Sử dụng một chiếc ô tô không chỉ đơn thuần là việc vận hành được nó. Bên cạnh đó người lái cần hiểu rõ và biết cách xử lý khi xe “đổ bệnh”. Đèn cảnh báo trên ô tô chính là một trong các dấu hiệu ban đầu khi xe gặp vấn đề. Vì vậy với những người mới biết lái, có những loại đèn cảnh báo tuyệt đối phải biết và không được lơ là.
Đèn cảnh báo được hiển thị dưới màu sắc đỏ, vàng, xanh lá, xanh lam trên đồng hồ lái, thể hiện mức độ nghiêm trọng của vấn đề liên quan đến ô tô. Đèn cảnh báo màu xanh lá và xanh lam mang tính nhắc nhở để tài xế có các biện pháp phòng ngừa hơn so với đèn màu vàng và đỏ.
Trong khi đó, các vấn đề nghiêm trọng hơn được biểu thị bằng đèn cảnh báo màu đỏ và màu vàng. Lúc này chủ xe sẽ cần đến các garage để khắc phục nếu chúng liên quan đến phanh, động cơ, dầu hoặc hộp số.
Đồ họa các loại đèn cảnh báo hầu hết đều như nhau trên các mẫu xe ô tô. Nhưng vị trí hiển trị có thể sẽ khác nhau trên đồng hồ.
1. Đèn cảnh báo lỗi động cơ
Đèn báo lỗi động cơ hay còn được thợ gọi là đèn cá vàng. Khi đồng hồ lái hiển thị loại đèn này, nghĩa là xe đang gặp trục trặc liên quan đến động cơ.
Nguyên nhân: Vì động cơ là một tổ hợp các chi tiết và đầu mối phức tạp, lỗi của nó có thể đến từ rất nhiều nguyên nhân như: thiếu nguồn điện, hệ thống đánh lửa sai thời điểm, một cảm biến nhỏ bị lỗi, thậm chí lỏng nắp bình nhiên liệu hoặc bất kỳ lỗi nào khác làm gián đoạn quá trình hoạt động của động cơ.
Lời khuyên: Một số bác tài thường có "mẹo" làm tắt đèn cá vàng trên xe khi không thấy có vấn đề bất thường bằng cách tháo cọc bình để reset ECU. Tuy nhiên điều này lại không được khuyến khích do không giải quyết tận gốc vấn đề.
Lúc này các bác sẽ phải đến ngay đại lý hoặc garage để scan mã lỗi chiếc xe. Việc xử lý kịp thời các vấn đề liên quan đến loại đèn cảnh báo này có thể ngăn ngừa các thiệt hại nặng nề hơn về sau này.
2. Đèn cảnh báo áp suất dầu
Đèn cảnh báo áp suất dầu là một trong những loại đèn cảnh báo nghiêm trọng nhất, do đó nó có màu đỏ.
Nguyên nhân: Áp suất dầu được tạo ra nhờ bơm dầu giúp giữ cho dầu động cơ lưu thông. Vì vậy loại đèn này có thể cảnh báo tình trạng rò rỉ dầu, bơm dầu bị lỗi khiến nó bơm quá nhiều hoặc quá ít có nguy cơ làm hỏng động cơ do sự bôi trơn không đủ gây cháy nổ hoặc bó máy. Và như các bác cũng biết những hỏng hóc liên quan đến động cơ tốn rất nhiều chi phí để khắc phục.
Lời khuyên: Vì vậy, các bác tuyệt đối không được lơ là trước đèn cảnh báo này. Một cách khắc phục phổ biến là thêm dầu đến mức FULL trên đồng hồ lái (hãy nhớ đừng đổ quá vạch), sau đó khởi động máy.
Nếu vẫn thấy đồng hồ đo áp suất dầu ở mức thấp hoặc đèn cảnh báo dầu sáng thì hãy tháo bộ phận gửi áp suất dầu trên động cơ và kết nối trực tiếp đồng hồ áp suất dầu với động cơ. Sau đó, khởi động động cơ để kiểm tra xem máy bơm có tạo đủ áp suất dầu hay không.
Nếu áp suất bình thường (khoảng 10 PSI cho mỗi 1000 vòng/phút tốc độ động cơ), thì vấn đề không phải là bơm dầu kém mà là do bộ phận gửi áp suất dầu bị lỗi. Hãy thay bộ phận này.
3. Đèn cảnh báo phanh
Đèn cảnh báo hệ thống phanh cũng được xem là loại cảnh báo quan trọng. Một số xe sẽ hiển thị chữ P thay cho biểu tượng như trên.
Nguyên nhân phổ biến thường đến từ việc phanh tay chưa được hạ xuống hết khi xe bắt đầu chạy, lúc này các bác nên kiểm tra phanh tay đã hạ xuống hết nấc chưa.
Nếu cách này không giải quyết được vấn đề hoặc đèn cảnh báo xuất hiện khi đang lái xe dọc đường. Có thể là do mức dầu phanh quá thấp nên chỉ cần châm thêm. Trên một số dòng xe sang có trang bị cảm biến mòn má phanh có thể gặp lỗi. Cách dễ nhận biết nhất các vấn đề nghiêm trọng hơn liên quan đến hệ thống phanh là chân phanh nhẹ bất thường. Hãy nhanh chóng tìm garage gần nhất để kiểm tra.
4. Đèn cảnh báo hệ thống chống bó cứng phanh ABS
Nguyên nhân: loại đèn này xuất hiện khi hệ thống chống bó cứng phanh đang đang gặp vấn đề, có thể là hoạt động sai hoặc cũng có thể cảm biến hay một số chi tiết chấp hành đã bị hư hỏng, đứt dây, chuột cắn....
Một số nguyên nhân khiesn đèn ABS nổi phổ biến được thợ đưa ra là: cầu chì hệ thống ABS lỗi, cảm biến tốc độ bánh xe lỗi, rô to cảm biến ABS lỗi, ECU hỏng, hệ thống thủy lực gặp sự cố,...
Lời khuyên: Những lỗi liên quan đến khả năng vận hành xe đều nên đươc khắc phục sớm nhất có thể để tránh tai nạn đáng tiếc. Một số bác có chia sẻ kinh nghiệm tắt đèn cản báo này. Tuy nhiên điều này lại không được khuyến khích vì không giải quyết được triệt gốc vấn đề.
Bên cạnh đó, hệ thống ABS khá phức tạp và nằm ở 4 vị trí bánh xe. Không có công cụ tại nhà nào giúp ta vệ sinh hay tháo lắp được. Vì vậy các bác nên mang ra garage để máy quét lỗi có thể truy xuất được chính xác vấn đề ABS đang gặp phải.
5. Đèn cảnh báo ắc quy
Nguyên nhân: Đèn cảnh báo này cho biết ắc quy và hệ thống sạc trên xe gặp lỗi. Nguyên nhân có thể đến từ ắc quy trên xe bị cạn cần sạc đầy hoặc có thể cần phải thay thế. Hệ thống dây điện của ô tô có vấn đề hoặc nghiêm trọng hơn là lỗi với máy phát điện hoặc dây đai truyền động của xe cũng khiến đèn cảnh báo phát sáng.
Các vấn đề liên quan đến ắc quy và hệ thống điện trên xe có thể khiến đèn xe không sáng, trợ lực lái cũng như trợ lực phanh dừng hoạt động. Thậm chí nếu liên quan đến máy phát và máy khởi động, động cơ sẽ không thể nổ.
6. Đèn cảnh báo nhiệt độ động cơ
Nguyên nhân: Đèn cảnh báo này cho biết động cơ đang bị quá nhiệt hoặc không đủ nước làm mát. Nguyên nhân cho hiện tượng này có khá nhiều như bộ tản nhiệt bị tắc hoặc hư hỏng, trong trường hợp này các bác có thể thấy nước làm mát rỉ ra. Cũng có thể do bơm nước bị lỗi.
Đơn giản hơn có thể do xe tải quá nặng. Nghiêm trọng hơn là xe bị bung nắp máy và có thể gây thiệt hại nghiêm trọng nếu không tắt máy.
Lời khuyên: Khi gặp loại đèn này, các bác nên dừng xe lại để động cơ nguội sau đó tiến hành kiểm tra nước làm mát và nguy cơ rò rỉ. Cẩn thận hơn nên gọi điện thoại đến đại lý hoặc dịch vụ sửa chữa gần nhất để kiểm tra.
7. Đèn cảnh báo áp suất lốp
Nguyên nhân: Hệ thống giám sát áp suất lốp (TPMS) ngày càng phổ biến biến trên các dòng xe phổ thông. Tính năng này về cơ bản sẽ liên tục theo dõi lượng không khí trong lốp xe. Nếu phát hiện thấy sự sụt giảm, nó sẽ đưa ra cảnh báo.
Lời khuyên: Điều này rất quan trọng, vì áp suất lốp thấp có thể ảnh hưởng xấu đến phanh và cua, đồng thời áp suất giảm đột ngột có thể gây nổ lốp rất nguy hiểm ở tốc độ cao. Nếu đèn cảnh báo áp suất lốp hiển thị, các bác chỉ cần kiểm tra và bơm căng lốp.
8. Cảnh báo bugi xông (xe máy dầu)
Loại đèn này thuộc trong số các loại đèn ít thông dụng nhất nên không phải ai cũng biết và chủ động phòng ngừa.
Khác với động cơ xăng, động cơ dầu sử dụng bugi xông thay cho bugi đánh lửa ở kỳ nén để đốt cháy nhiên liệu giúp động cơ hoạt động. Đèn cảnh báo bugi xông cho biết có vấn đề xảy ra với chính bugi hoặc phần mềm điều khiển chúng.
Các lỗi liên quan đến bugi xông có thể đi kèm với các triệu chứng như “tiếng gõ” động cơ khi khởi động do quá trình cháy sớm hoặc muộn khiến động cơ có âm thanh lạch cạch. Nếu không xử lý kịp thời sẽ dẫn đến tăng mức tiêu hao nhiên liệu.
9. Đèn cảnh báo nước rửa kính
Nguyên nhân: Khi đèn này xuất hiện trên bảng điều khiển có nghĩa là nước rửa kính đã cạn dưới mức cho phép, cần phải bổ sung nước rửa kính ngay.
Lời khuyên đưa ra là các bác nên thường xuyên kiểm tra nước rửa kính để đảm bảo dung dịch vệ sinh kính luôn đầy. Trong trường hợp xe chạy ở đoạn đường đang thi công sửa chữa, chưa được trải nhựa, khói bụi hay trời đang mưa mà đúng lúc nước rửa kính bị thiếu sẽ khiến tầm nhìn người lái sẽ bị hạn chế, rất nguy hiểm.
10. Cảnh báo tài xế mất tập trung
Loại đèn cảnh báo này thuộc về tính năng Cảnh báo tài xế mất tập trung. Vì vậy, chúng thường chỉ xuất hiện trên các dòng xe cao cấp.
Nguyên nhân: Hệ thống cảnh báo tài xế mất tập trung sẽ ghi lại các thông số từ cách vận hành xe của người lái như quá trình tăng tốc, cách sang số, đánh lái. Nhờ các thuật toán mà hệ thống sẽ phát hiện ra những hành vi được cho là suy giảm tập trung. Từ đó đưa ra cảnh báo.
Mỗi thương hiệu, mỗi dòng xe sẽ có những giao diện cảnh báo cho hệ thống này khác nhau. Nhưng chúng thường được biểu thị bằng một biểu tượng tách cà phê kèm dòng chữ "Take A Break" và âm thanh cảnh báo như một lời đề nghị tài xế nên tìm chỗ nghỉ ngơi.
Thông thường chúng sẽ tự tắt sau khi đưa ra cảnh báo nhưng trong một số trường hợp, đơn cử trên xe Mercedes, người lái có thể sẽ phải tấp vào lề, tắt máy và đong cửa để hệ thống này khởi động lại.
