Tập Lái
19/12/18
41
10
15
26
Gần tết nguyên đán là thời điểm nhà nhà chuẩn bị mọi thứ để đón một năm mới an lành thịnh vượng. Tất nhiên chiếc xế hộp của bạn cũng cần được tân trang sửa chữa lại để đảm bảo độ bền và tính an toàn những ngàu đầu năm cũng như cả năm. Đó có thể là lớp sơn xe, động cơ, bugi hay những chi tiết nhỏ như lớp da bọc vô lăng , ốp lốp trần xe. Nhưng “ hệ thống phanh” của xe cũng là một phần quan trọng mà chúng ta cần chăm sóc đặc biệt.
TAjhufM8HRzBHOo3_bbivVdV5oFwbic-7dD0h3Vim7Eyv3XS7xC_rC6g14X3RIFfubmGDfWlIn3x9yk74PT7ThZudy23yGmTJLi3ptrJXIfu5cX9GCVc8OxtnLNG7JKltW9UsB34

cYBa2uQVcviUQUCisgDIqtuRf8Wp-cXvLkxuum1FfjIqoERnxH5-KB1N0rPcFFr-nAkPPaH4r36CZxfNrx_raxcep4HaEoeMGxYFgbNpkpci3vODi_Btup5TsYQP32IsMdkHKchw
Sau 3-5 năm sữ dụng hay 50000-120000 km dù không có biểu hiện gì bất thường, bạn cũng nên kiểm tra cơ cấu phanh vì rất có thể má phanh bị mòn trơ, đĩa phanh bị cà sát hay một chi tiết nào đó của hệ thống phanh bị hỏng.​
  • Hệ thống phanh mất hiệu quả
Oj_Yy9MzAID13KSEE3eZnG5SVibWq3QeA_T1IuNso2oEPXQJy8FanCz0niPtV8elJqOa6LczgNrxyIIHgiBl49_y7XygwikBX6VGya3d45lr-Luq0pCYgiI64vE9dDd1FJBdCaPQ
Bạn đạp phanh chạm sàn, hiểu quả phanh không tốt như ban đầu. Một số trường hợp hệ thống cảnh báo mà phanh không làm việc, không có tiếng kêu phát ra từ bánh xe, dẫn đến phanh kém hiệu quả. Vậy rất có thể là má phanh đã bị mòn.​
  • Đạp phanh thấy nhẹ và không có lực phanh.
ZQba4QycWF_j5nbozCSmp5bXU--ZeK0zATmnSq-zqhqfntsnexO0TvNVK7BecnOZTiLbSRR7CGo5L0UP3FeNexXX_U55qU_EqxzpweHiJrgAbsC4YjPHE4wHQI2mD2Y4gIDONezk
Các biểu hiện thường thấy là đạp phanh rất nhẹ, cho dù phanh đã chạm sàn nhưng vẫn không hiệu quả. Có 2 nguyên nhân thường thấy là dầu bị lẫn khí hoặc xi-lanh chính bị hỏng. khí lẫn trong dầu khi chịu áp lực sẽ bị nén lại dễ dàng hơn, áp suất không đủ lớn để hệ thống phanh hoạt động. Cách khắc phục là xã khí (xả e). Trường hợp còn lại, xi-lanh chính bị hỏng, mà không thể sửa chửa thì bạn cần phair thay mới.​
  • Đạp phanh thấy nặng
ozxc5jcdND-TqhWdd5Z89yai46hyxeWFk3Lm2KuPj5yDjImIfIu00zYnznbMJDeX0Vj1YKWp0DWAkkASyEJpDJIAM3IED451lwy68c4M3xoNy74fBStJO7xB1bQysdCtU0Xqqrb6
Các hệ thống phanh ngày nay, thường dùng trợ lực chân không để người lái đỡ vất vả khi đạp phanh. Khi đạp phanh thấy nặng nguyên nhân thường xảy ra là bộ phận này có vấn đề. Rò khí ra ngoài khiến cho áp suất không đủ lớn để hổ trợ lực từ bàn đạp.​
Một nguyên nhân khác, ống dẫn dầu bị tắc, áp lực dầu tăng cao nhưng không truyền tới cơ cấu phanh. Trường hợp này dù bạn có cố gắng bao nhiêu thì vẫn không có hiệu quả hoặc hiệu quả bị giảm đáng kể. bạn nên thay ống dẫn dầu mới.​
Bên cạnh đó, điều chỉnh lại ghế ngồi sao cho lưng, hông tựa vào ghế cũng giúp bạn phát ra lực đạp phanh đáng kể và quan trọng là bạn thấy thoải mái khi lái xe.​
  • Hoạt động của phanh không ổn định
JPtzi5ShYaNp5Ct4QvGKZ_cO5rGaKyUNIRJRgFLqBq_pwis2lSdUjzqoHHKSjoz4z2W3wWQFsj1dLY7eXeelr1bhskAue6nP6unQt-1To5stPX-OpiaX7Gs63SrR2f6-CT8P9rMZ
ckPmbU-o6e2BKONxmsVTCI8cl3fE1sBm1g_w5K5xhnralbvCBkoXX25GQchgT6jaXOXn-jBee1SECeywcLZvyTNJcoMI3t7-Mldhf98eLMQHpByXqBZbNPr2l_o09PlXXnbZOuCL
Khi đạp phanh, chúng phải hoạt động một cách trơn tru và ổn định. Nhưng đôi khi, bạn giữ ban đạp lâu nhưng lực phanh phát huy tác dụng trong tích tắc rồi biến mất. Nếu lặp lại nhiều lần như vậy, má phanh hoặc đĩa phanh đã bị hỏng. Hãy kiểm tra và thay thế các bộ phận này.​
Lưu ý: trường hợp thay thế đĩa phanh, nên thay đồng thời từng cặp trước hoặc sau, không nên thay một phía.​
  • Tiếng kêu phát ra từ cơ cấu phanh khi bạn thắng xe.
FzalAcTNTAfOFBeh44CYwI8ec_joUSvo0dhk06pPIZH-uSUjzNMmzy8yObWeZAJA5nD6gptZbjDlGXrLMOdxLVlhPRjbbeUKytOCagHMMsf5YElFLXaA1LymE4g_wXeQC9kmEZZF
Cơ cấu phanh đĩa và cơ cấu phanh tang trống thường được nhà sản xuất sữ dụng. Trên những chiếc xe hiện đại hiện nay thường sữ dụng cơ cấu phanh đĩa nhờ những tính năng ưu việt hơn. Còn cơ cấu phanh tang trống thường được sữ dụng ở những thế hệ xe cũ.​
Tiếng kêu phát ra đều đều khi bạn đạp phanh và cũng có trường hợp cả khi bạn không đạp phanh nó vẫn kêu. Điều này làm bạn khó chịu, nhưng cũng là dấu hiệu cho thấy má phanh đã mòn. Bạn cần thay thế má phanh (biện pháp an toàn do nhà sản xuất khuyến cáo).​
vFruB5hCW20Thb6qYMkrq7nsd5zWgI6S3U4J2JDNaQJRi7WMG3ZcRi6WQgJAD5AaTABPJYexELlC813XAj7XXUJxkpjXMavGDYPD6lzA0CNs5gRN0JJENbNEHrnzN6qog-Uej3A4


Trên đây một số lưu ý về cách nhận biết khi phanh xe của bạn có vấn đề. Bạn có thể tham khảo sau đó tự thực hiện bảo quản, bảo dưỡng xế cưng của mình ( đối với trường hợp các lỗi nhỏ). Tuy nhiên để đảm bảo chắc chắc hơn, bạn nên mang chiếc xe của mình ra các trung tâm bảo dưỡng uy tín để bắt bệnh và chăm sóc chiếc xe của bạn kĩ lưỡng hơn.​
Xem thêm: kinh nghiệm cho những người mới biết lái, 8 sai lầm các tài xế mới thường gặp
 
Chỉnh sửa cuối: