Số chính phương là một kiến thức các bạn sẽ gặp trong chương trình toán học phổ thông, dựa vào đặc điểm, tính chất của số chính phương sẽ phát triển thành các dạng bài toán khác nhau. Cùng tìm hiểu chi tiết, đầy đủ về số chính phương và ứng dụng bài tập về số chính phương.
Số chính phương là gì?
Số chính phương là một số mà nó là căn bậc hai của một số tự nhiên khác. Các bạn có thể hiểu rõ hơn, số chính phương là bình phương của một số tự nhiên.
Số chính phương được xem là biểu thị cho diện tích của một hình vuông. Vì số chính phương là bình phương của một số tự nhiên mà diện tích hình vuông lại là cạnh nhân cạnh.
Có số chính phương chẵn và số chính phương lẻ. Một số chính phương được gọi là số chính phương chẵn nếu như nó là bình phương của một số chẵn, và ngược lại một số chính phương được gọi là số chính phương lẻ nếu như nó là bình phương của một số lẻ. Nói một cách đơn giản hơn là bình phương của một số chẵn là một số chẵn, còn bình phương của một số lẻ là số lẻ
Về số chính phương thì nó chỉ có thể có chữ số tận cùng bằng 0,1,4,5,6,9 mà thôi, sẽ không thể nào có chữ số tận cùng bằng 2,3,7,8..
Khi bạn phân tích ra thừa số nguyên tố thì số chính phương chỉ chứa các thừa số nguyên tố với số mũ chẵn.
Kết luận: Số chính phương là số bằng bình phương đúng của một số nguyên. Hay hiểu đơn giản, số chính phương là một số tự nhiên có căn bậc hai cũng là một số tự nhiên.
Một vài ví dụ về số chính phương?
Quá dễ dàng đúng không chỉ dựa vào những khái niệm cũng như đặc điểm nhận dạng của số chính phương ở trên là chúng ta có thể dễ dàng cho ra một loạt ví dụ về số chính phương.
Ví dụ:
- 4 là một số chính phương vì 4 = 2 bình phương,
- 289 là một số chính phương vì 289 = 17 bình phương.
- 9 là một số chính phương vì 9 = 3 bình phương.
- 36 là một số chính phương vì 36 = 6 bình phương
- 1.000.000 là một số chính phương thì 1.000.000 = 1000 bình phương.
Tham khảo bài viết của
trường THPT Sóc Trăng