Đèn cảnh báo được hiển thị dưới màu sắc đỏ, vàng, xanh lá, xanh lam trên đồng hồ lái, thể hiện mức độ nghiêm trọng của vấn đề liên quan đến ô tô. Đèn cảnh báo màu xanh lá và xanh lam mang tính nhắc nhở để tài xế có các biện pháp phòng ngừa hơn so với đèn màu vàng và đỏ.
Trong khi đó, các vấn đề nghiêm trọng hơn được biểu thị bằng đèn cảnh báo màu đỏ và màu vàng. Lúc này chủ xe sẽ cần đến các garage để khắc phục nếu chúng liên quan đến phanh, động cơ, dầu hoặc hộp số.
Đồ họa các loại đèn cảnh báo hầu hết đều như nhau trên các mẫu xe ô tô. Nhưng vị trí hiển trị có thể sẽ khác nhau trên đồng hồ.
1. Đèn cảnh báo lỗi động cơ
Đèn báo lỗi động cơ hay còn được thợ gọi là đèn cá vàng. Khi đồng hồ lái hiển thị loại đèn này, nghĩa là xe đang gặp trục trặc liên quan đến động cơ.
Nguyên nhân: Vì động cơ là một tổ hợp các chi tiết và đầu mối phức tạp, lỗi của nó có thể đến từ rất nhiều nguyên nhân như: thiếu nguồn điện, hệ thống đánh lửa sai thời điểm, một cảm biến nhỏ bị lỗi, thậm chí lỏng nắp bình nhiên liệu hoặc bất kỳ lỗi nào khác làm gián đoạn quá trình hoạt động của động cơ.
Lời khuyên: Một số bác tài thường có "mẹo" làm tắt đèn cá vàng trên xe khi không thấy có vấn đề bất thường bằng cách tháo cọc bình để reset ECU. Tuy nhiên điều này lại không được khuyến khích do không giải quyết tận gốc vấn đề.
Lúc này các bác sẽ phải đến ngay đại lý hoặc garage để scan mã lỗi chiếc xe. Việc xử lý kịp thời các vấn đề liên quan đến loại đèn cảnh báo này có thể ngăn ngừa các thiệt hại nặng nề hơn về sau này.
2. Đèn cảnh báo áp suất dầu
Đèn cảnh báo áp suất dầu là một trong những loại đèn cảnh báo nghiêm trọng nhất, do đó nó có màu đỏ.
Nguyên nhân: Áp suất dầu được tạo ra nhờ bơm dầu giúp giữ cho dầu động cơ lưu thông. Vì vậy loại đèn này có thể cảnh báo tình trạng rò rỉ dầu, bơm dầu bị lỗi khiến nó bơm quá nhiều hoặc quá ít có nguy cơ làm hỏng động cơ do sự bôi trơn không đủ gây cháy nổ hoặc bó máy. Và như các bác cũng biết những hỏng hóc liên quan đến động cơ tốn rất nhiều chi phí để khắc phục.
Lời khuyên: Vì vậy, các bác tuyệt đối không được lơ là trước đèn cảnh báo này. Một cách khắc phục phổ biến là thêm dầu đến mức FULL trên đồng hồ lái (hãy nhớ đừng đổ quá vạch), sau đó khởi động máy.
Nếu vẫn thấy đồng hồ đo áp suất dầu ở mức thấp hoặc đèn cảnh báo dầu sáng thì hãy tháo bộ phận gửi áp suất dầu trên động cơ và kết nối trực tiếp đồng hồ áp suất dầu với động cơ. Sau đó, khởi động động cơ để kiểm tra xem máy bơm có tạo đủ áp suất dầu hay không.
Nếu áp suất bình thường (khoảng 10 PSI cho mỗi 1000 vòng/phút tốc độ động cơ), thì vấn đề không phải là bơm dầu kém mà là do bộ phận gửi áp suất dầu bị lỗi. Hãy thay bộ phận này.
3. Đèn cảnh báo phanh
Đèn cảnh báo hệ thống phanh cũng được xem là loại cảnh báo quan trọng. Một số xe sẽ hiển thị chữ P thay cho biểu tượng như trên.
Nguyên nhân phổ biến thường đến từ việc phanh tay chưa được hạ xuống hết khi xe bắt đầu chạy, lúc này các bác nên kiểm tra phanh tay đã hạ xuống hết nấc chưa.
Nếu cách này không giải quyết được vấn đề hoặc đèn cảnh báo xuất hiện khi đang lái xe dọc đường. Có thể là do mức dầu phanh quá thấp nên chỉ cần châm thêm. Trên một số dòng xe sang có trang bị cảm biến mòn má phanh có thể gặp lỗi. Cách dễ nhận biết nhất các vấn đề nghiêm trọng hơn liên quan đến hệ thống phanh là chân phanh nhẹ bất thường. Hãy nhanh chóng tìm garage gần nhất để kiểm tra.
4. Đèn cảnh báo hệ thống chống bó cứng phanh ABS
Nguyên nhân: loại đèn này xuất hiện khi hệ thống chống bó cứng phanh đang đang gặp vấn đề, có thể là hoạt động sai hoặc cũng có thể cảm biến hay một số chi tiết chấp hành đã bị hư hỏng, đứt dây, chuột cắn....
Một số nguyên nhân khiesn đèn ABS nổi phổ biến được thợ đưa ra là: cầu chì hệ thống ABS lỗi, cảm biến tốc độ bánh xe lỗi, rô to cảm biến ABS lỗi, ECU hỏng, hệ thống thủy lực gặp sự cố,...
Lời khuyên: Những lỗi liên quan đến khả năng vận hành xe đều nên đươc khắc phục sớm nhất có thể để tránh tai nạn đáng tiếc. Một số bác có chia sẻ kinh nghiệm tắt đèn cản báo này. Tuy nhiên điều này lại không được khuyến khích vì không giải quyết được triệt gốc vấn đề.
Bên cạnh đó, hệ thống ABS khá phức tạp và nằm ở 4 vị trí bánh xe. Không có công cụ tại nhà nào giúp ta vệ sinh hay tháo lắp được. Vì vậy các bác nên mang ra garage để máy quét lỗi có thể truy xuất được chính xác vấn đề ABS đang gặp phải.
5. Đèn cảnh báo ắc quy
Nguyên nhân: Đèn cảnh báo này cho biết ắc quy và hệ thống sạc trên xe gặp lỗi. Nguyên nhân có thể đến từ ắc quy trên xe bị cạn cần sạc đầy hoặc có thể cần phải thay thế. Hệ thống dây điện của ô tô có vấn đề hoặc nghiêm trọng hơn là lỗi với máy phát điện hoặc dây đai truyền động của xe cũng khiến đèn cảnh báo phát sáng.
Các vấn đề liên quan đến ắc quy và hệ thống điện trên xe có thể khiến đèn xe không sáng, trợ lực lái cũng như trợ lực phanh dừng hoạt động. Thậm chí nếu liên quan đến máy phát và máy khởi động, động cơ sẽ không thể nổ.
6. Đèn cảnh báo nhiệt độ động cơ
Nguyên nhân: Đèn cảnh báo này cho biết động cơ đang bị quá nhiệt hoặc không đủ nước làm mát. Nguyên nhân cho hiện tượng này có khá nhiều như bộ tản nhiệt bị tắc hoặc hư hỏng, trong trường hợp này các bác có thể thấy nước làm mát rỉ ra. Cũng có thể do bơm nước bị lỗi.
Đơn giản hơn có thể do xe tải quá nặng. Nghiêm trọng hơn là xe bị bung nắp máy và có thể gây thiệt hại nghiêm trọng nếu không tắt máy.
Lời khuyên: Khi gặp loại đèn này, các bác nên dừng xe lại để động cơ nguội sau đó tiến hành kiểm tra nước làm mát và nguy cơ rò rỉ. Cẩn thận hơn nên gọi điện thoại đến đại lý hoặc dịch vụ sửa chữa gần nhất để kiểm tra.
7. Đèn cảnh báo áp suất lốp
Nguyên nhân: Hệ thống giám sát áp suất lốp (TPMS) ngày càng phổ biến biến trên các dòng xe phổ thông. Tính năng này về cơ bản sẽ liên tục theo dõi lượng không khí trong lốp xe. Nếu phát hiện thấy sự sụt giảm, nó sẽ đưa ra cảnh báo.
Lời khuyên: Điều này rất quan trọng, vì áp suất lốp thấp có thể ảnh hưởng xấu đến phanh và cua, đồng thời áp suất giảm đột ngột có thể gây nổ lốp rất nguy hiểm ở tốc độ cao. Nếu đèn cảnh báo áp suất lốp hiển thị, các bác chỉ cần kiểm tra và bơm căng lốp.
8. Cảnh báo bugi xông (xe máy dầu)
Loại đèn này thuộc trong số các loại đèn ít thông dụng nhất nên không phải ai cũng biết và chủ động phòng ngừa.
Khác với động cơ xăng, động cơ dầu sử dụng bugi xông thay cho bugi đánh lửa ở kỳ nén để đốt cháy nhiên liệu giúp động cơ hoạt động. Đèn cảnh báo bugi xông cho biết có vấn đề xảy ra với chính bugi hoặc phần mềm điều khiển chúng.
Các lỗi liên quan đến bugi xông có thể đi kèm với các triệu chứng như “tiếng gõ” động cơ khi khởi động do quá trình cháy sớm hoặc muộn khiến động cơ có âm thanh lạch cạch. Nếu không xử lý kịp thời sẽ dẫn đến tăng mức tiêu hao nhiên liệu.
9. Đèn cảnh báo nước rửa kính
Nguyên nhân: Khi đèn này xuất hiện trên bảng điều khiển có nghĩa là nước rửa kính đã cạn dưới mức cho phép, cần phải bổ sung nước rửa kính ngay.
Lời khuyên đưa ra là các bác nên thường xuyên kiểm tra nước rửa kính để đảm bảo dung dịch vệ sinh kính luôn đầy. Trong trường hợp xe chạy ở đoạn đường đang thi công sửa chữa, chưa được trải nhựa, khói bụi hay trời đang mưa mà đúng lúc nước rửa kính bị thiếu sẽ khiến tầm nhìn người lái sẽ bị hạn chế, rất nguy hiểm.
10. Cảnh báo tài xế mất tập trung
Loại đèn cảnh báo này thuộc về tính năng Cảnh báo tài xế mất tập trung. Vì vậy, chúng thường chỉ xuất hiện trên các dòng xe cao cấp.
Nguyên nhân: Hệ thống cảnh báo tài xế mất tập trung sẽ ghi lại các thông số từ cách vận hành xe của người lái như quá trình tăng tốc, cách sang số, đánh lái. Nhờ các thuật toán mà hệ thống sẽ phát hiện ra những hành vi được cho là suy giảm tập trung. Từ đó đưa ra cảnh báo.
Mỗi thương hiệu, mỗi dòng xe sẽ có những giao diện cảnh báo cho hệ thống này khác nhau. Nhưng chúng thường được biểu thị bằng một biểu tượng tách cà phê kèm dòng chữ "Take A Break" và âm thanh cảnh báo như một lời đề nghị tài xế nên tìm chỗ nghỉ ngơi.
Thông thường chúng sẽ tự tắt sau khi đưa ra cảnh báo nhưng trong một số trường hợp, đơn cử trên xe Mercedes, người lái có thể sẽ phải tấp vào lề, tắt máy và đong cửa để hệ thống này khởi động lại.
Còn các loại dèn cảnh báo nào đáng chú ý nữa vậy các bác? Mời các bác chia sẻ kinh nghiệm khắc phục ngay phía bên dưới!
Chỉnh sửa cuối:
Chủ đề tương tự
Người đăng:
storedetailing
Ngày đăng:
Người đăng:
Vương Vĩnh Tài
Ngày đăng:
Người đăng:
Vương Vĩnh Tài
Ngày đăng: