Trong khi nhiều hãng xe đã sẵn sàng cung ứng các loại xe điện, xe hybrid ra thị trường Việt thì các chính sách ưu đãi và hành lang pháp lý, quy chuẩn cho loại phương tiện chắc chắn là xu hướng của tương lai này vẫn còn thiếu.
Xe “xanh” đang bắt đầu xuất hiện tại và hàng loạt mẫu xe điện sắp ra mắt trong thời gian tới
Đối với xe hybrid, Lexus là hãng tiên phong phân phối những sản phẩm thân thiện môi trường. Tại triển lãm Vietnam Motor Show 2017, Lexus đã gây bất ngờ với khách hàng tham quan khi chính thức phân phối 3 mẫu xe hybrid gồm chiếc xe gầm cao RX 450h, chiếc coupe LC 500h hay chiếc sedan đầu bảng LS500h.
Nối tiếp theo đó, vào năm 2020 Toyota cũng là hãng đầu tiên phân phối một mẫu xe hybrid phổ thông tại nước ta. Đó không đâu khác chính là mẫu Toyota Corolla Cross, hiện đang gây sốt trên thị trường và nhiều tháng liên tiếp nằm trong top 10 xe bán chạy nhất thị trường Việt.
Đối với xe điện, hiện tại Porsche Taycan là mẫu xe ô tô điện đầu tiên được phân phối chính hãng tại Việt Nam kể từ năm 2020. Trong khi đó, VinFast VFe34 là mẫu xe điện phổ thông đầu tiên được mở bán rộng rãi trên thị trường. Dự kiến những chiếc VFe34 sẽ lăn bánh trên đường phố vào cuối năm nay (2021).
Nhưng đó chưa phải là tất cả. Theo kế hoạch, năm 2025, VinFast sẽ trở thành nhà sản xuất ô tô hàng đầu khu vực Đông Nam Á với công suất thiết kế lên tới 500 nghìn xe/năm, trong đó có các mẫu ô tô, xe máy điện thân thiện môi trường. Hãng cũng đặt mục tiêu sản xuất và cung ứng xe điện cho nhiều thị trường ngoài nước như Mỹ, Trung Quốc và một số nước ở Đông Nam Á
Ngoài VinFast, nhiều hãng ô tô - xe máy tại Việt Nam cũng đang nghe ngóng động thái của cơ quan chức năng để có thể tham gia vào thị trường xe máy - ô tô điện. Ông Lê Văn Vệ, Trưởng khối Đối ngoại Công ty Honda VN (HVN) cho biết, HVN đã sản xuất mẫu mô tô điện PCX EV tại Việt Nam với gần 1.000 xe nhưng chưa bán trực tiếp cho khách hàng mà mới thử nghiệm, đánh giá. Để bán đại trà cần những cơ chế chính sách, ưu đãi để hạ giá thành bởi hiện chi phí sản xuất tương đối cao, khó cạnh tranh với xe xăng.
Chính sách ưu đãi cho xe “xanh” ở các nước khác
Trái với Việt Nam, nhiều nước trên thế giới đã khởi động các chính sách ưu đãi cho xe hybrid, xe điện từ lâu.
Năm 2016, Đức đã giới thiệu một khoản trợ cấp trực tiếp cho người mua xe điện là tư nhân ở mức € 5.000 và người mua là doanh nghiệp ở mức € 3.000 để bù vào giá mua trả trước của xe điện. Các ưu đãi sẽ giảm dần € 500 mỗi năm cho đến năm 2020. Ngoài ra, người mua một số loại EVs nhất định cũng được giảm giá đáng kể và các ưu đãi khác.
Từ năm 2008, Pháp đã thiết lập một hệ thống tiền thưởng để cung cấp các ưu đãi cho việc mua xe điện. Số tiền thưởng thay đổi hàng năm. Năm 2017, Pháp đề xuất cung cấp khoản tiền thưởng trị giá 10.000 euro để khuyến khích loại bỏ xe diesel hơn 10 năm tuổi. Từ năm 2016, phần tiền thưởng cho việc mua xe điện là € 6000.
Mỹ đã cấp tín dụng thuế cho các xe điện có giá trị từ 2.500 đến 7.500 đô la Mỹ tùy thuộc vào dung lượng pin trong năm 2008. Trong năm 2014, hơn 37 tiểu bang đã thiết lập các ưu đãi và miễn thuế cho EVs. Các ưu đãi khác, chẳng hạn như đỗ xe miễn phí và đi vào làn đường có mật độ xe cao cũng được trao cho chủ sở hữu xe điện.
Hàn Quốc có khoản trợ cấp một lần là 14 triệu won được trao cho người mua xe điện. Ngoài ra, chủ sở hữu xe điện cũng có thể được hưởng lợi từ việc giảm thuế, phí bảo hiểm, phí đường cao tốc và phí đỗ xe.
Trung Quốc thì áp dụng chính sách hoàn tiền cho người mua xe điện thông qua việc đầu tư cho nhà sản xuất. Nhờ đó, khách hàng có thể mua được xe điện giá tốt.
>> Thái Lan tham vọng xe điện chiếm 30% sản lượng ô tô vào năm 2030
Nếu như Trung Quốc, châu Âu hay Mỹ thường áp dụng cách giảm trực tiếp cho khách mua xe thì các nước Đông Nam Á Thái Lan, Indonesia áp dụng áp dụng cách ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB).
Năm 1992-2004, Thái Lan áp dụng mức thuế tiêu thụ đặc biệt cho ôtô dựa trên dung tích động cơ (giống Việt Nam hiện nay). Từ sau 2004, công thức thay đổi, chuyển từ dung tích sang lượng nhiên liệu tiêu thụ. Từ 2016, Thái Lan lại thay đổi và áp dụng thuế dựa vào mức phát thải CO2. Theo đó, xe xăng dầu chịu mức thuế từ 25-35%, xe hybrid chịu thuế từ 8-26%, xe điện có mức thuế 8%.
Từ năm 2016, Indonesia bắt đầu xây dựng bộ dự thảo thuế căn cứ theo mức phát thải CO2 tương tự Thái Lan. Tuy nhiên cách thức ưu đãi thì khác, Indonesia coi các dòng xe này là như nhau, chứ không ưu đãi riêng xe thuần điện như Thái Lan. Theo đó, xe xăng dầu chịu mức thuế từ 15-40%, xe hybrid chịu thuế từ 6-8%, xe điện có mức thuế 0-5%.
Malaysia áp mức cố định 10% thuế TTĐB cho toàn bộ các dòng xe điện hóa. Đây cũng là mức hỗ trợ tốt tại đất nước này khi xe xăng và dầu bị áp mức 60-105%. Việc áp dụng các mức cố định thay vì căn cứ theo mức phát thải CO2 giúp nước này giảm chi phí kiểm định và tránh phức tạp trong khâu quản lý.
Chính sách ưu đãi chưa nhiều
Trong khi nhiều nước trên thế giới đang lên các phương án hỗ trợ cho việc sử dụng và sản xuất xe điện, Việt Nam vẫn chưa có nhiều chính sách ưu đãi.
Chính sách ưu đãi gần đây nhất dành cho dòng xe điện hóa là Nghị định số 57/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 122/2016/NĐ-CP (Nghị định số 122) của Chính phủ về Biểu thuế xuất khẩu (XK), Biểu thuế nhập khẩu (NK) ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế NK ngoài hạn ngạch thuế quan và Nghị định số 125/2017/NĐ-CP (Nghị định số 125) sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 122. Nghị định này được Chính phủ ban hành hôm 25/5 và có hiệu lực từ 10/7/2020.
Mục đích của Nghị định 57 nhằm thúc đẩy phát triển các dòng xe thân thiện với môi trường, sửa đổi quy định về mẫu xe và thủ tục, hồ sơ thực hiện để giảm thủ tục hành chính. Đồng thời sửa đổi tiêu chí sản lượng chung tối thiểu của các nhóm xe và sản lượng riêng tối thiếu của mẫu xe để phù hợp với thực trạng ngành sản xuất.
Trước đó, chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt cũng đã có những thay đổi để phù hợp với xu hướng “xanh hóa” của thị trường ô tô, cụ thể như sau:
Tuy nhiên, những ưu đãi này là chưa nhiều và chưa có tính khuyến khích người dân chuyển đổi sang sử dụng xe điện khí hóa.
Ngoài ra, theo ông Nguyễn Trung Hiếu, Trưởng tiểu ban Kỹ thuật, Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), các thành viên hiệp hội rất quan tâm đến sự phát triển của xe điện tại Việt Nam. Trong đó VinFast và Mitsubishi đã có những bước đi đầu tiên. Tuy nhiên, hiện các bộ tiêu chuẩn, quy chuẩn xe điện vẫn chưa có.
“Hiện tiêu chuẩn xe điện mà VinFast áp dụng là tiêu chuẩn cơ sở (do DN tự xây dựng, công bố). Cái khó của VinFast là làm xe điện ở Việt Nam, nếu không có tiêu chuẩn nhà nước thì vẫn phải làm theo tiêu chuẩn xe xăng và khi đăng kiểm không biết cấp phép thế nào, chỉ có thể kiểm tra về an toàn kỹ thuật. Chính vì vậy, cần xây dựng, ban hành tiêu chuẩn nhà nước cho ô tô điện và đặc biệt là tiêu chuẩn trạm sạc”.
Mới đây nhất, trong cuộc họp với Chính phủ và các bộ, ngành giữa tháng 5 vừa qua, Tập đoàn Vingroup đã đề xuất thí điểm miễn thuế tiêu thụ đặc biệt và lệ phí trước bạ trong 5 năm với ô tô điện.
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng đề xuất này của Vingroup là “rất nhỏ bé so với hỗ trợ của các quốc gia cho xe điện”. Theo nguyên Thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ, để một mũi tên trúng nhiều đích, vừa phát triển công nghệ cao, vừa thúc đẩy giao thông xanh, bảo vệ môi trường, các quốc gia đều có những chính sách rất mạnh tay, từ miễn, giảm thuế, phí cho doanh nghiệp cho đến hỗ trợ trực tiếp cho người tiêu dùng.
Vì vậy, có thể thấy, chính sách hỗ trợ cho các xe điện khí hóa tại thị trường Việt Nam vẫn thiếu sót về cả độ rộng lẫn sâu. Điều này khiến cho doanh nghiệp chưa mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực xe điện và hybrid, còn người dân thì chưa mặn mà với một sản phẩm có phí mua quá lớn như xe điện.
Quy chuẩn chưa rõ ràng
Chính sách ưu đãi cho xe điện để phát triển loại xe này chưa có là vậy còn quy chuẩn về đăng kiểm, bảo hiểm áp dụng cho xe điện cũng còn chưa mấy rõ ràng.
Đơn cử như vấn đề đăng kiểm. Xe điện sẽ được áp dụng quy chuẩn để đăng kiểm thế nào, chu kỳ đăng kiểm, các bước khi đăng kiểm khác xe xăng/dầu ra sao vì xe điện không có khí thải, hệ truyền động cũng khác.
Ngoài ra, các công ty bảo hiểm ô tô hiện chưa đưa ra mức phí bảo hiểm và các dạng bảo hiểm cho xe điện rõ ràng. Ví dụ như trướng hợp phát sinh nhiều nhất là khi xảy ra va chạm, động cơ điện hay các tấm pin hư hỏng, vị bồi thường sẽ được xác định thế nào? Ngoài ra, hạng mục bảo hiểm "thủy kích", cháy nổ trên ô tô động cơ đốt trong có được áp dụng trên xe điện hay có hạng mục bảo hiểm khác cho cụm động cơ và pin đặt dưới sàn?
Rõ ràng, các nước trên thế giới và ngay trong khu vực đã có những chính sách ưu đãi và hướng đi dài hạn cho ô tô điện, xe hybrid. Chính vì thế, rất cần những chính sách khuyến khích, những quy chuẩn rõ ràng để loại xe là xu hướng tất yếu của tương lai này có thể phát triển tại Việt Nam.
Các bác nghĩ sao về vấn đề chính sách ưu đãi và quy chuẩn về đăng kiểm, bảo hiểm của xe điện? Các bác có đề xuất nào không? Hãy chia sẻ bên dưới.
Xe “xanh” đang bắt đầu xuất hiện tại và hàng loạt mẫu xe điện sắp ra mắt trong thời gian tới
Đối với xe hybrid, Lexus là hãng tiên phong phân phối những sản phẩm thân thiện môi trường. Tại triển lãm Vietnam Motor Show 2017, Lexus đã gây bất ngờ với khách hàng tham quan khi chính thức phân phối 3 mẫu xe hybrid gồm chiếc xe gầm cao RX 450h, chiếc coupe LC 500h hay chiếc sedan đầu bảng LS500h.
Nối tiếp theo đó, vào năm 2020 Toyota cũng là hãng đầu tiên phân phối một mẫu xe hybrid phổ thông tại nước ta. Đó không đâu khác chính là mẫu Toyota Corolla Cross, hiện đang gây sốt trên thị trường và nhiều tháng liên tiếp nằm trong top 10 xe bán chạy nhất thị trường Việt.
Đối với xe điện, hiện tại Porsche Taycan là mẫu xe ô tô điện đầu tiên được phân phối chính hãng tại Việt Nam kể từ năm 2020. Trong khi đó, VinFast VFe34 là mẫu xe điện phổ thông đầu tiên được mở bán rộng rãi trên thị trường. Dự kiến những chiếc VFe34 sẽ lăn bánh trên đường phố vào cuối năm nay (2021).
Nhưng đó chưa phải là tất cả. Theo kế hoạch, năm 2025, VinFast sẽ trở thành nhà sản xuất ô tô hàng đầu khu vực Đông Nam Á với công suất thiết kế lên tới 500 nghìn xe/năm, trong đó có các mẫu ô tô, xe máy điện thân thiện môi trường. Hãng cũng đặt mục tiêu sản xuất và cung ứng xe điện cho nhiều thị trường ngoài nước như Mỹ, Trung Quốc và một số nước ở Đông Nam Á
Ngoài VinFast, nhiều hãng ô tô - xe máy tại Việt Nam cũng đang nghe ngóng động thái của cơ quan chức năng để có thể tham gia vào thị trường xe máy - ô tô điện. Ông Lê Văn Vệ, Trưởng khối Đối ngoại Công ty Honda VN (HVN) cho biết, HVN đã sản xuất mẫu mô tô điện PCX EV tại Việt Nam với gần 1.000 xe nhưng chưa bán trực tiếp cho khách hàng mà mới thử nghiệm, đánh giá. Để bán đại trà cần những cơ chế chính sách, ưu đãi để hạ giá thành bởi hiện chi phí sản xuất tương đối cao, khó cạnh tranh với xe xăng.
Chính sách ưu đãi cho xe “xanh” ở các nước khác
Trái với Việt Nam, nhiều nước trên thế giới đã khởi động các chính sách ưu đãi cho xe hybrid, xe điện từ lâu.
Năm 2016, Đức đã giới thiệu một khoản trợ cấp trực tiếp cho người mua xe điện là tư nhân ở mức € 5.000 và người mua là doanh nghiệp ở mức € 3.000 để bù vào giá mua trả trước của xe điện. Các ưu đãi sẽ giảm dần € 500 mỗi năm cho đến năm 2020. Ngoài ra, người mua một số loại EVs nhất định cũng được giảm giá đáng kể và các ưu đãi khác.
Từ năm 2008, Pháp đã thiết lập một hệ thống tiền thưởng để cung cấp các ưu đãi cho việc mua xe điện. Số tiền thưởng thay đổi hàng năm. Năm 2017, Pháp đề xuất cung cấp khoản tiền thưởng trị giá 10.000 euro để khuyến khích loại bỏ xe diesel hơn 10 năm tuổi. Từ năm 2016, phần tiền thưởng cho việc mua xe điện là € 6000.
Mỹ đã cấp tín dụng thuế cho các xe điện có giá trị từ 2.500 đến 7.500 đô la Mỹ tùy thuộc vào dung lượng pin trong năm 2008. Trong năm 2014, hơn 37 tiểu bang đã thiết lập các ưu đãi và miễn thuế cho EVs. Các ưu đãi khác, chẳng hạn như đỗ xe miễn phí và đi vào làn đường có mật độ xe cao cũng được trao cho chủ sở hữu xe điện.
Hàn Quốc có khoản trợ cấp một lần là 14 triệu won được trao cho người mua xe điện. Ngoài ra, chủ sở hữu xe điện cũng có thể được hưởng lợi từ việc giảm thuế, phí bảo hiểm, phí đường cao tốc và phí đỗ xe.
Trung Quốc thì áp dụng chính sách hoàn tiền cho người mua xe điện thông qua việc đầu tư cho nhà sản xuất. Nhờ đó, khách hàng có thể mua được xe điện giá tốt.
>> Thái Lan tham vọng xe điện chiếm 30% sản lượng ô tô vào năm 2030
Nếu như Trung Quốc, châu Âu hay Mỹ thường áp dụng cách giảm trực tiếp cho khách mua xe thì các nước Đông Nam Á Thái Lan, Indonesia áp dụng áp dụng cách ưu đãi thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB).
Năm 1992-2004, Thái Lan áp dụng mức thuế tiêu thụ đặc biệt cho ôtô dựa trên dung tích động cơ (giống Việt Nam hiện nay). Từ sau 2004, công thức thay đổi, chuyển từ dung tích sang lượng nhiên liệu tiêu thụ. Từ 2016, Thái Lan lại thay đổi và áp dụng thuế dựa vào mức phát thải CO2. Theo đó, xe xăng dầu chịu mức thuế từ 25-35%, xe hybrid chịu thuế từ 8-26%, xe điện có mức thuế 8%.
Từ năm 2016, Indonesia bắt đầu xây dựng bộ dự thảo thuế căn cứ theo mức phát thải CO2 tương tự Thái Lan. Tuy nhiên cách thức ưu đãi thì khác, Indonesia coi các dòng xe này là như nhau, chứ không ưu đãi riêng xe thuần điện như Thái Lan. Theo đó, xe xăng dầu chịu mức thuế từ 15-40%, xe hybrid chịu thuế từ 6-8%, xe điện có mức thuế 0-5%.
Malaysia áp mức cố định 10% thuế TTĐB cho toàn bộ các dòng xe điện hóa. Đây cũng là mức hỗ trợ tốt tại đất nước này khi xe xăng và dầu bị áp mức 60-105%. Việc áp dụng các mức cố định thay vì căn cứ theo mức phát thải CO2 giúp nước này giảm chi phí kiểm định và tránh phức tạp trong khâu quản lý.
Chính sách ưu đãi chưa nhiều
Trong khi nhiều nước trên thế giới đang lên các phương án hỗ trợ cho việc sử dụng và sản xuất xe điện, Việt Nam vẫn chưa có nhiều chính sách ưu đãi.
Chính sách ưu đãi gần đây nhất dành cho dòng xe điện hóa là Nghị định số 57/2020/NĐ-CP sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 122/2016/NĐ-CP (Nghị định số 122) của Chính phủ về Biểu thuế xuất khẩu (XK), Biểu thuế nhập khẩu (NK) ưu đãi, Danh mục hàng hóa và mức thuế tuyệt đối, thuế hỗn hợp, thuế NK ngoài hạn ngạch thuế quan và Nghị định số 125/2017/NĐ-CP (Nghị định số 125) sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 122. Nghị định này được Chính phủ ban hành hôm 25/5 và có hiệu lực từ 10/7/2020.
Cụ thể, linh kiện nhập khẩu phục vụ sản xuất xe xanh được hưởng thuế 0% mà không cần đáp ứng điều kiện về sản lượng tối thiểu trong hai kỳ xét ưu đãi đầu tiên. Ở lần xét ưu đãi tiếp theo phải đáp ứng yêu cầu về sản lượng chung tối thiểu 125 xe cho từng giai đoạn trong các năm 2020-2022. Mỗi kỳ xét ưu đãi thuế tối đa không quá 6 tháng tính từ 1/1 đến 30/6 hoặc từ 1/7 đến 31/12 hàng năm.
Trước đó, trong đề xuất do Bộ Tài chính dự thảo trình Chính phủ có nêu yêu cầu sản lượng tối thiếu để hưởng ưu đãi đối với xe xanh phải đạt từ 3.500 đến 5.000 xe, tuy nhiên khi nghị định được ban hành đã rút xuống con số 125 xe cho mỗi kỳ xét ưu đãi, tương đương sản lượng sản xuất chỉ 21 xe mỗi tháng, thấp hơn nhiều so với xe động cơ đốt trong.
Ngoài ưu đãi lớn nhằm thu hút đầu tư sản xuất đối với xe xanh, Nghị định 57/2020 cũng tạo điều kiện khuyến khích phát triển ngành công nghiệp phụ trợ sản xuất ô tô tại Việt Nam. Theo đó, đối tượng được hưởng thuế ưu đãi 0% sẽ được mở rộng cho các công ty sản xuất linh kiện và phụ tùng, thay vì chỉ bó hẹp với các doanh nghiệp sản xuất ô tô như trước đây.
Mục đích của Nghị định 57 nhằm thúc đẩy phát triển các dòng xe thân thiện với môi trường, sửa đổi quy định về mẫu xe và thủ tục, hồ sơ thực hiện để giảm thủ tục hành chính. Đồng thời sửa đổi tiêu chí sản lượng chung tối thiểu của các nhóm xe và sản lượng riêng tối thiếu của mẫu xe để phù hợp với thực trạng ngành sản xuất.
Trước đó, chính sách thuế tiêu thụ đặc biệt cũng đã có những thay đổi để phù hợp với xu hướng “xanh hóa” của thị trường ô tô, cụ thể như sau:
Tuy nhiên, những ưu đãi này là chưa nhiều và chưa có tính khuyến khích người dân chuyển đổi sang sử dụng xe điện khí hóa.
Ngoài ra, theo ông Nguyễn Trung Hiếu, Trưởng tiểu ban Kỹ thuật, Hiệp hội Các nhà sản xuất ô tô Việt Nam (VAMA), các thành viên hiệp hội rất quan tâm đến sự phát triển của xe điện tại Việt Nam. Trong đó VinFast và Mitsubishi đã có những bước đi đầu tiên. Tuy nhiên, hiện các bộ tiêu chuẩn, quy chuẩn xe điện vẫn chưa có.
“Hiện tiêu chuẩn xe điện mà VinFast áp dụng là tiêu chuẩn cơ sở (do DN tự xây dựng, công bố). Cái khó của VinFast là làm xe điện ở Việt Nam, nếu không có tiêu chuẩn nhà nước thì vẫn phải làm theo tiêu chuẩn xe xăng và khi đăng kiểm không biết cấp phép thế nào, chỉ có thể kiểm tra về an toàn kỹ thuật. Chính vì vậy, cần xây dựng, ban hành tiêu chuẩn nhà nước cho ô tô điện và đặc biệt là tiêu chuẩn trạm sạc”.
Mới đây nhất, trong cuộc họp với Chính phủ và các bộ, ngành giữa tháng 5 vừa qua, Tập đoàn Vingroup đã đề xuất thí điểm miễn thuế tiêu thụ đặc biệt và lệ phí trước bạ trong 5 năm với ô tô điện.
Chuyên gia kinh tế Phạm Chi Lan cho rằng đề xuất này của Vingroup là “rất nhỏ bé so với hỗ trợ của các quốc gia cho xe điện”. Theo nguyên Thành viên Tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ, để một mũi tên trúng nhiều đích, vừa phát triển công nghệ cao, vừa thúc đẩy giao thông xanh, bảo vệ môi trường, các quốc gia đều có những chính sách rất mạnh tay, từ miễn, giảm thuế, phí cho doanh nghiệp cho đến hỗ trợ trực tiếp cho người tiêu dùng.
Vì vậy, có thể thấy, chính sách hỗ trợ cho các xe điện khí hóa tại thị trường Việt Nam vẫn thiếu sót về cả độ rộng lẫn sâu. Điều này khiến cho doanh nghiệp chưa mạnh dạn đầu tư vào lĩnh vực xe điện và hybrid, còn người dân thì chưa mặn mà với một sản phẩm có phí mua quá lớn như xe điện.
Quy chuẩn chưa rõ ràng
Chính sách ưu đãi cho xe điện để phát triển loại xe này chưa có là vậy còn quy chuẩn về đăng kiểm, bảo hiểm áp dụng cho xe điện cũng còn chưa mấy rõ ràng.
Đơn cử như vấn đề đăng kiểm. Xe điện sẽ được áp dụng quy chuẩn để đăng kiểm thế nào, chu kỳ đăng kiểm, các bước khi đăng kiểm khác xe xăng/dầu ra sao vì xe điện không có khí thải, hệ truyền động cũng khác.
Ngoài ra, các công ty bảo hiểm ô tô hiện chưa đưa ra mức phí bảo hiểm và các dạng bảo hiểm cho xe điện rõ ràng. Ví dụ như trướng hợp phát sinh nhiều nhất là khi xảy ra va chạm, động cơ điện hay các tấm pin hư hỏng, vị bồi thường sẽ được xác định thế nào? Ngoài ra, hạng mục bảo hiểm "thủy kích", cháy nổ trên ô tô động cơ đốt trong có được áp dụng trên xe điện hay có hạng mục bảo hiểm khác cho cụm động cơ và pin đặt dưới sàn?
Rõ ràng, các nước trên thế giới và ngay trong khu vực đã có những chính sách ưu đãi và hướng đi dài hạn cho ô tô điện, xe hybrid. Chính vì thế, rất cần những chính sách khuyến khích, những quy chuẩn rõ ràng để loại xe là xu hướng tất yếu của tương lai này có thể phát triển tại Việt Nam.
Các bác nghĩ sao về vấn đề chính sách ưu đãi và quy chuẩn về đăng kiểm, bảo hiểm của xe điện? Các bác có đề xuất nào không? Hãy chia sẻ bên dưới.
Last edited by a moderator: