Ngứa ngáy, nhiều gàu, rụng tóc… là những điều đáng ghét gặp phải khi bị nấm da đầu. Nếu không kịp thời điều trị, nấm có thể khiến da đầu bong ra từng mảng, tóc rụng nhiều và thậm chí gây hói vĩnh viễn. Đứng trước nguy cơ đó, việc tìm ra cách chữa nấm da đầu tại nhà đã trở thành mong muốn cấp thiết cho nhiều người.
I. Nhận biết sớm nấm da đầu để kịp thời chữa trị tại nhà
Triệu chứng phổ biến nhất của bệnh là những mảng ngứa trên da đầu. Tóc bị đứt, gãy sát phần chân tóc, để lại những vùng da đỏ có vảy hoặc đốm hói. Khi quan sát kỹ, bạn có thể thấy những đốm đen nhỏ li ti của chân tóc còn thừa.
Ngoài ra, nấm da đầu còn đặc trưng bởi những biểu hiện:
- Tóc giòn, dễ gãy, rụng khi chải, gội đầu hay nằm ngủ.
- Xuất hiện các nốt màu trắng hoặc nâu/đen mọc dọc theo chân tóc.
- Đau da đầu, dù không buộc tóc quá chặt hay có tác động lôi kéo chân tóc.
- Xuất hiện mảng mủ ướt kèm theo các ổ áp xe
- Nổi hạch bạch huyết bất thường
- Sốt nhẹ, mệt mỏi.
Nấm da đầu không gây nguy hại đến tính mạng, nhưng lại ảnh hưởng trực tiếp đến thẩm mỹ. Khi không được điều trị kịp thời, đúng cách, các tổn thương có mủ sẽ khô se, hình thành sẹo cứng và ngăn trở tóc mọc lên. Đây là nguyên nhân gây hói vĩnh viễn – biến chứng nặng nề nhất của nấm da đầu.
II. Hiểu rõ nguyên nhân gây nấm da đầu để chữa trị tại nhà hiệu quả
Nguyên nhân chính dẫn đến nấm da đầu là nấm sợi dermatophyte. Tại Việt Nam, hai chủng gây bệnh thường gặp là Microsporum và Trichophyton. Do ưa thích nhiệt độ cao và độ ẩm, các loài nấm này thường phát triển mạnh ở da đầu – khu vực ấm áp và dễ đổ mồ hôi. Mùa hè, khu vực đông dân cư và điều kiện vệ sinh kém là những yếu tố thuận lợi cho nấm da đầu phát triển. Các chủng gây bệnh này đều có chung đặc điểm là có cấu trúc màng đặc biệt, khó tiêu diệt. Vì vậy, các loại dầu gội thông thường khó có hiệu quả diệt nấm. Ngay cả khi dùng thuốc kháng nấm, người bệnh cũng cần duy trì trong tối thiểu 1-2 tháng và phải đối mặt với nhiều tác dụng phụ.
Hai chủng vi khuẩn này đều rất khó tiêu diệt
Nấm da đầu có khả năng lây lan mạnh mẽ, dễ dàng phát tán rộng chỉ từ một nguồn lây ban đầu. Ba con đường lây bệnh đã được nghiên cứu chi tiết:
- Từ người qua người: Thông qua tiếp xúc, va chạm thông thường.
- Từ đồ vật sang người : Mầm bệnh nấm có thể trú ngụ trong khăn tắm, quần áo, khăn trải giường, lược… của người bệnh. Nếu dùng chung những đồ vật này, bệnh sẽ nhanh chóng lây sang người lành.
- Từ động vật sang người: Chó và mèo, đặc biệt là ở tầm tuổi nhỏ thường mang theo mầm bệnh nấm trong người. Khi ôm ấp, vuốt ve hay ở chung với chúng, nấm có thể di chuyển sang người và dễ dàng gây bệnh.
Từ các nguồn lây này, chúng ta rút ra được các biện pháp để phòng ngừa lây nhiễm nấm:
- Hạn chế tiếp xúc với người bị nấm da đầu.
- Không dùng chung đồ dùng, dụng cụ với người bị nấm.
- Thường xuyên tắm rửa cho chó mèo; vệ sinh cơ thể sạch sẽ sau khi ôm ấp thú cưng.
III. Cách chữa nấm da đầu tại nhà nhanh khỏi
Nấm da đầu là căn bệnh không dễ chữa trị. Do cấu trúc nấm bền vững và khó tác động, các sản phẩm trị nấm cần tốn nhiều thời gian để xâm nhập vào tổ chức gây bệnh. Vì vậy, người bệnh cần kiên trì ít nhất 1 – 2 tháng để nhìn ra cải thiện trên da đầu.
Theo khuyến cáo của Bộ Y tế, chữa nấm da đầu tại nhà được tiến hành theo các bước:
1. Cắt tóc ngắn
Nấm gây viêm da đầu, làm suy yếu chân tóc và gây tình trạng tóc rụng không kiểm soát. Nếu mái tóc dài và dày, lực co kéo lên chân tóc càng mạnh và khiến tóc rụng nhiều hơn. Không chỉ vậy, tóc còn làm tăng tiết mồ hôi trên da đầu và là nơi trú ẩn và hàng trăm ngàn vi sinh vật. Trên nền da đầu ướt mủ viêm do nấm tác động, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập và gây bội nhiễm.
Nấm da đầu sau khi được xử lý đúng cách
Bởi những lý do trên, người bị nấm da đầu nên cắt tóc ngắn trong thời gian điều trị. Mái tóc ngắn sẽ dễ dàng được làm sạch và tạo điều kiện để thuốc tác động tốt hơn. Với những vùng da đầu bị thương tổn nhiều, nên nhổ sạch tóc trước khi chữa trị bằng thuốc kháng nấm.
2. Sử dụng dung dịch sát khuẩn có tác dụng diệt nấm
Diệt nấm dermatophyte là mục tiêu quan trọng nhất trong liệu trình điều trị nấm da đầu. Với trường hợp nấm nhẹ, sử dụng sản phẩm bôi tại chỗ có tác dụng diệt nấm là lựa chọn phù hợp. Nhờ tác động trực tiếp lên da đầu, hiệu quả trị nấm sẽ đạt được nhanh hơn.
Do nấm da đầu là căn bệnh khó chữa, cần nhiều thời gian nên sản phẩm kháng nấm cần đảm bảo an toàn. Sau quá trình sử dụng dài ngày, nó không được gây tổn hại lên phần da đầu, giữ nguyên sự suôn mượt cho mái tóc. Bởi tiêu chí đó, dung dịch sát khuẩn thường được ưu tiên hơn các dầu gội đầu chứa thuốc kháng nấm. Các dung dịch sát khuẩn không gây tác dụng phụ, còn thuốc kháng nấm sẽ ít nhiều để lại hậu quả nếu dùng liên tục dài ngày.
Hiện nay, dung dịch sát khuẩn có tác dụng diệt nấm mạnh nhất là các
dung dịch kháng khuẩn ion. Cơ chế diệt nấm tương tự miễn dịch tự nhiên nên sẽ cho hiệu quả diệt nấm an toàn. Khả năng diệt nấm nhanh và mạnh, lên tới 100% trong vòng 30 giây và đã được Bộ Khoa học Công nghệ kiểm chứng. Vì vậy, dung dịch kháng khuẩn ion ngày càng được dùng nhiều tại các bệnh viện, phòng khám trên toàn quốc. Hiện nay,
Dizigone là sản phẩm kháng khuẩn ion trị nấm da đầu duy nhất tại Việt Nam.
Cách sử dụng dung dịch Dizigone cho nấm da đầu:
- Lau/rửa/xịt trực tiếp dung dịch lên vùng da đầu có nhiều mảng nấm.
- Có thể pha loãng dung dịch 2-3 lần với nước ấm để gội đầu
- Giữ dung dịch trên da đầu tối thiểu 30 giây, không cần gội lại bằng nước.
- Nên kết hợp thoa kem Dizigone Nano Bạc lên vùng da đầu bị nấm sau khi sát khuẩn với dung dịch Dizigone. Kem nano bạc sẽ duy trì hiệu quả sát khuẩn kéo dài, làm dịu da đầu và kích thích lành thương tổn nhanh chóng.
Phản hồi của người dùng sau thời gian trị nấm da đầu bằng Dizigone
3. Dùng thuốc kháng nấm đường toàn thân
Khi tình trạng nấm da đầu quá nặng, có nhiều mảng nấm và gây rụng tóc, người bệnh nên đi khám để được tư vấn dùng thuốc kháng nấm. Bác sĩ sẽ kê các thuốc kháng nấm theo đường toàn thân để phối hợp điều trị. Thuốc kháng nấm được dùng trong khoảng 6-8 tuần theo đường uống.
Trong thời gian dùng thuốc, bệnh nhân có nguy cơ đối mặt với các tác dụng phụ: đau bụng, tiêu chảy, mệt mỏi, phát ban, nôn mửa, ngứa ngáy… Đây là nhược điểm chung của các thuốc kháng nấm da đầu. Để giảm bớt các triệu chứng đó, nên dùng cùng thực phẩm giàu chất béo có lợi như bơ đậu phộng.
Để hỗ trợ điều trị hiệu quả, người bệnh vẫn phải duy trì gội đầu bằng dung dịch sát khuẩn khi dùng thuốc. Việc kết hợp tác động từ ngoài và trong sẽ giúp nấm nhanh bị đẩy lùi hơn.
IV. Cách ngăn ngừa nấm da đầu tái phát
Dù được chữa khỏi nhưng nấm da đầu rất dễ tái lại, đặc biệt khi chăm sóc không đúng cách. Vì vậy, người bệnh đã từng bị nấm da đầu cẩn rất cẩn trọng trong sinh hoạt hàng ngày. Những biện pháp ngừa tái nhiễm nấm nên được áp dụng:
- Vệ sinh tóc thường xuyên: Dùng dung dịch sát khuẩn có tác dụng diệt nấm để gội đầu và làm sạch da đầu.
- Hạn chế gội đầu vào ban đêm: Để tránh mang mái tóc ẩm ướt đi ngủ, tạo điều kiện cho nấm phát triển.
- Giữ khô tóc: Tránh ra mồ hôi nhiều, lau và sấy tóc kỹ càng sau mỗi lần gội.
- Tránh tiếp xúc với người bị nấm.
- Hạn chế ôm ấp thú cưng, sau khi sờ thì cần vệ sinh cơ thể sạch sẽ.
- Thường xuyên lau dọn nhà cửa, thay giặt chăn màn, ga gối.
———————————————————–
Nấm da đầu vốn là bệnh dai dẳng, nhưng hoàn toàn có thể chữa dứt điểm tại nhà. Chỉ cần làm theo các biện pháp trong bài, tình trạng nấm sẽ được cải thiện nhanh chóng mà không gây tác dụng phụ.
Nguồn: Dizigone.vn