Bình acquy khô kín khí hay còn gọi là bình acquy khô VRLA ( valve-regulated lead-acid battery-acquy axit chi có van điều chỉnh ) hay còn gọi là acquy kín. Acquy khô thường có 2 loại chính là GEL và AGM. Giải pháp phục hồi lại tiết kiệm chi phí đã được GP tech Việt Nam tiến hành đạt trên 90% chất lượng :
Khôi phục ắc quy hỏng thật đơn giản - Có đến 80% ắc quy chì hỏng là do bị sulfat hóa
Biểu hiện Ắc quy chì bị sulfat hóa:
- Công suất giảm, dòng điện giảm chỉ cần tải nhẹ là điện áp sụt rất mạnh, dòng nhỏ, mặc dù có thể đo lúc không tải đủ áp >11,8V.
-Nạp khó vào, không thể nạp đầy được, bị chai, bình nóng do nội trở của bình cao.
-Không sử dụng được hoặc sử dụng được thời gian rất ngắn.
- Do ắc quy oto là ắc quy đề nổ do vậy khi đề oto ta thấy tiếng sẹt sẹt kéo dài là do ắc quy có dấu hiệu suy yếu do vậy ta nên bảo dưỡng để ắc quy hoạt động trở lại bình thường.
Nguyên nhân: Do bình ắc quy không sử dụng trong thời gian dài, hoặc do sử dụng không đúng cách, lỗi của quá trình nạp và bảo dưỡng ắc quy làm cho bản cực chì của ắc quy tác dụng với axit H2SO4 tạo thành tinh thể sulfat chì PbSO4 màu xám trên bản cực ngăn cản quá trình điện hoá + suy giảm nghiêm trọng dung lượng + tăng nội trở của ắc quy. Mắt nhìn vào tấm bản cực ắc quy sẽ có nhiều kết tủa rắn màu trắng xám trên bề mặt bản cực đây chính là chất Sulfat chì. Chất này là tinh thể rắn chắc, cách điện cản trở dòng điện và phản ứng hóa học bình thường trong ắc quy. Đây chính là thủ phạm làm chất lượng bình ắc quy giảm tệ hại.
Thực tế: Bình Ắc quy Chì có tuổi thọ khá dài nếu sử dụng đúng cách, bảo trì bảo dưỡng đúng qui chuẩn. Tuy nhiên điều này không phải là dễ dàng thực hiện. Do vậy đa số các bình ắc quy sau một thời gian sử dụng thường bị sulfat hóa. Khi mới bị sulfat hóa nhẹ sẽ dễ dàng khử để khôi phục, tuy nhiên nếu không được bảo dưỡng khôi phục thì ắc quy nhanh chóng bị sulfat hóa nặng hơn và không sử dụng được nữa. Khi ắc quy bị sulfat hóa càng nặng càng khó khử sulfat để khôi phục lại. Trong đa số các trường hợp đó, các bình ắc quy được xác định là hư hỏng và cần phải thay mới. Chi phí thay mới bình ắc quy không phải rẻ, nhất là bình ắc quy của các hệ thống nhiệt điện hoặc thủy điện đắt tiền. Bình Ắc Quy thải loại là một nguồn ô nhiễm rất lớn đối với môi trường sống của con người. Do đó mà người ta tìm nhiều cách để phục hồi bình ắc quy bằng phương pháp khử sulfat.
Có nhiều phương pháp khử sulfat khôi phục ắc quy chì như tháo dỡ bản cực khử sulfat, định hình lại bản cực (tái chế). Sử dụng hóa chất kết hợp xạc xả ắc quy… tuy nhiên những cách này thường khó thực hiện, gây độc hại tới môi trường và người thao tác.
Công nghệ mới nhất hiện nay là sử dụng thiết bị tạo Xung điện với cường độ và tần số phù hợp để tác động vào tấm bản cực và lớp sulfat chì làm chúng hoạt hóa, phân rã và khôi phục lại dung lượng và chất lượng bình ắc quy. Sản phẩn khử sulfat cho tất cả các bình ắc quy dựa trên công nghệ Xung điện hiện đại này:
-Dễ dàng sử dụng để khôi phục lại những bình ắc quy bị hỏng. Không cần tháo dỡ hay sử dụng hóa chất. Không gây độc hại hay ô nhiễm môi trường. An toàn và hiệu quả.
-Bảo dưỡng định kỳ, khôi phục lại dung lượng, cường độ dòng điện của ắc quy.
- Sử dụng được cho tất cả các loại ắc quy chì (ướt, khô, kín khí…)
- Thiết bị sử dụng hiệu quả để bảo dưỡng hoặc các bình ắc quy bị sulfat hóa nhưng chưa bị rã bản cực, chập bản cực hay gẫy cực, ắc quy khi chưa xạc điện áp phải còn trên 11.8V (đối với bình 12V) và 1,8V ( đối với bình 2V) bình không bị phồng rộp. Dung lượng bình từ 10Ah đến 2600Ah. Mỗi lần phục hồi 15 giờ đối với bình dưới 100Ah còn 200Ah đến 2600Ah dượng lớn thì thời gian khôi phục 30 giờ.
Sử dụng công nghệ xung điện nhọn và mạnh, Có tần số cộng hưởng với dao động riêng của ắc quy axit chì. Xung điện nhọn và mạnh này hoạt hóa lớp Sulfate chì và khôi phục lại trạng thái bình thường cho ắc quy.
Hướng dẫn sử dụng:
Bước 1) Kiểm tra tình trạng bình ắc quy:
-Kiểm tra bình ắc quy có đúng loại bình 2V hay 12V. Sau đó đo nhìn tổng thể bình xem ngày tháng sản xuất, với những bình có thời gian trên 5 năm sử dụng, bình bị phồng ngăn, rụng bản cực, có nhiều mùn tốt nhất nên bỏ đi. Sau đó đo điện áp bình trước khi nạp có trên 11.8V không, nếu thấp quá thì khả năng khôi phục sẽ rất khó. Nếu bình trên 12V thì thử tải, và đo xem áp có xụt nhiều không, nếu xụt nhiều thì bình bị sulfat hóa khá nặng. Đối với nội trở cũng vậy ta đo nội trở bình nếu cấp cấp quá 300% so với quy định nhà sản xuất bình khả năng phục hồi sẽ rất khó. Còn dưới 300% khả năng phục hồi là bình thường.
- Đối với bình 2V cũng vậy ta đo điện áp nếu bình dưới 1,8V khả năng phục hồi rất khó. Nếu bình trên 1,8V bình khả năng phục hồi cao, đo nội trở cũng giống như bình 12V.
- Đối với bình để chế độ sleep có nghĩa là bình không sử dụng nhưng để qua 6 tháng đến 1 năm thì có nghĩa bình vẫn được phục hồi bình thường......Dùng Công nghệ Xung điện để kích hoạt các sell đó lên để sử dụng bình thường.
- Kiểm tra bình (với cả bình ướt và khô) xem có bị khô nước hay không. Có thể so sánh cân nặng với bình còn tốt, hoặc cạy nắp lấy giấy quận lại và cắm vào bình kiểm tra xem giấy có ướt không, nếu không ướt cần châm thêm nước cất lượng vừa đủ.
Bước 2) Khử sulfat ắc quy:
- Sạc bình với dòng nhỏ ( nếu bình 80Ah thi sặc với dòng 5Ah) để cho bình ngấm dòng.
Với bình bị Sulfat hóa nhẹ hoặc cần bảo dưỡng chỉ cần 1 chu trình nạp xả sẽ khôi phục hoặc cho dòng Xung thấp so với tỷ lệ dòng để kích hoạt các sell trong bình ắc quy.