Hạng F
Super Moderators
11/2/15
7.775
18.752
113
Lâm Đồng
Cảm biến gạt mưa tự động tự động là trang bị vô cùng hữu ích đối với tài xế khi bị mắc mưa bất chợt hoặc khi bị xe khác bất ngờ té nước lên kính chắn gió.

Cảm biến gạt mưa tự động


Cảm biến gạt mưa tự động là gì?

Cảm biến gạt mưa tự động (Rain Sensing Wipers) là tính năng giúp cho chiếc xe nhận biết khi nào trời mưa hoặc khi kính chắn gió bị bụi bẩn để kích hoạt cần gạt mưa.

Công dụng của cảm biến gạt mưa tự động

Đây là tính năng giúp cho việc lái xe trở nên thuận tiện và an toàn hơn.

Nhờ vào cảm biến gạt mưa tự động, người lái sẽ không còn phải bận tâm về việc điều khiển công tắc gạt mưa, mà chỉ cần tập trung lái xe. Kính chắn gió cũng sẽ luôn trong tình trạng sạch sẽ và đảm bảo tầm nhìn cho người điều khiển xe.

Cảm biến gạt mưa tự động

Lịch sử ra đời của cảm biến gạt mưa ô tô

Gạt mưa ô tô ra đời khi nào?

Mọi chuyện bắt đầu năm 1903, ở New York, nhà phát minh Mary Anderson nhận ra rằng thỉnh thoảng, tài xế lại phải dừng xe, cầm chiếc khăn để lau hơi nước và tuyết phủ trên mặt kính. Thậm chí khi tuyết quá dày, nhiều người còn chẳng buồn gạt tuyết mà ló đầu ra cửa sổ đế lái. Bà nhận thấy rằng mình phải làm gì đó để giúp mọi người không cần dừng xe mà vẫn gạt được tuyết và giữ tầm nhìn lái xe.

Bà đã thành công trong việc phát minh ra chiếc cần gạt nước xe ô tô đầu tiên trên thế giới, giúp mọi người có tầm nhìn tốt hơn khi chạy xe. Bằng sáng chế của bà được Văn phòng Bằng sáng chế Hoa Kỳ cấp vào ngày 10/11/1903. Đến năm 1916, tức 11 năm sau, cần gạt nước trở thành thiết bị tiêu chuẩn trên tất cả các xe ở Mỹ.

Đó là cách mà gạt mưa ô tô ra đời.

nhà phát minh gạt mưa Mary Anderson


Cảm biến gạt mưa ô tô ra đời khi nào?

Ngày nay, cảm biến gạt mưa trở thành trang bị quen thuộc của hầu hết các dòng xe trên thị trường. Nếu một chiếc xe không có sản cảm biến gạt mưa chính hãng, người tiêu dùng vẫn có thể tìm thấy chúng ở thị trường phụ kiện với giá chỉ vài triệu đồng.

Hệ thống cảm biến gạt nước mưa hiện đang được hầu hết các nhà sản xuất ô tô sử dụng ngày nay được phát minh và cấp bằng sáng chế vào năm 1978 bởi nhà sáng chế người Úc - Raymond J. Noack. Hệ thống nguyên bản trong sáng chế của ông tự động vận hành cần gạt nước, đèn và rửa kính chắn gió.

Cảm biến gạt mưa tự động

Hệ thống cảm biến gạt mưa phát hiện ra mưa như thế nào?

Cảm biến gạt mưa ô tô có cấu tạo ra sao

Cảm biến gạt mưa ô tô (Rain Sensing Wipers) có 3 bộ phận chính gồm: đèn hồng ngoại (LED), diot quang học (Photodiode) và module điều khiển điện tử.

Chúng gói gọn trong bộ linh kiện có kích thước cỡ bằng bàn tay, gắn ở phía trên đầu kính chắn gió. Trong khi đó, bộ phận điều khiển cảm biến gạt mưa thường tích hợp ở cần gạt mưa sau vô lăng.

Cấu tạo cảm biến gạt mưa tự động


Cảm biến gạt mưa hoạt động như thế nào?

Cảm biến gạt mưa không thật sự “cảm giác” được nước mưa như nhiều người thường nghĩ. Hoạt động của cảm biến gạt mưa dựa vào sự thay đổi ánh sáng chiếu qua kính chắn gió.

Đèn hồng ngoại từ bộ cảm biến sẽ phát ra các chùm tia sáng vào kính chắn gió. Nếu bề mặt kính lái sạch sẽ và trong suốt, chùm tia hồng ngoại sẽ được phản xạ lại vào diot quang học với cường độ gần như cực đại. Nếu kính chắn gió có nước, ánh sáng từ đèn hồng ngoại sẽ đi xuyên qua thay vì phản xạ lại. Lúc này, diot quang học sẽ nhận lại chùm tia sáng với cường độ thấp hơn. Cường độ ánh sáng phản xạ mà diot quang học nhận được sẽ tạo ra một điện áp bên trong module điện tử.

Ánh sáng phản xạ càng mạnh thì điện áp càng lớn. Ánh sáng phản xạ càng yếu thì điện áp càng nhỏ. Module điều khiển điện tử dựa vào điện áp này để biết khi nào có nước trên kính chắn gió. Khi điện áp ở nhỏ hơn ngưỡng thiết lập, nó sẽ kích hoạt hệ thống gạt mưa tự động cho tài xế.

Không chỉ có tác dụng kích hoạt cần gạt nước, hệ thống này còn có thể tăng tốc độ gạt nước dựa vào độ ướt của kính chắn gió và dự vào điều chỉnh setting của người sử dụng.

Nguyên lý hoạt động Cảm biến gạt mưa tự động


Để dễ hiểu, cảm biến gạt sẽ được lập trình theo nguyên lý như sau:
  • Có nước mưa => phản xạ ánh sáng yếu => điện áp trong module điện tử nhỏ => kích hoạt cần gạt nước
  • Kính sạch, không có nước mưa => phản xạ ánh sáng mạnh => điện áp trong module điện tử mạnh => cần gạt nước không hoạt động
Cảm biến gạt mưa tự động

Ưu điểm của cảm biến gạt mưa?

Có thể kể ra vô số lợi ích cho việc sở hữu tính năng cảm biến gạt mưa trên ô tô.

Tiện lợi

Nhiều người cho rằng đây là trang bị khá ngớ ngẩn và dư thừa. Bởi cần điều khiển gạt mưa nằm ở sau vô lăng, người lái có thể kích hoạt nó bất kỳ lúc nào chỉ bằng một động tác đơn giản. Tuy nhiên, không có giới hạn nào cho các tính năng tiện ích trên xe hơi, miễn là khách hàng thích và thấy tiện lợi.

Sẽ vô cùng tiện lợi khi bạn chỉ việc lái xe và nhìn đường, còn chiếc xe tự chủ động bật gạt mưa khi thấy có nước trên mặt kính lái.

Ngoài ra, cảm biến gạt mưa ô tô có khả năng tự động kích hoạt cũng như điều chỉnh tốc độ gạt nước theo mật độ nước mưa bám trên kính lái. Nước mưa càng nhiều thì cần gạt ở tốc độ càng cao. Khi kính đã sạch nước gạt mưa sẽ tự động tắt, rất tiện lợi.

Gạt mưa


An toàn

Với tốc độ phản ứng lên đến 10 phần nghìn giây, nếu phát hiện nước mưa, nước bẩn trên kính chắn gió thì ngay lập tức gạt mưa sẽ được kích hoạt. Do đó, nó sẽ đảm bảo tầm nhìn cho người sử dụng khi gặp những tình huống bất ngờ.

Những tình huống này có thể là khi những chiếc xe khác chạy qua vũng nước và té nước vào kính lái xe bạn. Trường hợp bất ngờ này có thể khiến một số tay lái yếu không kịp phản ứng và bật gạt nước, khiến cho tầm nhìn của xe bị “mù” tạm thời.

Nước văng kính lái ô tô


Hoạt động chính xác

Khi đi vào các vùng sương mù, do tính thích nghi của đôi mắt, chúng ta đôi khi không nhận ra việc sương mù đang bám dần lên kính chắn gió.

Tuy nhiên, cảm biến gạt mưa hoạt động dựa trên phản xạ ánh sáng và những thông số cụ thể, nên nó sẽ ngay lập tức làm việc khi phát hiện có hơi nước trên kính chắn gió. Điều này vô cùng hữu ích cho những bác tài khi leo đèo hoặc chạy xe ở những vùng cao.

Giảm căng thẳng

Việc lái xe luôn đòi hỏi nhiều sự tập trung và sự đa nhiệm của người lái để phản xạ phù hợp với tình huống trên đường. Cảm biến gạt mưa giúp kính chắn gió luôn được đảm bảo tầm nhìn khi gặp thời tiết xấu, người lái xe giảm được căng thẳng và thoải mái hơn khi lái xe. Đầu óc bớt một mối lo thì cũng giảm căng thẳng hơn khi đi trên đường.

Đây chính là lý do vì sao hiện nay không chỉ các hãng xe sang như Mercedes, BMW, Audi, Lexus… mà ngay cả những hãng xe phổ thông như Toyota, Honda, Mazda, Mitsubishi, Nissan, Hyundai, Kia… cũng chủ động trang bị cảm biến gạt mưa cho những mẫu xe của mình.

Khuyết điểm của cảm biến gạt mưa ô tô

Quá nhạy

Nhạy là một ưu điểm của cảm biến gạt mưa nhưng cũng là nhược điểm của nó.

Khi cảm biến quá nhạy cảm với mưa hay hơi nước thì chỉ cần có một vài giọt nước bắn lên kính chắn gió thì gạt mưa sẽ tự động gạt. Vì vậy khiến cho khi không mưa nhưng gạt mưa vẫn bật. Điều này khiến cho một số tài xế thấy.

Dù vậy, người lái vẫn có thể điều chỉnh độ nhạy cảm biến biến gạt mưa để khắc phục tình trạng này.

 gạt mưa tự động


Chỉ hoạt động tốt ở một số thời tiết

Cảm biến gạt mưa hoạt động tốt với mưa phùn, mưa nhỏ, các cơn mưa có lượng mưa từ trung bình trở xuống.

Mưa quá to thì đôi khi không phát huy tối đa tác dụng.

Lưu ý của nhà sản xuất

Cần gạt nước phải TẮT khi đang lau kính chắn gió hoặc xe đang đi rửa xe; nếu không, cần gạt nước có thể vô tình bị khởi động và bị hỏng.

Tắt cảm biến gạt mưa khi muốn vệ sinh hoặc thay cần gạt mưa.

Không che cảm biến mưa bằng cách dán nhãn hoặc nhãn trên kính chắn gió ở khu vực gần cảm biến. Nếu không, cảm biến mưa sẽ hoạt động không chính xác.

Nguyên nhân gạt mưa tự động không hoạt động có thể do cảm biến gạt mưa bị hỏng, keo ron bị cũ, thay mới kính chắn gió nên cảm biến bị trục trặc.

Cảm biến gạt mưa tự động


Xem thêm:
 
Chỉnh sửa cuối:
  • Like
Reactions: hoang244
Hạng B2
9/8/18
207
160
43
35
Nhà có con Rondo 2018,hồi đầu mới thì gạt chính xác và rất hữu ích vì nhiều khi vô tình có xe nào chạy ngang tạt nước lên, giờ lâu lâu nó bị điên,thích thì gạt k thì thôi.
kaka gạt mưa tự động chủ yếu là cảm biến để điều khiển. nếu nó hoạt động không ổn định anh xem lại cảm biến có dơ , hoặc có bị kiến xâm nhập không !? Ví dụ 1 con kiến bò ngang qua cảm biến => gạt 1 lần =))
 
Hạng F
7/8/17
7.816
10.884
113
Nhà có con Rondo 2018,hồi đầu mới thì gạt chính xác và rất hữu ích vì nhiều khi vô tình có xe nào chạy ngang tạt nước lên, giờ lâu lâu nó bị điên,thích thì gạt k thì thôi.
Vùng cảm biến phải làm vệ sinh thật sạch. Lâu ngày nhựa đường, dầu mỡ bám lên nó mất nhạy.
 
9/5/16
4.095
4.265
113
Bình Phước
Cái hay của cảm biến gạt mưa là lâu lâu đi vào cùng nắng tán sắc như lô cao su hay gì gì đó là nó sẽ auto gạt lấy gạt để, vì lúc này ánh sáng sẽ không đều nữa, cảm biến làm việc bị lỗi nhẹ. Đối với xe mới thì ít bị tình trạng trên, còn xe cũ, kính đã có nhiều vết ố thì gần như em nào cũng bị.
 
9/7/20
882
1.253
93
28
Cho mình hỏi ở cái xe mình cũng giống cái hình minh hoạ, lái lỗ áp sát kính là cảm biến gạt mưa. Nhưng mình để ý bên cạnh nó còn có một cái lỗ kiểu như camera nữa dùng làm gì nhỉ?
 
Hạng F
7/8/17
7.816
10.884
113
Lấy tay gạt cái nút có gì khó đâu! Sao cầu kỳ vậy trời :(
Ngày xưa ở nhà lá. Rồi sau này lên nhà tường mái tole. Giờ xây nhà phải chơi mái đỗ chứ k thèm chơi tole, Mưa ồn. Cuộc sống phát triển nhu cầu con người càng cao chứ sao. Trường hợp như đang chạy xe bên cạnh tạt nước qua trắng xóa trước mặt thì sao. Mua xe có sẵn thì dùng thôi. Còn ai mua xe hông có cứ gạt tay.
 
Hạng B2
2/12/16
129
291
63
34
Cho mình hỏi ở cái xe mình cũng giống cái hình minh hoạ, lái lỗ áp sát kính là cảm biến gạt mưa. Nhưng mình để ý bên cạnh nó còn có một cái lỗ kiểu như camera nữa dùng làm gì nhỉ?
cảm biến ánh sáng để auto đèn hoặc các xe khác có thêm cảm biến khoảng cách