Bị phù khi mang thai là một vấn đề khá phổ biến mà các chị em có thể gặp phải trong thai kỳ. Và tuỳ thuộc vào cơ địa của mỗi người mà mức độ phù nề có thể ít hoặc nhiều. Và để chuẩn bị tinh thần tốt nhất cho quá trình mang thai, chị em có thể tham khảo qua bài viết sau để hiểu hơn về tình trạng phù nề khi mang thai.
BỊ PHÙ KHI MANG THAI CÓ PHỔ BIẾN KHÔNG?
Phù nên khi mang thai được đánh giá là một triệu chứng khá phổ biến ở bà bầu và đặc biệt là trong giai đoạn cá nguyệt thứ 3. Bởi có đến hơn 80% thai phụ phải phải chứng phù nề khi mang thai. Chứng phù nề khi mang thai tuy gây ra cho chị em nhiều khó chịu, khó khăn trong di chuyển cũng như việc ăn mặc, nhưng nó lại không ảnh hưởng quá nhiều tới sức khoẻ hay thai kỳ.
Tuy nhiên, nếu chị em bỗng dưng gặp phải tình trạng phù nên nặng ở một chân, tay hay mặt thì nên liên hệ ngay với bác sĩ chuyên khoa để được thăm khám và hỗ trợ điều trị kịp thời. Bởi rất có thể chị em gặp phải tình trạng máu đông, khiến máu khó lưu thông và gây ra tình trạng phù nề. Ngoài ra còn có khá nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng phù nên khác như tiền sản giật, huyết khối tĩnh mạch sâu...
NHỮNG BỘ PHẬN THƯỜNG BỊ PHÙ NÊN TRONG QUÁ TRÌNH MANG THAI
Hiện nay, khi mang thai chị em thường gặp phải tình trạng phù nên và đặc biệt là phù nề ở tay, chân... Và dưới đây, chúng tôi sẽ chia sẻ nguyên nhân và cách khắc phục tình trạng phù nề ở các bộ phận này một cách hiệu quả.
Phù nề ở tay khi mang thai
Chị em gặp phải tình trạng phù nề ở tay khi mang thai là khá bình thường. Và tình trạng này xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau, có thể là như: Thai phụ tăng cân, thai lớn làm chèn mạch máu gây cản trở tuần hoàn, do thiếu canxi, magie, axit folic, Vitamin B1, B2 hoặc chị em bị hội chứng hầm cổ tay khiến tay bị sưng lên khi mang thai...
Khi gặp tình trạng phù nề tay khi mang thai, chị em nên tìm hiểu và áp dụng những bài tập dành riêng cho tay trong quá trình mang thai.
+ Có thể là thực hành khởi động khớp tay, chân để giúp máu lưu thông tốt hơn
+ Khi ngủ lựa chọn những tư thế thuận lợi cho quá trình tuần hoàn máu
+ Nên đi lại nhiều và tránh ngồi lâu khi làm việc với máy tính
+ Nên chườm lạnh để giảm quá trình sưng đau
+ Có thêm ngâm tay chân vào chậu nước với một vài tinh dầu hoa cúc hoặc lavender
+ Bổ sung thực phẩm giàu canxi, vitamin, tránh ăn mặn...
+ Uống đủ nước, ít nhất 2 lít mỗi ngày...
Bị phù và ngứa chân khi mang thai
Nguyên nhân gây ra tình trạng phù và ngứa chân khi mang thai có thể là do côn trùng cắn, chấn thương, viêm nhiễm, hoặc do tình trạng đi lại, đứng, hoạt động quá nhiều. Ngoài ra, bệnh lý suy tĩnh mạch cũng là nguyên nhân chính gây ra tình trạng phù chân khi mang thai. Cùng với đó, những nguyên nhân khác cũng có thể gây ra tình trạng phù, ngứa chân khi mang thai như tiền sản giật, rối loạn khớp, viêm mô tế bào...
+ Và để giúp giảm tình trạng phù chân khi mang thai, mẹ bầu nên bổ sung đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết và giàu protein, vitamin, canxi, kẽm, sắt... tránh ăn đồ ăn mặn, đồ thực phẩm có thể gây đầy hơi.
