Tập Lái
23/5/19
41
43
19
42
Biển hiểu lệnh là biển báo cho người tham gia giao thông biết các điều bắt buộc phải chấp hành. Theo Quy chuẩn QCVN 41:2019/BGTVT, có các loại biển hiệu lệnh dưới đây:
Các loại biển hiệu lệnh và ý nghĩa của từng loại

Biển số R.122 "Dừng lại"
Biển có hiệu lực buộc các loại xe cơ giới và thô sơ kể cả xe được ưu tiên theo quy định dừng lại trước biển hoặc trước vạch ngang đường và chỉ được phép đi khi thấy các tín hiệu (do người điều khiển giao thông hoặc đèn cờ) cho phép đi.


Các loại biển hiệu lệnh và ý nghĩa của từng loại


Biển số R.301 (a, b, c, d, e, f, g, h) "Hướng đi phải theo"
Để báo cho các loại xe (thô sơ và cơ giới) phải đi theo hướng quy định, đặt một trong những kiểu biển số R.301 (a,b,c,d,e,f,g,h) "Hướng đi phải theo". Tùy theo hướng đi mà chọn kiểu biển cho phù hợp.

Biển có hiệu lực bắt buộc các loại xe phải đi theo hướng mũi tên chỉ (trừ xe được quyền ưu tiên theo quy định):

Biển số R.301a: các xe chỉ được đi thẳng;

Biển số R.301b: các xe chỉ được rẽ phải;

Biển số R.301c: các xe chỉ được rẽ trái;

Biển số R.301d: các xe chỉ được rẽ phải;

Biển số R.301e: các xe chỉ được rẽ trái;

Biển số R.301f: các xe chỉ được đi thẳng và rẽ phải;

Biển số R.301g: các xe chỉ được đi thẳng và rẽ trái;

Biển số R.301h: các xe chỉ được rẽ trái và rẽ phải.

Các loại biển hiệu lệnh và ý nghĩa của từng loại


Biển số R.302 (a,b,c) "Hướng phải đi vòng chướng ngại vật"
Để báo các loại xe (cơ giới và thô sơ) hướng đi để qua một chướng ngại vật, đặt biển số R.302 (a,b,c) "Hướng phải đi vòng chướng ngại vật". Biển số R.302 (a,b) còn dùng kết hợp với biển P.102 tại dải phân cách để báo hiệu chiều đi của phần đường một chiều.

Các loại biển hiệu lệnh và ý nghĩa của từng loại


Biển số R.303 "Nơi giao nhau chạy theo vòng xuyến"
Để báo cho các loại xe (thô sơ và cơ giới) phải chạy vòng theo đảo an toàn ở nơi đường giao nhau phải đặt biển số R.303 "Nơi giao nhau chạy theo vòng xuyến".

Biển có hiệu lực bắt buộc các loại xe muốn chuyển hướng phải chạy vòng theo đảo an toàn theo hướng mũi tên.

Các loại biển hiệu lệnh và ý nghĩa của từng loại


Biển số R.304 "Đường dành cho xe thô sơ"
Để báo đường dành cho xe thô sơ (kể cả xe của người tàn tật) và người đi bộ, đặt biển số R.304 "Đường dành cho xe thô sơ".

Biển có hiệu lực bắt buộc các loại xe thô sơ (kể cả xe của người tàn tật) và người đi bộ phải dùng đường dành riêng này để đi và cấm các xe cơ giới kể cả xe gắn máy, các xe được ưu tiên theo quy định đi vào đường đã đặt biển này, trừ trường hợp đi cắt ngang qua nhưng phải đảm bảo tuyệt đối an toàn cho xe thô sơ và người đi bộ.

Các loại biển hiệu lệnh và ý nghĩa của từng loại


Biển số R.305 "Đường dành cho người đi bộ"
Để báo đường dành cho người đi bộ, đặt biển số R.305 "Đường dành cho người đi bộ".

Các loại xe cơ giới và thô sơ (trừ xe đạp và xe lăn dành cho người tàn tật), kể cả các xe được ưu tiên theo quy định không được phép đi vào trên đường đã đặt biển này, trừ trường hợp đi cắt ngang qua nhưng phải đảm bảo tuyệt đối an toàn cho người đi bộ.

Các loại biển hiệu lệnh và ý nghĩa của từng loại


Biển số R.306 "Tốc độ tối thiểu cho phép"
Để báo tốc độ tối thiểu cho phép các xe cơ giới chạy, đặt biển số R.306 "Tốc độ tối thiểu cho phép".

Biển có hiệu lực bắt buộc các loại xe cơ giới vận hành với tốc độ không nhỏ hơn trị số ghi trên biển trong điều kiện giao thông thuận lợi và an toàn. Các loại xe có tốc độ tối đa theo quy định của nhà sản xuất không đạt tốc độ tối thiểu đã ghi trên biển không được phép đi vào đường này.

Các loại biển hiệu lệnh và ý nghĩa của từng loại


Biển số R.307 "Hết tốc độ tối thiểu"
Đến hết đoạn đường tốc độ tối thiểu, đặt biển số R.307 "Hết hạn chế tốc độ tối thiểu" (hoặc đặt biển số DP.135 "Hết tất cả các lệnh cấm", nếu đồng thời có nhiều biển cấm khác hết tác dụng).

Các loại biển hiệu lệnh và ý nghĩa của từng loại


Biển số R.308 (a,b) "Tuyến đường cầu vượt cắt qua"
Biểu thị phía trước có cầu vượt, xe có thể đi thẳng hoặc theo chỉ dẫn trên hình vẽ để rẽ trái (hay rẽ phải), đặt biển số R.308 (a,b) “Tuyến đường cầu vượt cắt ngang”.

Các loại biển hiệu lệnh và ý nghĩa của từng loại


Biển số R.309 "Ấn còi"
Biểu thị xe cộ đi đến vị trí đặt biển đó thì phải ấn còi.

Các loại biển hiệu lệnh và ý nghĩa của từng loại


Biển số R.310 (a,b,c) "Hướng đi phải theo cho các xe chở hàng nguy hiểm"
Để báo cho các loại xe chở hàng nguy hiểm phải đi theo hướng quy định, đặt một trong những kiểu biển số R.310(a,b,c) "Hướng đi phải theo cho các xe chở hàng nguy hiểm ".

Các loại biển hiệu lệnh và ý nghĩa của từng loại




Biển số R.403a "Đường dành cho xe…”
Để báo hiệu bắt đầu đường dành cho các loại ô tô đi lại, đặt biển số R.403a "Đường dành cho xe ô tô".

Tương tự, R.403b "Đường dành cho xe ô tô, xe máy".

R.403c “Đường dành cho xe buýt”.

R.403d “Đường dành cho xe ô tô con”.

R.403e “Đường dành cho xe máy”.

R.403f “Đường dành cho xe máy và xe đạp”.

Ngoài các loại phương tiện quy định trên biển được đi lại, các loại phương tiện giao thông khác không được phép đi vào đoạn đường có đặt các biển R.403a, R.403b, R.403c, R.403d, R.403e, R.403f.

Các loại biển hiệu lệnh và ý nghĩa của từng loại


Biển số R.404 "Hết đoạn đường dành cho xe…”
Đến hết đoạn đường dành cho ô tô đi lại, đặt biển số R.404a "Hết đoạn đường dành cho xe ô tô".

Tương tự, R.404b "Hết đoạn đường dành cho xe ô tô, xe máy".

R.404c "Hết đoạn đường dành cho xe buýt".

R.404d "Hết đoạn đường dành cho xe ô tô con".

R.404e "Hết đoạn đường dành cho xe máy".

R.404f "Hết đoạn đường dành cho xe máy và xe đạp".

Các loại biển hiệu lệnh và ý nghĩa của từng loại


Biển số R.411 "Hướng đi trên mỗi làn đường phải theo"
Để báo hiệu cho người tham gia giao thông biết số lượng làn đường trên mặt đường và hướng đi trên mỗi làn đường theo vạch kẻ đường, đặt biển số R.411 "Hướng đi trên mỗi làn đường theo vạch kẻ đường". Biển sử dụng phối hợp với vạch kẻ đường (loại vạch 9.3: vạch mũi tên chỉ hướng trên mặt đường).

Các loại biển hiệu lệnh và ý nghĩa của từng loại


Biển số R.412 "Làn đường dành riêng cho từng loại xe hoặc nhóm xe" hoặc "Kết thúc làn đường dành riêng cho từng loại xe hoặc nhóm xe”
Để báo hiệu cho người tham gia giao thông biết có làn đường dành riêng cho từng loại xe nhoặc nhóm xe riêng biệt, đặt biển số R.412 (a,b,c,d,e,f,g,h).

Biển số R.412a "Làn đường dành cho xe ô tô khách": làn đường dành riêng cho ô tô khách (kể cả ô tô buýt). Trong trường hợp cần phân làn các loại xe khách theo số chỗ ngồi thì ghi số chỗ ngồi cho phép của xe khách lên thân xe trong hình vẽ của biển (Ví dụ: “< 16c”. Khi báo hiệu làn đường dành riêng cho xe buýt nhanh, bổ sung thêm cụm từ “BRT” trên biển R.412a.

- Biển số R.412b "Làn đường dành cho xe ô tô con".

- Biển số R.412c "Làn đường dành cho xe ôtô tải". Trong trường hợp cần phân làn các loại xe tải theo khối lượng chuyên chở cho phép thì ghi trị số khối lượng chuyên chở cho phép của xe tải lên thân xe trong hình vẽ của biển (Ví dụ: “<3,5t”).

- Biển số R.412d "Làn đường dành cho xe máy": làn đường dành riêng cho xe máy và xe gắn máy.

- Biển số R.412e “Làn đường dành cho xe buýt”.

- Biển số R.412f “Làn đường dành cho ô tô”: làn đường dành cho các loại xe ô tô.

- Biển số R.412g “Làn đường dành cho xe máy và xe đạp”: làn đường dành riêng cho xe máy (kể cả xe gắn máy) và xe đạp (kể cả các loại xe thô sơ khác).

- Biển số R.412h “Làn đường dành cho xe đạp”: làn đường dành riêng cho xe đạp (kể cả các loại xe thô sơ khác).

Khi đến gần nơi đường bộ giao nhau, xe được phép chuyển làn để đi theo hành trình mong muốn. Việc chuyển làn phải thực hiện theo đúng các quy định.

Biển số R.412 (i, j, k, l, m, n, o, p) "Kết thúc làn đường dành riêng cho từng loại xe hoặc nhóm xe”.

Các loại biển hiệu lệnh và ý nghĩa của từng loại


Biển số R.415 “Biển gộp làn đường theo phương tiện” và “Kết thúc làn đường theo phương tiện”
Để báo hiệu cho người tham gia giao thông biết số lượng làn đường và loại xe được phép lưu thông trên từng làn đường theo quy định, đặt biển số R.415a “Biển gộp làn đường theo phương tiện”.

Để chỉ dẫn hết đoạn đường lưu thông trên từng làn đường theo quy định, đặt biển số R.415b “Kết thúc làn đường theo phương tiện”.

Các loại biển hiệu lệnh và ý nghĩa của từng loại


Biển số R.420 "Bắt đầu khu đông dân cư", Biển số R.421 "Hết khu đông dân cư"
Để báo hiệu bắt đầu đoạn đường vào phạm vi khu đông dân cư, đặt biển số R.420 "Bắt đầu khu đông dân cư".

Để báo hiệu hết đoạn đường qua phạm vi khu đông dân cư, đặt biển số R.421 "Hết khu đông dân cư".

Các loại biển hiệu lệnh và ý nghĩa của từng loại


Biển hiệu lệnh có tác dụng trong khu vực
Để báo cấm, hạn chế hay chỉ dẫn có hiệu lực cho tất cả các tuyến đường trong một khu vực (hiệu lực cho cả khu vực), đặt biển “Bắt đầu vào khu vực” (Ví dụ: biển số R.E,9a; R.E,9b; R.E,9c; R.E,9d; ...). Từ ZONE được biểu thị ở phía trên và chi tiết cấm, hạn chế hay chỉ dẫn được biểu thị ở bên dưới. Tùy theo chi tiết cấm, hạn chế hay chỉ dẫn mà bố trí biển tương ứng.

Để chỉ dẫn ra khỏi khu vực có báo cấm, hạn chế hay chỉ dẫn có hiệu lực trong một khu vực, đặt biển “Ra khỏi khu vực” tương ứng.

Các loại biển hiệu lệnh và ý nghĩa của từng loại


Báo hiệu có hầm chui và kết thúc hầm chui (biển R.E,11a; R.E,11b theo GMS)
Để chỉ dẫn đoạn đường qua hầm có áp dụng quy định giao thông riêng, đặt biển R.E,11a “Đường hầm”.

Để chỉ dẫn hết đoạn đường qua hầm, các quy định giao thông riêng không còn áp dụng, đặt biển R.E,11b “Kết thúc đường hầm”.

Các loại biển hiệu lệnh và ý nghĩa của từng loại



Theo luật việt nam
 
  • Like
Reactions: BiGSmall
Hạng B1
10/3/17
57
68
18
40
Mình hơi kém, nên cho hỏi ngu một chút. Biển R.411 kết hợp vạch 9.3, ở làn bên trái ngoài cùng là mũi tên hướng dẫn cho phép Đi Thẳng HOẶC Rẽ Trái. Xét về mặt cấu trúc câu và ngữ pháp, cả tiếng Tây lẫn tiếng Ta, chữ HOẶC là sự lựa chọn, hoặc cái này hoặc cái kia, có nghĩa, hai vế bình quyền ngang nhau. Tức đi thẳng và rẽ trái về mặt chọn lựa thì ko cái nào ưu tiên hơn, mà ưu tiên về thời gian, cái nào tới trước thì được xác nhận quyền chọn.
.
Hỏi: vậy khi đèn đỏ, xe đi thẳng tới trước ở làn trái ngoài cùng, có bình quyền ngang với xe rẽ trái (cho phép chạy) có bị CSGT thổi ko?
 

Attachments

  • Like
Reactions: thuymap
Hạng F
7/8/14
8.588
7.335
113
59
Mình hơi kém, nên cho hỏi ngu một chút. Biển R.411 kết hợp vạch 9.3, ở làn bên trái ngoài cùng là mũi tên hướng dẫn cho phép Đi Thẳng HOẶC Rẽ Trái. Xét về mặt cấu trúc câu và ngữ pháp, cả tiếng Tây lẫn tiếng Ta, chữ HOẶC là sự lựa chọn, hoặc cái này hoặc cái kia, có nghĩa, hai vế bình quyền ngang nhau. Tức đi thẳng và rẽ trái về mặt chọn lựa thì ko cái nào ưu tiên hơn, mà ưu tiên về thời gian, cái nào tới trước thì được xác nhận quyền chọn.
.
Hỏi: vậy khi đèn đỏ, xe đi thẳng tới trước ở làn trái ngoài cùng, có bình quyền ngang với xe rẽ trái (cho phép chạy) có bị CSGT thổi ko?
Câu hỏi không rõ gì cả? Không hiểu
 
Hạng D
23/8/08
3.190
1.928
113
46
Mình hơi kém, nên cho hỏi ngu một chút. Biển R.411 kết hợp vạch 9.3, ở làn bên trái ngoài cùng là mũi tên hướng dẫn cho phép Đi Thẳng HOẶC Rẽ Trái. Xét về mặt cấu trúc câu và ngữ pháp, cả tiếng Tây lẫn tiếng Ta, chữ HOẶC là sự lựa chọn, hoặc cái này hoặc cái kia, có nghĩa, hai vế bình quyền ngang nhau. Tức đi thẳng và rẽ trái về mặt chọn lựa thì ko cái nào ưu tiên hơn, mà ưu tiên về thời gian, cái nào tới trước thì được xác nhận quyền chọn.
.
Hỏi: vậy khi đèn đỏ, xe đi thẳng tới trước ở làn trái ngoài cùng, có bình quyền ngang với xe rẽ trái (cho phép chạy) có bị CSGT thổi ko?
Bác có câu hỏi hay mà.
Hiện trạng GTCC của nước mình trình độ hạn chế nên gây bức xúc khá nhiều.
Với cái biển báo 1 làn chứa 2 hướng đi cho phép như vậy thì đèn rẽ trái và đèn đi thẳng phải đồng thời gian, và chiều đối diện bắt buộc dừng thì mới đảm bảo nguyên tắc không xung đột và cũng sẽ không ai chặn đường ai cả.
Để đi được ở VN thì bác nên đi theo đèn vì đèn có quyền hơn vạch. Nếu thấy đèn rẽ và thẳng cùng đếm giống nhau thì bác mạnh dạn di vào, nếu đèn đếm khác nhau thì bác nên chuyển làn và ko quên rủa GTCC 1 tiếng.
 
Hạng C
14/4/11
519
583
93
Hỏi: vậy khi đèn đỏ, xe đi thẳng tới trước ở làn trái ngoài cùng, có bình quyền ngang với xe rẽ trái (cho phép chạy) có bị CSGT thổi ko?
Về lý khi đèn đi thẳng đỏ, đèn rẽ xanh thì bác vẫn có quyền đậu chờ đèn ở lane bên trái. Tuy nhiên về tình thì bác nên nhường cho xe rẽ trái vì người ta chỉ có 1 lane đó để rẽ thôi, trong khi đi thẳng có 2 lane.
Còn thổi hay không là quyền của mấy ảnh. Bị phạt hay không là do độ cứng của bác.
 
  • Like
Reactions: nguyenkane
Hạng B1
10/3/17
57
68
18
40
Bác có câu hỏi hay mà.
Hiện trạng GTCC của nước mình trình độ hạn chế nên gây bức xúc khá nhiều.
Với cái biển báo 1 làn chứa 2 hướng đi cho phép như vậy thì đèn rẽ trái và đèn đi thẳng phải đồng thời gian, và chiều đối diện bắt buộc dừng thì mới đảm bảo nguyên tắc không xung đột và cũng sẽ không ai chặn đường ai cả.
Để đi được ở VN thì bác nên đi theo đèn vì đèn có quyền hơn vạch. Nếu thấy đèn rẽ và thẳng cùng đếm giống nhau thì bác mạnh dạn di vào, nếu đèn đếm khác nhau thì bác nên chuyển làn và ko quên rủa GTCC 1 tiếng.
Về lý khi đèn đi thẳng đỏ, đèn rẽ xanh thì bác vẫn có quyền đậu chờ đèn ở lane bên trái. Tuy nhiên về tình thì bác nên nhường cho xe rẽ trái vì người ta chỉ có 1 lane đó để rẽ thôi, trong khi đi thẳng có 2 lane.
Còn thổi hay không là quyền của mấy ảnh. Bị phạt hay không là do độ cứng của bác.
.
Cám ơn hai bạn!!
 
Hạng D
7/3/07
2.233
61.460
113
Biển R403a với biển R412f khác nhau điểm nào vậy bác chủ
 
Hạng D
7/3/07
2.233
61.460
113
Em thấy bảng 403a cũng cắm trên làn đường giành cho ô tô mà