Trong những thời tiết ngày hè nóng bức như hiện nay thì hệ thống làm mát của ô tô đóng vai trò khá quan trọng. Rất nhiều người có thói quen chỉ kiểm tra, bảo dưỡng và sửa chữa điều hòa khi thiết bị hết ga, hỏng hóc hay gặp sự cố trên đường. Hãy biết rằng đây là một thói quen sai lầm. Vậy muốn đảm bảo hệ thống điều hòa trên xe ô tô của bạn hoạt động có hiệu quả và bền nhất, tránh được những sự cố rủi ro trên đường.
Cũng giống như các thiết bị điện máy khác, điều hòa ô tô được cấu tạo bởi các chi tiết phức tạp ở cả dàn nóng, dàn lạnh, máy nén khí, quạt gió và đường ống dẫn ga… Sau một thời gian hoạt động các chi tiết máy có thể hao mòn và tính năng giảm đi tùy theo điều kiện và tần suất sử dụng. Bởi vậy kiểm tra bảo dưỡng điều hòa định kỳ là điều vô cùng cần thiết.
Tuy vậy, không phải lúc nào bạn cũng cần mang xe tới các trung tâm sửa chữa hoặc các garage ô tô để bảo dưỡng. Mà bạn có thể tự bảo dưỡng định kỳ cho điều hòa ngay tại nhà. Dưới đây, chúng tôi xin cung cấp cho quý khách một số kinh nghiệm bảo dưỡng điều hòa.
Các bước giúp bạn kiểm tra hệ thống điều hòa tại nhà:
Bước 1: Kiểm tra tình trạng hoạt động của dàn lạnh để đảm bảo các nan tỏa nhiệt làm việc hiệu quả nhất trong quá trình trao đổi nhiệt để làm lạnh. Đồng thời khắc phục và hạn chế của những tác động hoặc nguy cơ tiềm ẩn khách quan làm cho dàn giảm tuổi thọ như: mọt, thủng…. Xịt rửa bên ngoài dàn lạnh bằng máy áp lực làm cho dàn lạnh sạch sẽ giải nhiệt tốt trong quá trình làm lạnh.
Bước 2: Kiểm tra tình trạng hoạt động của dàn nóng để đảm bảo các nan tỏa nhiệt làm việc hiệu quả nhất trong quá trình trao đổi nhiệt.Xịt rửa bên ngoài dàn nóng bằng máy áp lực làm cho dàn nóng giải nhiệt tốt.
Bước 3: Kiểm tra tình trạng hoạt động của quạt dàn lạnh bằng thiết bị chuyên dụng để tránh tiêu hao điện năng (dây điện bị quá tải khi gặp sự cố) dẫn đến đứt cầu chì, hỏng rơ le, chập cháy dây dẫn và cháy lan sang các thiết bị khác.
Bước 4: Kiểm tra lọc gió. Lọc gió điều hòa quá bẩn làm giảm hiệu suất dàn lạnh, gây mùi hôi …
Bước 5: Kiểm tra lượng ga, dầu trong hệ thống bằng đồng hồ chuyên dụng để khắc phục kịp thời khi hệ thống thiếu ga, dầu nhằm tăng tính năng và độ bền của thiết bị. Nếu hệ thống bị thiếu ga, dầu hoạt động trong thời gian dài sẽ làm giảm tuổi thọ của máy nén khí hoặc làm kẹt, bó ly hợp máy nén khí.
Bước 6: Kiểm tra các kết nối và ống dẫn để sớm phát hiện khắc phục hoặc khống chế việc rò rỉ ga, dầu và hỏng hóc các thiết bị khác.
Bước 7: Kiểm tra khe hở ly hợp để phát hiện và sử lý kịp thời những tiếng kêu, tiếng ồn và tránh nguy cơ hỏng các thiết bị khác như cuộn điện, mặt ly hợp, pu ly, bi, đứt dây cu roa.
Bước 8: Kiểm tra độ lạnh và hoạt động của rơ le nhiệt bằng dụng cụ chuyên dụng để tránh tình trạng đóng đá dàn lạnh, mất lạnh khi chạy đường dài.
Bước 9: Kiểm tra dây curoa để tăng dây curoa (nếu cần) tránh trường hợp dây curoa bị đứt và quấn vào các thiết bị khác.