Chủ đề tương tự
Ngày đăng:
Dù sài gì thì họ vẫn sờ người để tìm và lấy khóa rồi chạy xe bắt được mang về trụ sở, có một điều lạ là dù không được phép và phạm luật nhưng họ vẫn đang và sẽ làm như vậy nhưng không bị lên án hay xử lý gì cả...vài năm nữa thì sẽ không còn tình trạng này do xe máy xài smart key hết rồi
không bao giờ có cảnh lục người đâu bác. Nếu lỗi phải giam xe thì 2 bên hợp tác nếu khóa cổ, còn không thì họi gọi xe đến chở kéo đi hư xe thôiDù sài gì thì họ vẫn sờ người để tìm và lấy khóa rồi chạy xe bắt được mang về trụ sở, có một điều lạ là dù không được phép và phạm luật nhưng họ vẫn đang và sẽ làm như vậy nhưng không bị lên án hay xử lý gì cả...
Đồng tình với bác.... An toàn trên hết !Nghĩ đến cảnh xe 2b phóng nhanh vượt đèn đỏ, ngược chiều, leo lề, chen lấn ngã tư đông đúc, không tuân thủ đèn, biển người điều khiển giao thông, ... thì mình ủng hộ việc ngăn chặn bỏ chạy bằng cách tạm tước chìa khóa, CSGT chỉ chỗ người vi phạm đắt xe vào giải quyết. Còn luật, quy định chưa hướng dẫn rõ thì BCA cần ra quy định để hợp pháp hóa hành động ngăn chặn tạm thời này.
P.S. Tương tự việc thiếu, yếu của luật về ngăn chặn trốn ra nước ngoài của các nghi can ...
rút chìa khóa thì như giang hồ ấy nhỉ?. tại sao phải rút chìa khóa?Trong quá trình dừng phương tiện để kiểm tra, kiểm soát cũng như xử lý vi phạm, cảnh sát giao thông có được rút chìa khóa xe không? Pháp luật hiện nay quy định ra sao về vấn đề này?
View attachment 2265236
Cảnh sát giao thông không có quyền rút chìa khóa xe
Quyền hạn của cảnh sát giao thông được quy định tại Điều 5 Thông tư 01/2016/TT-BCA, cụ thể:
Được dừng các phương tiện đang tham gia giao thông đường bộ; kiểm soát phương tiện, giấy tờ của phương tiện; kiểm soát người và giấy tờ của người điều khiển phương tiện, giấy tờ tùy thân của người trên phương tiện, việc thực hiện các quy định về hoạt động vận tải đường bộ;
Xử lý các hành vi vi phạm hành chính trong lĩnh vực giao thông đường bộ và an ninh, trật tự, an toàn xã hội;
Được áp dụng các biện pháp ngăn chặn và bảo đảm cho việc xử lý vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật;
Tạm giữ giấy phép lái xe, giấy chứng nhận đăng ký xe và giấy tờ khác có liên quan đến phương tiện, người điều khiển phương tiện hoặc những người trên phương tiện khi có hành vi vi phạm, giấy tờ liên quan đến hoạt động vận tải để bảo đảm cho việc thi hành quyết định xử phạt hành chính;
Được yêu cầu cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân phối hợp, hỗ trợ giải quyết tai nạn giao thông; ùn tắc, cản trở giao thông hoặc trường hợp khác gây mất trật tự, an toàn giao thông.
Được sử dụng vũ khí, công cụ hỗ trợ và phương tiện, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ;
Được trưng dụng các loại phương tiện giao thông; phương tiện thông tin liên lạc; các phương tiện, thiết bị kỹ thuật khác của cơ quan, tổ chức, cá nhân và người điều khiển, sử dụng các phương tiện, thiết bị đó;
Tạm thời đình chỉ đi lại ở một số đoạn đường nhất định, phân lại luồng, phân lại tuyến và nơi tạm dừng phương tiện, đỗ phương tiện khi có ách tắc giao thông hoặc có yêu cầu cần thiết khác về bảo đảm an ninh, trật tự, an toàn xã hội.
Thêm vào đó, khi tiếp xúc với nhân dân cảnh sát giao thông phải có thái độ kính trọng, lễ phép, tận tụy, đúng mực (khoản 3 Điều 3 Thông tư 01/2016/TT-BCA).
Như vậy, việc rút chìa khóa xe của người điều khiển phương tiện không nằm trong quyền hạn của cảnh sát giao thông, nói cách khác cảnh sát giao thông không có quyền rút chìa khóa xe của người vi phạm
Rút chìa khóa không phải biện pháp ngăn chặn vi phạm hành chính
Xin khẳng định việc rút chìa khóa xe của người vi phạm không phải là biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính.
Theo Điều 119 Luật Xử lý vi phạm hành chính 2012, các biện pháp để ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính gồm:
View attachment 2265237
Trong trường hợp cần ngăn chặn kịp thời vi phạm hành chính và để bảo đảm việc xử lý vi phạm hành chính, người có thẩm quyền có thể áp dụng các biện pháp trên và chỉ được áp dụng trong trường hợp cần thiết.
Khi áp dụng các biện pháp ngăn chặn, người có thẩm quyền phải tuân thủ nghiêm ngặt quy định về căn cứ áp dụng, thời hạn, trình tự, thủ tục áp dụng và phải chịu trách nhiệm đối với quyết định áp dụng biện pháp ngăn chặn và bảo đảm xử lý vi phạm hành chính của mình.
Như vậy, nếu cảnh sát giao thông có hành vi rút chìa khóa phương tiện giao thông trong lúc thực hiện nhiệm vụ kiểm soát người và phương tiện giao thông là không đúng quy định.
Khiếu nại hành vi rút chìa khóa của cảnh sát giao thông
Nếu cảnh sát giao thông rút chìa khóa phương tiện trong lúc thực hiện nhiệm vụ, người bị kiểm tra hành chính có quyền khiếu nại hành vi này theo quy định.
Theo đó, khi có căn cứ cho rằng hành vi hành chính là trái pháp luật, xâm phạm trực tiếp đến quyền, lợi ích hợp pháp của mình thì người khiếu nại khiếu nại lần đầu đến người đã ra quyết định hành chính hoặc cơ quan có người có hành vi hành chính hoặc khởi kiện vụ án hành chính.
Có thể khiếu nại bằng đơn khiếu nại hoặc khiếu nại trực tiếp theo Điều 8 Luật Khiếu nại 2011. Lưu ý, thời hiệu khiếu nại là 90 ngày kể từ ngày biết được hành vi hành chính.
Ngoài ra, người dân có thể phản ánh trực tiếp tới số điện thoại đường dây nóng của Cục Cảnh sát giao thông: 0995.67.67.67; 0692.342.608.
Tuy nhiên, trên hết khi tham giao thông, người điều khiển phương tiện phải đảm bảo thực hiện đầy đủ các quy định liên quan về an toàn giao thông để không chỉ đảm bảo sức khỏe, tính mạng của bản thân mà còn là của những người khác
Theo Luật Việt Nam
rút chìa khóa thì như giang hồ ấy nhỉ?. tại sao phải rút chìa khóa?
người ta đã ngừng mà chạy gì. ? nếu chạy thì ghép thêm tội nặng hơn.Tạm thời ngăn chặn việc bỏ chạy, bỏ trốn, bảo đảm việc xử lý vi phạm khi có nhiều người vi phạm mà ít có CSGT hoặc không có điều kiện đuổi bắt.