở hai vùng bên trái và bên phải của hàng ghế trước. Chú ý, ở hàng ghế sau có thể được bố trí thêm cửa gió điều hòa, tuy nhiên nó chỉnh cơ để chỉnh hướng gió.
Trên các hệ thống điều hòa nhiều vùng sẽ có nút SYNC, đây là nút để đồng bộ 2 hệ thống điều hòa với nhau, tức là chỉ cần chỉnh 1 bên thì bên còn lại sẽ được đồng bộ với thông số tương tự.
Theo kinh nghiệm mua bán xe ô tô, hệ thống điều hòa theo vùng độc lập từ 3 vùng trở lên xuất hiện phổ biến trên các phiên bản cao cấp của các mẫu xe sedan, SUV phổ thông tầm trung trở lên hoặc các dòng xe hạng sang.
Một số xe trang bị hệ thống điều hòa 3 vùng độc lập gồm có: Toyota Camry 2.5Q, VinFast President,...
Khi xe đóng kín cửa (và đậu bên ngoài) nhiệt độ trong xe sẽ cao hơn bên ngoài. Nên khi vừa vào xe đã bật điều hòa ngay thì sẽ khiến quá trình làm lạnh chậm hơn, vất vả hơn, ảnh hưởng đến tuổi thọ của điều hoà ô tô cũng như ắc quy.
Do đó khi vừa vào xe, nếu xe thật sự quá nóng thì nên bật quạt gió (không bật máy lạnh). Sau đó hạ hết cửa kính trong tầm 2 – 3 phút để tạo sự lưu thông không khí bên trong xe.
Nên tắt điều hoà và mở cửa trước khi dừng xe 5 – 10 phút. Thao tác này giúp thổi khô dàn lạnh, tránh tình trạng dàn lạnh bị đọng ẩm, lâu ngày sẽ gây mùi hôi trong xe.
Bên cạnh đó, người lái và hành khách sẽ cảm thấy đỡ thấy “sốc nhiệt” hơn khi ra ngoài xe.
Điều hoà ô tô có 2 chế độ lấy gió trong và lấy gió ngoài. Theo các chuyên gia nên chọn chế độ lấy gió ngoài khi di chuyển xe ở khu vực không khí trong lành, các hành trình dài để đảm bảo lượng oxy… Nên chọn chế độ lấy gió trong khi di chuyển khu vực ô nhiễm nhiều khói bụi, lái xe dưới trời mưa hay thời tiết ẩm ướt…
Nếu xe đi qua suối hay đường ngập nước, nên tắt điều hoà và hệ thống quạt gió. Việc này giúp tránh rác bẩn theo nước trôi vào, mắc kẹt trong cánh quạt ở khoang máy.
Lọc gió điều hòa nằm ở trong hộp có nắp bằng nhựa, hình chữ nhật hoặc hình tròn, nằm bên dưới hộp để đồ cốp bên phải trong xe
Sau khi lấy được hộp nhựa ra ngoài, hãy tháo nắp nhựa hộp hình chữ nhật chứa lọc gió ra, thông thường có hai kiểu khóa nắp hộp, một loại dùng tai gài và một loại dùng ốc. Nhẹ nhàng nhấc nắp lọc lên và rút nhẹ tấm lọc ra ngoài.
Gõ nhẹ xuống sàn để bụi bẩn, dị vật rơi ra.
Dùng máy hút bụi, máy xịt khô… xịt vào các nếp gấp của lọc gió để loại bỏ hết bụi bẩn. Nếu không có các loại thiết bị trên cũng có thể dùng cọ, khăn giấy để quét sạch bụi. Tuyệt đối không nhúng nước, xịt rửa, lọc gió điều hoà bởi lọc gió được làm bằng giấy.
Sau khi vệ sinh sạch sẽ, lắp lọc gió lại vị trí cũ. Lưu ý lắp đúng hướng (không lắp ngược chiều), ấn nhẹ 4 góc để gioăng lọc gió khít vào các rãnh.
Nếu thấy lọc gió bị bám quá nhiều bụi bẩn, dị vật… vệ sinh khó thể sạch được thì tốt nhất nên thay lọc gió điều hoà ô tô mới.
Luồng hơi lạnh từ điều hoà hay luồng gió từ quạt gió đều thổi vào cabin xe ô tô qua hệ thống cửa gió (còn gọi là miệng gió). Cũng như nhiều chi tiết khác bên trong nội thất ô tô, sau một thời gian, cửa gió điều hoà cũng bị bám bụi bẩn.
Ta có thể sử dụng máy hút bụi ô tô mini để hút sạch bụi. Sau đó lau qua bằng khăn ẩm hoặc khăn giấy ướt. Cuối cùng lau lần nữa bằng khăn khô hoặc khăn giấy khô.
Hiện nay ở các cửa hàng ô tô có một số loại dụng cụ có thiết kế thông minh giúp vệ sinh cửa gió rất tiện.
Do quạt gió làm bằng nhựa nên bạn có thể xịt rửa trực tiếp với nước. Tuy nhiên chỉ rửa phần cánh quạt màu trắng, không nhúng cả quạt gió vào nước.
Để vệ sinh quạt gió dàn lạnh tốt nhất nên đưa phần cánh quạt màu trắng dưới vòi nước đang xả. Dù cọ để quét rửa sạch các vết bẩn. Trong quá trình vệ sinh cố gắng không để nước dính vào phần hệ thống điện ở phía sau. Sau khi rửa sạch hãy lau khô rồi lắp lại quạt gió vào vị trí cũ.
Dàn lạnh ô tô nằm sâu bên trong, có cấu tạo khá phức tạp nên khó thể tự vệ sinh tại nhà. Tuy nhiên định kỳ sau 1 – 3 tháng, ta có thể tự vệ sinh, khử ẩm, khử mùi cho dàn lạnh bằng dung dịch vệ sinh dàn lạnh ô tô chuyên dụng. Loại dung dịch này hiện này được bày bán rất phổ biến, dung dịch ở dạng chai xịt sử dụng rất đơn giản.
Cách vệ sinh dàn lạnh điều hòa ô tô như sau:
Bước 1: Tắt hết toàn bộ hệ thống điện trên xe, nhất là hệ thống quạt gió, điều hoà xe. Đóng kín toàn bộ cửa kính xe.
Bước 2: Phun xịt dung dịch vệ sinh điều hòa ô tô vào tất cả cửa gió điều hoà trên xe.
Bước 3: Bật điều hoà và quạt gió xe ở mức cao nhất. Chọn chế độ điều hoà lấy gió trong. Điều này sẽ tạo sự luân chuyển không khí, dung dịch vệ sinh theo đó được đưa vào trong hệ thống.
Bước 4: Tìm vị trí hốc lấy gió trong của điều hoà ô tô, thường nằm ở gần sàn xe bên trái ghế lái. Trong khi điều hòa đang hoạt động ở chế độ lấy gió trong, xịt phun lượng lớn dung dịch vệ sinh điều hoà ô tô vào vị trí này.
Bước 5: Tiếp đến tắt điều hoà, chỉ để lại quạt gió ở mức cao nhất. Điều này giúp không khí lưu thông nhiều hơn, khử độ ẩm. Với các trường hợp máy lạnh xe ô tô có mùi hôi nặng nên mở thay mới bọc lọc gió máy lạnh, đồng thời xịt dung dịch vào các đường nạp.
Bước 6: Tắt hết hệ thống điều hoà và quạt gió, hạ hết cửa kính, chạy xe trong tầm 5 – 10 phút.
Cách trên ngoài có tác dụng vệ sinh điều hoà còn là cách khử mùi điều hoà ô tô rất hiệu quả.
Xe các bác đang trang bị kiểu điều hòa nào? Các bác có mẹo hay gì khi sử dụng điều hòa ô tô không? Mời các bác chia sẻ thêm bên dưới!
>>Xem thêm:
Hệ thống điều hòa ô tô là gì?
Hệ thống điều hòa ô tô làm nhiệm vụ kiểm soát nhiệt độ bên trong xe. Bên cạnh đó, điều hòa ô tô còn có thể tích hợp thêm các chức năng khác như hút ẩm không khí và lọc bụi bẩn có trong không khí bên trong xe.Gọi là hệ thống điều hòa nên ngoài chức năng làm lạnh, điều hòa ô tô còn có thể hoạt động như một máy sưởi để sử dụng trong mùa đông.
Hệ thống điều hòa ô tô bao gồm hệ thống điều hòa chỉnh cơ và hệ thống điều hòa tự động thường có trên phiên bản thấp cấp, giá rẻ. Trong khi hệ thống điều hòa 2 vùng độc lập đã có mặt phổ biến ở các dòng xe hạng C phổ thông. Còn hệ thống điều hòa từ 3,4 vùng trở lên lại phổ biến ở trên các dòng xe tầm trung trên dưới 1 tỷ đồng và xe hạng sang.
Hệ thống điều hòa chỉnh cơ
Cách nhận biết hệ thống điều hòa chỉnh cơ trên ô tô khá đơn giản. Kiểu điều hòa này thường bao gồm ba nút bấm gồm nút điều chỉnh nhiệt độ, nút điều chỉnh tốc độ quạt gió và nút thay đổi luồng gió.Hệ thống điều hòa chỉnh cơ buộc người lái phải tự can thiệp vào các thiết lập về mức độ làm mát bên trong ô tô. Người dùng sẽ xoay các nút điều chỉnh để chọn tốc độ quạt, luồng gió và tự cài đặt nhiệt độ sao cho phù hợp.
Điều hòa chỉnh cơ trên Toyota Vios 2017
Hệ thống điều hòa tự động
Hệ thống điều hòa tự động thường chỉ có 1 núm xoay để điều chỉnh nhiệt độ và một màn hình hiển thị mức nhiệt đã chọn.Sau khi chọn được nhiệt độ phù hợp, ấn nút AUTO thì hệ thống sẽ tự động điều chỉnh tốc độ gió (nhanh hay chậm), hướng thổi gió (hướng vào chân, trước ngực, xông kính…) và cách lấy gió trong hoặc ngoài để duy trì nhiệt độ đã chọn ban đầu.
Hiểu một cách đơn giản, hệ thống điều hòa tự động sẽ có 2 chế độ khác nhau là “làm nóng" hoặc “làm lạnh”. Khi cần làm mát, nó sẽ tự động lấy hơi từ lốc lạnh để làm mát cabin. Trong khi cần làm nóng, nó sẽ lấy nhiệt từ két sưởi để làm nóng cabin.
Hệ thống điều hòa tự động hoạt động dựa trên các cảm biến xung quanh cabin, tự điều chỉnh các yếu tố còn lại để đạt được nhiệt độ người dùng mong muốn. Bên cạnh đó, nó còn tự nhận biết nhiệt độ bên ngoài trời so với trong xe là nóng hay lạnh để điều chỉnh luồng khí ra nóng hoặc lạnh.
Ví dụ, nếu người dùng chọn mức nhiệt 24 độ nhưng khi cảm biến nhiệt độ nhận thấy nhiệt độ trong cabin là cao hơn (xe hoạt động vào mùa hè) thì nó lựa chọn bật máy lạnh. Vẫn đặt nhiệt độ đó nhưng cảm biến ghi nhận nhiệt độ trong cabin thấp hơn (xe hoạt động vào mùa đông) thì nó sẽ lựa chọn chế độ sưởi.
Hệ thống điều hòa 2 vùng độc lập là gì?
Cứ tưởng tượng khi đang vi vu cùng với gia đình trên xe và bật điều hòa ở mức 24 độ, vợ mình thì cảm thấy quá lạnh, mình thấy mức nhiệt như vậy là vừa đủ, 2 đứa con mình ngồi sau thì lại thấy nóng do quạt thổi không tới.Đó là khi các nhà sản xuất bắt đầu cho ra đời kiểu điều hòa theo vùng độc lập (Climate control).
Điều hòa tự động 2 vùng độc lập trên Mitsubishi Attrage 2020
Hiểu đơn giản, kiểu điều hòa 2 vùng độc lập cho phép người ngồi ghế tài điều chỉnh mức nhiệt, tốc độ gió, hướng gió riêng, và người ngồi ghế phụ cũng có thể thiết lập các thông số nhiệt, quạt, hướng riêng của họ một cách độc lập với nhau.
Hệ thống điều hòa 3 vùng/4 vùng độc lập
Tương tự, hệ thống điều hòa 3, 4 vùng có thể điều chỉnh các vùng nhiệt độ riêng biệt cho cả phía trước và phía sau. Nhiệt độ khác nhau từng vùng có thể phát ra từ cùng một dàn lạnh, hoặc từ 2 dàn lạnh trên dưới khác nhau.Về cách bố trí, hệ thống điều hòa 2 vùng thường được bố trí ở hai vùng bên trái và bên phải của hàng ghế trước. Chú ý, ở hàng ghế sau có thể được bố trí thêm cửa gió điều hòa, tuy nhiên nó chỉnh cơ để chỉnh hướng gió.
Trên các hệ thống điều hòa nhiều vùng sẽ có nút SYNC, đây là nút để đồng bộ 2 hệ thống điều hòa với nhau, tức là chỉ cần chỉnh 1 bên thì bên còn lại sẽ được đồng bộ với thông số tương tự.
Theo kinh nghiệm mua bán xe ô tô, hệ thống điều hòa theo vùng độc lập từ 3 vùng trở lên xuất hiện phổ biến trên các phiên bản cao cấp của các mẫu xe sedan, SUV phổ thông tầm trung trở lên hoặc các dòng xe hạng sang.
Một số xe trang bị hệ thống điều hòa 3 vùng độc lập gồm có: Toyota Camry 2.5Q, VinFast President,...
Cách sử dụng điều hòa trên ô tô
- Nhấn nút A/C (viết tắt của Air Conditioner) trên bảng táp lô để bật/tắt hệ thống điều hoà.
- Xoay nút sang vùng màu xanh hoặc đỏ để lựa chọn mức nhiệt độ điều hòa phù hợp
- Màu xanh là ký hiệu của chế độ làm lạnh (nhiệt độ thấp)
- Màu đỏ là ký hiệu của chế độ sưởi ấm (nhiệt độ cao)
- Nút có ký hiệu hình cánh quạt là nút chỉnh các nấc quạt gió. Càng xoay về bên phải hoặc tăng cao thì quạt gió càng mạnh.
- Nút Auto: Đây là nút chỉnh chế độ điều hoà tự động.
- Nút có ký hiệu người ngồi và các mũi tên: Đây là nút chỉnh các chế độ hướng gió trên xe: thổi vào người ngồi, thổi vào người và chân, thổi vào chân, sưởi kính lái
- Nút có ký hiệu hình ô tô và mũi tên: Đây là nút chỉnh chế độ lấy gió của điều hoà ô tô.
- Nút ký hiệu ô tô có mũi tên hướng từ ngoài vào trong là chế độ lấy gió ngoài
- Nút hình ô tô có có mũi tên nằm trọn bên trong xe là chế độ lấy gió trong
Một số lưu ý khi sử dụng điều hòa ô tô
Bật điều hòa ngay khi vừa vào xe
Khi xe đóng kín cửa (và đậu bên ngoài) nhiệt độ trong xe sẽ cao hơn bên ngoài. Nên khi vừa vào xe đã bật điều hòa ngay thì sẽ khiến quá trình làm lạnh chậm hơn, vất vả hơn, ảnh hưởng đến tuổi thọ của điều hoà ô tô cũng như ắc quy.
Do đó khi vừa vào xe, nếu xe thật sự quá nóng thì nên bật quạt gió (không bật máy lạnh). Sau đó hạ hết cửa kính trong tầm 2 – 3 phút để tạo sự lưu thông không khí bên trong xe.
Tắt điều hòa trước khi tắt máy
Nên tắt điều hoà và mở cửa trước khi dừng xe 5 – 10 phút. Thao tác này giúp thổi khô dàn lạnh, tránh tình trạng dàn lạnh bị đọng ẩm, lâu ngày sẽ gây mùi hôi trong xe.
Bên cạnh đó, người lái và hành khách sẽ cảm thấy đỡ thấy “sốc nhiệt” hơn khi ra ngoài xe.
Chọn chế độ lấy gió phù hợp
Điều hoà ô tô có 2 chế độ lấy gió trong và lấy gió ngoài. Theo các chuyên gia nên chọn chế độ lấy gió ngoài khi di chuyển xe ở khu vực không khí trong lành, các hành trình dài để đảm bảo lượng oxy… Nên chọn chế độ lấy gió trong khi di chuyển khu vực ô nhiễm nhiều khói bụi, lái xe dưới trời mưa hay thời tiết ẩm ướt…
Tắt điều hoà khi đi qua vùng ngập nước
Nếu xe đi qua suối hay đường ngập nước, nên tắt điều hoà và hệ thống quạt gió. Việc này giúp tránh rác bẩn theo nước trôi vào, mắc kẹt trong cánh quạt ở khoang máy.
Cách vệ sinh điều hòa ô tô
Vệ sinh lọc gió điều hòaLọc gió điều hòa nằm ở trong hộp có nắp bằng nhựa, hình chữ nhật hoặc hình tròn, nằm bên dưới hộp để đồ cốp bên phải trong xe
Sau khi lấy được hộp nhựa ra ngoài, hãy tháo nắp nhựa hộp hình chữ nhật chứa lọc gió ra, thông thường có hai kiểu khóa nắp hộp, một loại dùng tai gài và một loại dùng ốc. Nhẹ nhàng nhấc nắp lọc lên và rút nhẹ tấm lọc ra ngoài.
Gõ nhẹ xuống sàn để bụi bẩn, dị vật rơi ra.
Dùng máy hút bụi, máy xịt khô… xịt vào các nếp gấp của lọc gió để loại bỏ hết bụi bẩn. Nếu không có các loại thiết bị trên cũng có thể dùng cọ, khăn giấy để quét sạch bụi. Tuyệt đối không nhúng nước, xịt rửa, lọc gió điều hoà bởi lọc gió được làm bằng giấy.
Sau khi vệ sinh sạch sẽ, lắp lọc gió lại vị trí cũ. Lưu ý lắp đúng hướng (không lắp ngược chiều), ấn nhẹ 4 góc để gioăng lọc gió khít vào các rãnh.
Nếu thấy lọc gió bị bám quá nhiều bụi bẩn, dị vật… vệ sinh khó thể sạch được thì tốt nhất nên thay lọc gió điều hoà ô tô mới.
Vệ sinh cửa gió điều hòa
Luồng hơi lạnh từ điều hoà hay luồng gió từ quạt gió đều thổi vào cabin xe ô tô qua hệ thống cửa gió (còn gọi là miệng gió). Cũng như nhiều chi tiết khác bên trong nội thất ô tô, sau một thời gian, cửa gió điều hoà cũng bị bám bụi bẩn.
Ta có thể sử dụng máy hút bụi ô tô mini để hút sạch bụi. Sau đó lau qua bằng khăn ẩm hoặc khăn giấy ướt. Cuối cùng lau lần nữa bằng khăn khô hoặc khăn giấy khô.
Hiện nay ở các cửa hàng ô tô có một số loại dụng cụ có thiết kế thông minh giúp vệ sinh cửa gió rất tiện.
Cách vệ sinh quạt gió dàn lạnh
Do quạt gió làm bằng nhựa nên bạn có thể xịt rửa trực tiếp với nước. Tuy nhiên chỉ rửa phần cánh quạt màu trắng, không nhúng cả quạt gió vào nước.
Để vệ sinh quạt gió dàn lạnh tốt nhất nên đưa phần cánh quạt màu trắng dưới vòi nước đang xả. Dù cọ để quét rửa sạch các vết bẩn. Trong quá trình vệ sinh cố gắng không để nước dính vào phần hệ thống điện ở phía sau. Sau khi rửa sạch hãy lau khô rồi lắp lại quạt gió vào vị trí cũ.
Cách tự vệ sinh dàn lạnh ô tô tại nhà
Dàn lạnh ô tô nằm sâu bên trong, có cấu tạo khá phức tạp nên khó thể tự vệ sinh tại nhà. Tuy nhiên định kỳ sau 1 – 3 tháng, ta có thể tự vệ sinh, khử ẩm, khử mùi cho dàn lạnh bằng dung dịch vệ sinh dàn lạnh ô tô chuyên dụng. Loại dung dịch này hiện này được bày bán rất phổ biến, dung dịch ở dạng chai xịt sử dụng rất đơn giản.
Cách vệ sinh dàn lạnh điều hòa ô tô như sau:
Bước 1: Tắt hết toàn bộ hệ thống điện trên xe, nhất là hệ thống quạt gió, điều hoà xe. Đóng kín toàn bộ cửa kính xe.
Bước 2: Phun xịt dung dịch vệ sinh điều hòa ô tô vào tất cả cửa gió điều hoà trên xe.
Bước 3: Bật điều hoà và quạt gió xe ở mức cao nhất. Chọn chế độ điều hoà lấy gió trong. Điều này sẽ tạo sự luân chuyển không khí, dung dịch vệ sinh theo đó được đưa vào trong hệ thống.
Bước 4: Tìm vị trí hốc lấy gió trong của điều hoà ô tô, thường nằm ở gần sàn xe bên trái ghế lái. Trong khi điều hòa đang hoạt động ở chế độ lấy gió trong, xịt phun lượng lớn dung dịch vệ sinh điều hoà ô tô vào vị trí này.
Bước 5: Tiếp đến tắt điều hoà, chỉ để lại quạt gió ở mức cao nhất. Điều này giúp không khí lưu thông nhiều hơn, khử độ ẩm. Với các trường hợp máy lạnh xe ô tô có mùi hôi nặng nên mở thay mới bọc lọc gió máy lạnh, đồng thời xịt dung dịch vào các đường nạp.
Bước 6: Tắt hết hệ thống điều hoà và quạt gió, hạ hết cửa kính, chạy xe trong tầm 5 – 10 phút.
Cách trên ngoài có tác dụng vệ sinh điều hoà còn là cách khử mùi điều hoà ô tô rất hiệu quả.
Xe các bác đang trang bị kiểu điều hòa nào? Các bác có mẹo hay gì khi sử dụng điều hòa ô tô không? Mời các bác chia sẻ thêm bên dưới!
Last edited by a moderator: