Mất phanh là nỗi ám ảnh kinh hoàng của tài xế xe tải chở hàng khi đi với tốc độ cao, hoặc đang thả dốc. Hiện tượng này xảy ra với cả xe tải chở hàng mới hoặc cũ, khiến tài xế trong tình trạng bị động, xử lý hoảng loạn gây nên những hậu quả nặng nề. Vụ việc xe khách chở 30 người bị mất phanh được anh Phan Văn Bắc cứu vừa rồi lại dóng lên hồi chuông cảnh báo về tình trạng mất phanh khi lái xe.
❂ Xem thêm: Xe tải chở hàng cứu xe khách chở 30 người, anh hùng hay ăn may ?
[xtable=skin1|cellpadding:0|cellspacing:0]
{tbody}
{tr}
{td}
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}
Mất phanh là nỗi ám ảnh của nhiều tài xế{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Nguyên nhân gây mất phanh:
- Do tâm lý chủ quan, sợ mất thời gian, các tài xế thường không kiểm tra hệ thống phanh trước mỗi chuyến đi. Kết quả, Phanh hết dầu hay có nguy cơ gặp sợ cố kỹ thuật nhưng không biết. Mặt khác, một số tài xế xả rác, chai lọ trên cabin có thể làm kẹt chân phanh.
- Tình trạng mất phanh xảy ra nhiều nhất với những tài xế chạy xe tải chở hàng đường dài đi qua những cung đường, đồi núi địa hình dốc. Trong khi đó, hệ thống phanh của hầu hết các xe hoạt động bằng dầu và trợ lực bằng khí chân không. Sử dụng phanh nhiều và liên tục làm tăng nhiệt độ dẫn đến trơ má phanh, đạp thắng không ăn. Làm lộn cupen ở xilanh phanh, mỗi lần đạp phanh là dầu chảy ra ngoài, làm phanh không thể hoạt động.
Cách xử lý khi xe tải chở hàng bị mất phanh
Bình tĩnh xử lý
Phải tự trấn an mình và những người xung quanh khi xe bị mất thắng bằng những câu nói ngắn gọn nhưng dứt khoát như: “Xe đang mất thắng, nhưng tôi sẽ xử lý được, yêu cầu mọi người ngồi im tại chỗ không được di chuyển”. Hoảng loạn không giải quyết được việc gì, mà còn gây nguy hiểm cho người khác. Hãy bình tĩnh lái xe và dự trù tình huống giải quyết thay vì sợ hãi, bị động.
Không tắt động cơ xe tải
Đang di chuyển với tốc độ cao mà tài xế độ ngột tắt máy dễ dẫn đến hiện tượng mất lái, xe lao theo quán tính không thể điều khiển. Bởi khi tắt máy, hệ thống lái trở nên rất nặng và khó điều khiển khi trợ lực mất dần. Tuyệt đối không tắt động cơ khi xe tải bị mất lái.
Cảnh báo cho xe khác
Vừa lái xe vừa quan sát các phương tiện khác trên đường, bật đèn, nháy pha, bấm còi để cảnh báo. Mở cửa sổ hai bên, kêu gọi sự trợ giúp, mặt khác làm tăng tính cản gió. Ở một tốc độ vừa phải, hãy lái xe đánh võng theo hình chữ chi (ziczac) lượn qua lượn lại để giảm tốc độ. Tuy nhiên, tuyệt đối không đánh võng khi lái xe với tốc độ cao bởi rất dễ lật xe.
Đạp phanh liên tục
Đạp phanh liên tục để tìm cơ may phục hồi tạm thời áp suất thủy lực trong đường ống bị rò rỉ hoạt động trở lại, ABS được kích hoạt. Nếu đạp phanh thấy mềm và đạp được tới tận sàn, có thể đường ống hỏng, áp suất dầu phanh bị mất. Còn chân phanh cứng ngắc hãy nhìn dưới phanh có vật nào chặn ở dưới, nếu không phải thì phanh đang bị tắc đường dẫn thủy lực hay bị bó cứng.
Giật phanh tay
Trong khi đạp phanh chân, tài xế cũng nên cố gắng giật phanh tay. Hãy kéo nhẹ nhàng, từ từ, lực vừa đủ. Kéo quá mạnh, quá nhanh có thể dẫn đến bánh bị khóa, mất lái. Trong quá trình kéo phanh tay, khi thấy có hiện tượng bị mất lái, hãy nhả phanh tay ngay để tránh xe bị lật.
Trả về số thấp
Giảm tốc bằng cách cố gắng đưa gạt cần trở về vị trí số 1. Chú ý, bạn không nên gạt về số 0 (N) quá lâu trong tình huống xe xuống dốc, bởi xe sẽ lao với tốc độ nhanh hơn. Lúc này, tài xế không thể vào lại được số khi tốc độ của máy , tốc độ vòng quay của bánh xe không còn đồng bộ, đồng tốc.
Ví dụ, xe tải đang thả dốc ở vị trí số 3 và đột ngột vị mất thắng. Để dồn được về số 1 bạn cần đạp côn về số 0, nhả chân côn và vù mạnh chân ga sao cho tốc độ vòng quay của máy đồng tốc với tốc độ vòng quay của bánh xe. Sau đó đạp chân côn, dồn về số 2. Khi đó, xe khựng lại và giật đột ngột. Tài xế hãy gạt cần số về số 1, tốc độ xe bây giờ đã chậm đi đáng kể, nhả và kéo mạnh phanh tay để dừng hẳn xe....
Trường hợp xấu nhất
Cho xe chạy dọc va chạm vào các thanh lan can, bờ tường hai bên đường hay vách núi khi xuống dốc... để giảm tốc. Khi không còn sự lựa chọn nào khác hãy đâm vào những xe chở hàng nặng, container cùng chiều. Hay chọn những bụi cây rậm rạp, vũng lầy, cánh đồng...
Cách phòng tránh
[xtable=skin1|cellpadding:0|cellspacing:0]
{tbody}
{tr}
{td}
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}
Kiểm tra xe chở hàng trước mỗi chuyến đi{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Để hạn chế những rủi ro khi mất phanh, khi đổ đèo, đi xuống dốc nên đi bằng số thấp (1, 2, 3). Lúc này vòng tua máy thấp giúp hãm độ trôi của xe, giảm bớt gánh nặng của phanh. Ngoài ra nên chăm sóc, bảo dưỡng kiểm tra xe chở hàng định kỳ, nguy cơ mất phanh chỉ còn ở mức 1%.
❂ Xem thêm: thế nào là một dịch vụ cho thuê xe chở hàng tốt?
❂ Xem thêm: những bệnh nghề nghiệp của nghề tài xế