Chủ đề tương tự
Lại nhớ cái thời đòi mở các sàn giao dịch BĐS để để kiểm soát...rồi cuối cùng thì vẫn như cái chợ, nhiều chợ...vẫn chợ loạn. Giờ đòi có trung tâm này nọ...rồi sẽ lại phải có thêm mấy cái trung tâm để kiểm soát cái trung tâm của những cái trung tâm...a bờ cờ này...nữa...và rồi sẽ vẫn loạn....vì bản chất nó vẫn là cái chợ loạn
Thật ra nếu tạo được cơ sở dữ liệu quốc gia về giá đất sẽ có lợi rất lớn các mặt cho các bên liên quan đấi đai:Nói đi nói lại cũng xoay quanh câu chuyện làm sao để thu được nhiều thuế nhất!
Mà chiêu thu 2% thuế lợi tức trên giá bán bất kể người bán lời hay lỗ thì eo thằng nào bàn đến.
- nhà nước thu đúng giá, giá thu công bằng cho tất cả đối tượng, giảm bớt sự lợi dụng thân quen, lợi ích nhóm.
- nhóm phát triển dự án: giải được bài toán pháp lý về tiền sdd, có thể mở rộng giao đất ko qua đấu giá vì nn đã thu dc tiền theo giá tt, khi đó mới đẩy nhanh dự án dc, việc bắt buộc đấu giá là tồn đọng lớn nhất hiện nay ảnh hưởng cả các dự án bt, đổi đất lấy hạ tầng là mong sự tham gia tư nhân vào hạ tầng nhưng vướng phương án thanh toán.
- nhóm sàn giao dịch: là nhóm có lợi nhất khi thu dc phí tăng lên, nên nn cần quy định giá trần phí, trách nhiệm của sàn đến đâu: như về thẩm định giá phù hợp mặt bằng chung sẽ giúp giao dịch được đẩy nhanh hơn, các sàn sẽ cạnh tranh về giá để thu hút dân chọn sàn giao dịch, giải pháp nữa là ưu tiên cho các phòng công chứng mở rộng chức năng sàn luôn thì sẽ giảm thủ tục, giảm phí cho dân. Khi đó môi giới cá nhân sẽ phải liên kết với sàn để bán hàng, phải đào tạo thêm về hành nghề.
- nhà đầu tư, sử dụng: mua qua sàn sẽ tăng thêm sự an toàn về kiểm tra pháp lý , giảm rủi ro trong đầu tư, giá bđs một khi được xem xét theo giá đất dlqg, thêm sự thẩm định chuyên môn của sàn thì giảm rủi ro mua quá mắc hoặc bán quá rẻ, sẽ vẫn còn trường hợp lách giá giao dich nhưng giảm đi ít hơn nếu tăng trách nhiệm kiểm soát cho sàn, hoặc bổ sung trở lại phương pháp thu thuế trên lợi nhuận thì sẽ giảm nhu cầu khai giá thấp hơn.
- về thuế phí đất, thuế tncn, nên ưu tiên để lại cho địa phương để phát triển, bảo trì hạ tầng, theo nguyên tác đóng nhiều hưởng nhiều, tiến tới người dân có quyền, nắm thông tin, kiểm soát quyền sử dụng nguồn thu này trong địa chính mình ở, thì khi đó đóng cao cũng ko ai ý kiến gì nữa kể cả có tăng hơn mức 2%, còn giờ sg đóng cao nhưng hạ tầng yếu kém, tiền nuôi chỗ khác hết, đó cũng là giải pháp bổ sung nguồn lực cho đẩy nhanh phát triển hạ tầng, sg muốn tăng thu thì phải công khai minh bạch thu chi thường xuyên cho dân biết, tiền dân đóng làm có hợp lý ko thì sẽ dc ủng hộ thôi, năng lực cạnh tranh sg ngày càng giảm cũng do thiếu sự công khai minh bạch, tp thông minh thủ đức giờ kém thông minh nhất sg, chỉ số cuối bảng thua cả các huyện.