Sớm ra đời và nhanh chóng trở thành phụ kiện không thể thiếu cho xe ô tô, cảm biến áp suất đang được lắp đặt ngày càng nhiều cho xe ô tô. Tuy nhiên, vẫn có những tài xế chưa biết đến công nghệ thông minh này. Vậy, cảm biến áp suất lốp là gì? Có nên lắp cảm biến áp suất cho ô tô hay không?
Cảm biến áp suất lốp là gì?
Cảm biến áp suất lốp (Tire Pressure Monitoring System - TPMS) là hệ thống có chức năng theo dõi lốp cho xe hơi. Thiết bị này có vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an toàn cho những người lái xe ô tô, tránh được những nguy hiểm tồn tại do lốp.
Sự ra đời của cảm biến áp suất lốp
Do dố lượng các vụ tai nạn giao thông liên quan đến lốp ngày càng tăng không ngừng mà người ta đã nghĩ đến việc sản xuát một thiết bị giúp người lái xe kiểm soát lốp tốt hơn. Từ đó, hệ thống cảm biến áp suất lốp được cho ra đời. Thiết bị TPMS đầu tiên được lắp đặt cho chiếc xe Porsche 959 đời 1986. Sau đó, chúng tiếp tục được trang bị trên các dòng xe hạng sang như: Mercedes, Audi, BMW.
Đỉnh điểm của sự phát triển cảm biến áp suất lốp là vào những năm cuối thập niên 90. Khi mà các vụ tai nạn nổ lốp đã cướp đi mạng sống của hàng trăm người mỗi năm. Vào ngày 01/09/2007, chính quyền Bill Clinton đã quy định toàn bộ xe có trọng tải dưới 4,5 tấn được bán tại thị trường Mỹ bắt buộc phải trang bị TPMS. Tiếp theo đó, vào năm 2012 Châu Âu cũng ra quyết định tương tự đối với việc trang bị cảm biến áp suất lốp cho xe hơi.
Tuy nhiên, với hầu hết xe ô tô nhập khẩu tại Việt Nam, vẫn có khá ít xe được trang bị hệ thống TPMS. Bởi vậy, để đảm bảo an toàn, nhiều tài xế đã tiến hành lắp đặt thêm Option cho xe của mình.
Nguyên lý hoạt động của cảm biến áp suất lốp
Hiện nay, cảm biến áp suất lốp được thiết kế bao gồm 4 van cảm biến và 1 bộ thu hoặc 1 màn hình dời nhận tín hiệu.
Trong đó, 4 van cảm biến sẽ tương ứng với vị trí của 4 lốp xe và làm nhiệm vụ theo dõi áp suất lốp. Những thông tin thu nhận được từ van cảm biến sẽ truyền tới bộ thu để hiển thị lên màn hình ô tô. Nhờ đó mà người lái xe dễ dàng theo dõi và nắm bắt tình trạng lốp mỗi ngày.
Có nên lắp cảm biến áp suất lốp cho ô tô không?
Cảm biến áp suất lốp mang đến nhiều lợi ích cho người sử dụng, vì vậy sẽ thật tuyệt vời nếu các tài xế trang bị phụ kiện này cho xế yêu của mình.
Lợi ích của cảm biến áp suất lốp
Bảo vệ lốp xe ô tô
Nhờ tính năng hiển thị mà người lái dễ dàng theo dõi, tình trạng của lốp. Vì thế những lúc lốp quá căng, hay quá non thì tài xế cũng sẽ chủ động để điều chỉnh cho phù hợp. Hơn nữa, sự góp mặt của thiết bị cũng giúp cho các bác tài chủ động quan tâm và để ý nhiều hơn tới lốp xe của mình.
Tính năng cảnh báo an toàn
Trong quá trình điều khiển phương tiện, buộc người lái phải tập trung quan sát đường đi và dường như không thể thường xuyên chú ý tới thông số của TPMS. Nên trong trường hợp xe đang chạy mà đột nhiên có vấn đề xảy ra với lốp, thiết bị sẽ lập tức cảnh báo bằng cả âm thanh và hình ảnh. Điều này giúp người lái xe nhận biết kịp thời và có phương án khắc phục nhanh chóng.
Tiết kiệm nguyên liệu
Được biết, duy trì mức áp suất đạt chuản không chỉ làm tăng tuổi thọ lốp mà còn tiết kiệm 1-3% mức tiêu thụ nhiên liệu cho xe. Đồng thời, áp suất lốp vừa đủ cũng giúp cho xe vận hành êm ái hơn, đem lái cảm giác dẽ chịu, thoải mái cho người lái xe.