Các tỉnh miền Tây xin vay hơn 50.000 tỉ đồng vốn ODA (hỗ trợ phát triển chính thức) làm dự án nâng cao hạ tầng khu vực.
Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Cửu Long đang đề nghị vay 50.331 tỷ đồng vốn ODA để thực hiện 16 dự án hạ tầng giao thông trong vùng.
Trong đó, tỉnh Long An đề xuất vay khoảng 4.060 tỉ đồng từ KEXIM để xây dựng 3 cây cầu bắc qua sông Cần Giuộc, sông Vàm Cỏ Đông, sông Vàm Cỏ Tây
Tỉnh Tiền Giang đề xuất vay khoảng 3.401 tỉ đồng từ ABD để xây dựng tuyến đường bộ ven biển trên địa bàn
Tỉnh Bến Tre đề xuất vay khoảng 5.246 tỉ đồng xây dựng tuyến đường bộ ven biển trên địa bàn
Tỉnh Trà Vinh đề nghị vay ADB khoảng 6.400 tỉ đồng xây dựng tuyến đường bộ ven biển
Tỉnh Vĩnh Long đề nghị vay khoảng 2.500 tỉ đồng để đầu tư dự án đê bao sông Mang Thít
TP.Cần Thơ vừa có tờ trình gửi Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Bộ Tài chính đề nghị xem xét, chấp thuận trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt dự án đầu tư xây dựng cầu Ô Môn bắc qua sông Hậu kết nối Cần Thơ với tỉnh Đồng Tháp với tổng vốn hơn gần 9.200 tỷ đồng. Trong số đó, vốn vay ODA từ Chính phủ Nhật Bản 7.276 tỷ đồng, vốn từ ngân sách thành phố và các nguồn vốn hợp pháp khác 1.911 tỷ đồng.
Tương tự, tỉnh Hậu Giang cũng đề xuất vay JICA khoảng 2.530 tỉ đồng đầu tư nâng cấp, mở rộng tuyến đường nối Cần Thơ - Hậu Giang
Tỉnh Sóc Trăng đề nghị vay ADB khoảng 3.764 tỉ đồng để đầu tư tuyến đường bộ Đông Nam tỉnh Sóc Trăng kết nối với hai tỉnh Bạc Liêu, Trà Vinh
Tỉnh Đồng Tháp đề xuất vay ADB khoảng 1.200 tỉ đồng xây dựng tuyến đường hạ tầng giao thông khu vực Nam Sông Tiền tỉnh Đồng Tháp
Tỉnh Kiên Giang đề nghị vay ADB khoảng 87,5 triệu USD để xây dựng đường tỉnh 963 đoạn quốc lộ 80 đi Vị Thanh…
Cũng theo Bộ Kế hoạch và Đầu tư, giai đoạn 2021-2025, Thủ tướng đã quyết định giao cho 13 tỉnh miền Tây khoảng 6.589 tỉ đồng vốn vay ODA. Tuy nhiên các tỉnh tiếp tục đề xuất vay thêm khoảng 50.331 tỉ đồng vốn ODA để phát triển các dự án hạ tầng trong vùng.
Xem thêm: