Chuyên
16/6/22
626
530
93
Thực tế hiện nay, trên nhiều trang, nhóm mua bán bất động sản hay cả những nhóm hoạt động ở lĩnh vực khác cũng đăng tải rao bán bất động sản ngộp khá sôi động. Thế nhưng, người đang bán thì nhiều nhưng người tìm hiểu, hỏi mua thì không thấy đâu.

Cận Tết Nguyên đán, rao bán bất động sản ngộp sôi động


Chỉ còn vài ngày nữa là kết thúc năm cũ bước sang năm Quý Mão 2023 (theo Âm lịch), kỳ nghỉ Tết dài cũng chuẩn bị bắt đầu. Do đó, những ngày cuối năm, mọi người tập trung hoàn thành những công việc còn dang dở và gấp rút lo sắm Tết. Mọi mặt hàng thiết yếu phục vụ cho dịp Tết vô cùng nhộn nhịp. Bên cạnh đó, cũng có một mặt hàng cũng được rao bán nhộn nhịp vào những ngày sát Tết bất chấp những tháng qua thị trường của mặt hàng này trầm lắng. Đó là bất động sản ngộp.

Thực tế hiện nay, trên nhiều trang, nhóm mua bán bất động sản hay cả những nhóm hoạt động ngoài lĩnh vực này cũng đăng tải rao bán bất động sản ngộp sôi động.

Chủ của những bất động sản còn mạnh tay trích 1% hay 50-100 triệu đồng/giao dịch thành công cho nhóm để làm quỹ duy trì. Tuy nhiên, người rao bán hàng ngộp rất nhiều nhưng phía người mua thì không có mấy ai quan tâm, tìm hiểu ở thời điểm này.

Hiện nay, hầu như ở các phân khúc bất động sản từ đất nền, biệt thự, nhà liền kề, chung cư đều xuất hiện tình trạng bán hàng “ngộp”.

Theo nhận định chuyên gia của DKRA, gần đây, ở phân khúc căn hộ, chủ đầu tư áp dụng chính sách chiết khấu thanh toán nhanh lên đến trên 40% giá niêm yết nhằm kích cầu thị trường cũng như nhanh chóng thu hồi dòng tiền, đảm bảo hoạt động vận hành doanh nghiệp. Tuy nhiên, tỷ lệ hấp thụ vẫn thấp. Ở phân khúc nhà phố, biệt thự, sức mua rất khiêm tốn. Ở thị trường thứ cấp, các nhà đầu tư bị áp lực về tài chính chấp nhận hạ giá bán, cắt giảm lợi nhuận, sẵn sàng chiết khấu thêm cho khách hàng giao dịch nhanh chóng, mức giảm phổ biến 10% - 18% so với cùng kỳ năm 2021, tuy nhiên rất khan hiếm giao dịch thành công.​

Cận Tết Nguyên đán, rao bán bất động sản ngộp sôi động


Theo thống kê của chuyên trang Chợ Tốt Nhà, đang có khoảng 3 - 8% lượng nhà, đất ở TP.HCM được bán giảm giá mạnh do chủ gặp khó khăn về tài chính. So với đầu năm 2022, lượng tin đăng bán nhà, đất “ngộp” tăng lên gần gấp đôi, nhiều nhất là ở huyện Củ Chi và quận Bình Thạnh, chiếm khoảng trên 10% lượng cung nhà, đất ở TP.HCM. Tuy nhiên, dù được gắn mác là nhà “ngộp” nhưng giá bán trung bình theo vẫn rất cao, bình quân trên 90 triệu đồng/m2. Do đó, mức độ quan tâm của khách hàng vẫn rất thấp.

Mặc dù thông tin rao bán bất động sản “ngộp” tràn lan khắp nơi, nhưng thực chất bất động sản đó có “ngộp” hay không thì nhà đầu tư cần tìm hiểu kỹ. Gợi ý về cách xác thực bất động sản có “ngộp” hay không, ông Nguyễn Quốc Anh, Phó Tổng giám đốc Batdongsan.com.vn cho hay, khi chưa đến thực địa, nhà đầu tư có thể tìm hiểu giá thông qua các báo cáo dữ liệu về thị trường, xem lịch sử thông tin giá bất động sản ở khu vực định đầu tư. Tham khảo giá giai đoạn 3-6 tháng trước xem mặt bằng giá là bao nhiêu và hiện giá bao nhiêu.

Vị này chia sẻ thêm, cách khác là xuống thực địa tìm hiểu từ người dân xung quanh khu đất đang bán, tìm hiểu qua phòng công chứng để xem giá trước đây và bây giờ.

Theo ông, bất động sản “ngộp” là phải cắt giá khoảng 10-20%, thậm chí là 30% so với giá trị giao dịch trung bình trong khoảng thời gian 3-6 tháng trước. Đó cũng là tín hiệu để người mua có thể tham khảo.

Cận Tết Nguyên đán, rao bán bất động sản ngộp sôi động


Có nhiều năm kinh nghiệm đầu tư bất động sản, ông Trần Khánh Quang, Tổng giám đốc Công ty đầu tư Bất Động Sản Việt An Hòa cũng đưa ra lời khuyên cho nhà đầu tư để nắm bắt tình trạng bất động sản.

“Khi đã xác định được sản phẩm muốn mua hãy dành 2 tuần để quan sát. Bên cạnh việc khảo sát mặt bằng giá ở khu vực, hay chú ý đến mức giảm giá của sản phẩm. Nếu thấy mức điều chỉnh giá từ 3-7% trong thời gian này thì khả năng cao chủ đang đang “ngộp” có nhu cầu thoát hàng nhanh”, ông Quang cho biết.

Ngoài ra, ông Quang cũng khuyến cáo nhà đầu tư không nên tìm kiếm dàn trải mà tập trung vào các loại bất động sản sát trung tâm nhằm hạn chế rủi ro. Pháp lý của sản phẩm cũng là một yếu tố nhà đầu tư nên tìm hiểu trước khi đưa ra quyết định.

TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng BIDV, thành viên Hội đồng Tư vấn Chính sách Tài chính - tiền tệ Quốc gia chia sẻ, gần đây, Thủ tướng Chính phủ đã đưa ra nhiều chỉ đạo quyết liệt, kịp thời để tháo gỡ vướng mắc cho thị trường bất động sản. Thời gian tới, cơ quan quản lý nhà nước sẽ tập trung tháo gỡ vướng mắc pháp lý để đưa nguồn cung mới vào thị trường; xây dựng cơ chế riêng cho doanh nghiệp phát triển dự án nhà xã hội, nhà ở giá cả phải chăng, phù hợp với người thu nhập thấp và các cơ chế khác một cách thận trọng để tránh gây ra hiện tượng “nước chảy chỗ trũng”, bong bóng bất động sản, gây bất lợi cho người dân và tạo hệ lụy xấu với nền kinh tế.

Do đó, thời gian này, khách hàng, nhà đầu tư cần bổ sung, tích lũy kiến thức hoặc chọn cho mình một đơn vị tư vấn chuyên nghiệp cũng như chuẩn bị cho mình một kế hoạch tài chính thật tốt để khi giá giảm lập tức có thể mua vào, đừng để mong muốn “bắt đáy”, kỳ vọng mức giá sẽ tiếp tục giảm trong tương lai mà bỏ lỡ cơ hội.

Xem thêm:​
 
  • Like
Reactions: CuBiMi
Hạng F
3/10/15
10.913
13.432
113
Ng bán chưa ngộp

Mà ng mua ngộp thì có
Xin bác 1 chữ chuẩn.
Ở VN mà nói thằng bán ngộp.
Mẹ nó có thằng mua ngộp thì có.
Còn thằng bán nhất là ở mấy chỗ như Q.9, Bình Dương, Bình Phước toàn thấy mấy bố bán đất xong vác tiền sang Cambodia xào bài thì gọi là ngộp thế nào?
Tiền nhiều quá ngộp hả
 
Hạng B2
20/7/20
293
1.364
93
46
Em cũng mong năm nay các bác ôm đất nhiều ngộp nhiều tí để em kiếm miếng đất để xuống! Chứ em ở lưng chừng trời hơn nửa đời người rồi!
Chúc các Oser năm mới phát tài! :)