+ Ngoài ra mẹ bầu nên lựa chọn những đôi giày bệt để thoải mái khi di chuyển
+ Không nên đứng quá lâu
+ Nên thư giãn, nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp tình trạng phù chân được cải thiện hiệu quả....
Ngoài tình trạng phù nề tay chân, thì phù mặt cũng là một tình trạng mà nhiều chị em khi mang thai có thể gặp phải. Tình trạng này thường do sự thay đổi hormone trong cơ thể. Và để cải thiện tình trạng này hiệu quả, thì chị em nên áp dụng những bài tập mặt cho bà bầu, thay đổi chế độ ăn hợp lý, giàu vitamin C để giúp giảm sưng mặt một cách hiệu quả và nhanh chóng.
CÁCH LÀM GIẢM PHÙ NỀ KHI MANG THAI HIỆU QUẢ
Khi gặp phải tình trạng phù nề khi mang thai, chị em nên tham khảo và áp dụng những phương pháp mà chúng tôi chia sẻ sau đây, sẽ giúp giảm bớt tình trạng phù nề một cách hiệu quả, an toàn.
♦ Giảm lượng muối hằng ngày: Bởi muối làm cho cơ thể tích thêm nhiều nước, nên chị em chỉ cần giảm muối trong thực phẩm, hạn chế dùng thực phẩm đóng hộp hoặc đồ ăn sẵn.
♦ Tăng lượng kali: Kali giúp cơ thể cân bằng lượng chất lỏng. Do đó, ngoài việc bổ sung đầy đủ vitamin thì mẹ bầu nên lưu ý bổ sung thêm kali từ những thực phẩm như khoai tây, khoai lang cả vỏ, chuối, củ cải...
♦ Uống nhiều nước: Nếu cơ thể lầm tưởng đang thiếu nước, thì nó sẽ tích trữ nhiều nước và khiến cho cơ thể bị phù nề. Vì thế, mẹ bầu nên bổ sung đầy đủ nước để giúp cơ thể đào thải chất độc ra ngoài và giúp cơ thể khoẻ mạnh hơn.
♦ Gác chân lên cao: Việc đứng nhiều sẽ khiến ảnh hưởng xấu tới bà bầu. Do đó, bà bầu nên ngồi, nằm và gác chân lên cao khi có thể, giúp cho chân được thoát chất lỏng tích tụ tại đây cả ngày.
♦ Đi bộ: Mẹ bầu nên đi bộ nhẹ nhàng mỗi ngày, để giúp giảm tình trạng phù nên hiệu quả, giúp máu lưu thông tốt và giảm sưng...
♦ Ngâm chân với nước có tinh dầu hoa cúc hoặc lavender: Để giúp giảm đau, phù nề. Ngoài ra chị em nên bổ sung đầy đủ các loại dưỡng chất cần thiết cho cơ thể....
♦ Dinh dưỡng lành mạnh: Chị em nên chịu khó bổ sung nhiều trái cây tươi, rau xanh, thực phẩm giàu potassium để giảm triệu chứng phù nên khi mang thai...
Xem thêm thông tin về chúng tôi:
+ Báo Tiền Phong: Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu TPHCM - Luôn vì sự hài lòng của mọi bệnh nhân
+ Dân Trí: Phòng khám đa khoa Hoàn Cầu - Địa chỉ “vàng” chăm sóc sức khỏe toàn diện
+ Báo Lao Động: Phòng khám Đa Khoa Hoàn Cầu: Chữa bệnh xương khớp bằng y học cổ truyền
+ Báo Gia Đình: Phòng khám Đa Khoa Hoàn Cầu: Khám chữa bệnh tận tâm – không lo về chi phí
+ Tin tức 24h: Phòng khám Đa Khoa Hoàn Cầu - Địa chỉ cắt bao quy đầu uy tín, chất lượng
+ Báo Pháp Luật:
Khám nam khoa tại Phòng Khám Đa Khoa Hoàn Cầu thế nào?
PHÒNG KHÁM ĐA KHOA HOÀN CẦU
- Thời gian hoạt động: 8:00 – 20:00 mỗi ngày kể cả ngày lễ
- Địa chỉ phòng khám: 80-82 Châu Văn Liêm, P.11, Q.5, TP.HCM
- Website: Phòng khám đa khoa Hoàn cầu
- Hotline tư vấn: (028) 3923 9999