Áp suất buồng đốt có thể bị sụt giảm vì nhiều nguyên nhân khác nhau, vì thế cần thường xuyên thực hiện việc
đo áp suất buồng đốt sẽ kiểm tra được tỉ số nén của động cơ, nhờ đó chúng ta có thể chẩn đoán được những hư hỏng hiện tại để đưa ra phương án xử lý kịp thời.
- Nguyên nhân khiếm áp suất trong buồng đốt bị giảm
– Do xéc măng bị mòn, thậm chí là bị gãy
– Piston và xilanh mòn, có cả những trường hợp xi lanh bị đứt
– Xupap và đế xupap mòn, cháy rõ, bám muội làm kênh hoặc do chỉnh khe hở nhiệt không đúng
- Áp suất trong buồng đốt là bao nhiêu là ổn
– Đối với động cơ xăng, ở cuối kỳ nén, áp suất trong xi lanh có thể đạt tới 7 – 12 kG/cm2
– Còn với động cơ diesel, thì ở cuối kỳ nén áp suất trong xi lanh có thể đạt 35 – 40 kG/cm2
Đây là những thông số được đưa ra trong điều kiện động cơ có bộ hơi tốt, động cơ đang làm việc, số vòng quay cao hơn, hút được nhiều hỗn hợp hơn, nên áp suất nén nằm trong khoảng đó.
Còn khi đo với một động cơ cụ thể thì kết quả sẽ phụ thuộc vào các yếu tố sau:
– Số vòng quay khởi động (từ 50-100v/p đối với động cơ xăng và từ 100-150v/p đối với động cơ diesel) nên mức độ nạp hỗn hợp còn thấp, vì vậy kết quả sẽ thấp hơn.
– Chất lượng của bộ hơi còn tốt hay đã kém.
- Các bước đo áp suất buồng đốt với dụng cụ hỗ trợ
Bước 1: Cần tắt hệ thống đánh lửa và phun nhiên liệu trước khi thực hiện kiểm tra nén. Hầu hết các nhà sản xuất khuyên bạn nên làm nóng động cơ trong quá trình thử nghiệm 1
Bước 2: Cần đặt tấm ga ở vị trí hoàn toàn mở để cho phép lượng không khí không giới hạn vào các xi lanh trong quá trình thử
Bước 3: Cần phải hủy bỏ tất cả các bugi từ động cơ
Bước 4: Kết nối với nút khởi động từ xa đến hệ thống khởi động
Bước 5: Cẩn thận lấy đồng hồ đo áp suất của dụng cụ lắp đặt đồng hồ vào lỗ bugi của xy lanh đầu tiên
Bước 6: Phải kết nối với bộ sạc pin vào ô tô để cho phép động cơ khởi động ở tốc độ không đổi và bình thường cần thiết để có được kết quả kiểm tra chính xác
Bước 7: Bạn nhấn nút khởi động từ xa và quan sát chỉ số đọc được sau vòng đầu tiên của động cơ
Bước 8: Cho phép động cơ xoay bốn vòng quay và quan sát việc đọc sau lần thứ tư. Việc đọc sẽ tăng lên với mỗi lần thử
Bước 9: Trong quá trình quan sát, bạn phải ghi lại các giá trị đọc được, để có thể so sánh các xi lanh sau quá trình kiểm tra.
Bước 10: Khi đã ghi lại được các giá trị cần kiểm tra, thì tháo đồng hồ ra khỏi xilanh, tháo áp suất ra khỏi xy lanh bằng van xả mét
Bước 11: Khi đã hoàn thành tất các lần kiểm tra, thì đêm kết quả ra so sánh. Nếu có 1 hoặc nhiều xi lanh thấp hơn so với các loại khác thì tiếp tục tiến hành thử nghiệm ướt như sau:
– Lấy một lượng dầu nhỏ và đổ vao một xy lanh yếu hơn, sau đó cài đặt lại máy đo trên xi lanh và tiến hành kiểm tra, nếu như áp suất nén tăng thì có thể do các xéc măng, xi lanh bị mòn hoặc hư hỏng.
Còn trong trường hợp áp suất không thay đổi vẫn thấp thì do xupap bị két, không khớp hoặc do khí lọt ở gioăng.
Xem giá tại Dụng cụ đo áp suất buồng đốt động cơ xăng
Những lưu ý trong khi đo áp suất buồng đốt:
– Nhất định phải dùng ắc quy đã được sạc đầy điện để động cơ có thể đạt được tốc độ 250v/p
– Thực hiện việc kiểm tra áp suất nén trên các xi lanh theo cùng một cách
– Quy trình đo thực hiện càng nhanh càng tốt
– Nên thực hiện việc kiểm tra ướt nếu áp suất nén ở 1 hoặc nhiều xi lanh thấp.