Bạn cảm thấy bực bội khi phải gồng mình lúc lái xe ngang qua ổ gà, ổ voi. Qua thời gian dài sữ dụng, hệ thống giảm xóc của chiếc xe là bộ phận dễ xuống cấp nhất. Nhưng một số vấn đề đặt ra là: Dấu hiệu nào cho thấy giảm xóc của xe có vấn đề? Bão dưỡng hệ thống này như thế nào là tốt nhất? Khi nào thì nên thay thế bộ phận này?
Một số dấu hiệu cho thấy giảm xóc của xe đang xuống cấp:
đầu tiên, khi bạn phanh gấp chiếc xe của bạn bị nhún mạnh hoặc khi bạn chuyển hướng chiếc xe có phần khó kiểm soát, góc xoay xe cũng thay đổi. Điều này cho thấy giảm xóc của bạn có thể bị mòn. Tay lái bị rung lắc mạnh khó kiểm soát cho thấy giảm xóc bị yếu đi làm cho bánh xe không bám đường. Độ mòn của các bánh xe không đều nhau. Cả xe lắc dữ dội khi đi qua đoạn đường xấu gồ ghề. Và khi xe đứng yên bạn có thể thấy độ cân bằng của chiếc xe không còn nữa, cụ thể là chiếc xe có phần nhỏm về phía trước.
Những biểu hiện này thường xuất hiện khi chiếc xe đã đi được khoảng 80000 km trở lên. Tiếng cót cét phát ra mà cụ thể là do phuộc xe- bộ phận quan trọng nhất của hệ thống này có vấn đề làm cho chủ nhân khó chịu.
cách bảo dưỡng và thay thế các bộ phận của hệ thống giảm xóc:
Trên thực tế, quá trình hao mòn các bộ phận trong hệ thống này là chắc chắn có. Đặc biệt là phuộc xe. Điều quan trọng là trong quá trình sữ dụng bạn cần lưu ý hạn chế các yếu tố tác động nhiều đến hệ thống giảm xóc của xe như:
Hạn chế phanh gấp làm ảnh hưởng đến giảm xóc trước.
Không chạy xe ở tốc độ cao quá nhiều vì khi đó phuộc xe cũng đang gồng mình chịu sức ép của trọng lượng chiếc xe tạo ra.
Thường xuyên rữa xe để tránh các tác nhân bên ngoài như nước, đất bùn bám vào ăn mòn các chi tiết hệ thống.
Tránh di chuyển nhiều trên các đoạn đường xấu.
Thường xuyên đưa xe ra trung tâm để kiểm tra.
Ngoài ra, khi xe gặp vấn đề về hệ thống giảm xóc thì khả năng bạn tự sửa là rất hạn chế. Vì bạn không có những thiết bị chuyên dụng cần thiết. Tránh trường hợp đã hỏng lại hỏng nặng hơn, bạn nên đưa xe của mình ra trung tâm để kiểm tra. Tại đó, phuộc xe là bộ phận có khả năng bị hư hỏng nhiều nhất. Tùy theo mức độ hư hỏng mà có thể phục hồi phuộc hoặc thay phuộc zin. Tiếp đó là các chi tiết kết cấu khác.
Hiện nay trên thị trường có 2 kiểu giảm xóc: giảm xóc dầu và giảm xóc gas. Mỗi loại đều có ưu và nhược điểm riêng của mình. Tùy vào công nghệ sản xuất, thiết kế, chất lượng, thành phần cấu tạo bạn cần căn cứ vào đó mà đưa ra lựa chọn hợp lí, phù hợp với chiếc xe của mình nhất.
by trình lê