Một số thầy bà miền Nam
Hiện nay, ở miền Nam, cũng như thầy pháp, bà bóng mất dần tuy nhiên mỗi tỉnh vẫn còn đôi ba người hành nghề nhất là ở vùng quê.
Ngoài thầy pháp, bà bóng, trước 1945 dân miền Nam đặt nhiều tin tưởng ở các thầy bùa ngải, thầy lỗ ban.
Hai loại thầy này cũng gần giống thầy pháp nhưng khi hành nghề ít diễu võ dương oai, ít lễ vật cúng bái vậy mà, theo kinh nghiệm của nhiều người mà chúng tôi phỏng vấn, linh ứng hiệu nghiệm hơn thầy pháp. Khắp miền Nam truyền tụng nhiều huyền thoại về tài ba của các thầy bùa lỗ ban mà chúng tôi lượm lặt được nhưng không thể trình bày nơi đây vì quá dài dòng. Riêng về nghề lỗ ban người ta nói rằng bắt nguồn từ thợ mộc và khi nào oán ghét ai thì thầy bùa lỗ ban sẽ ếm nhà người đó khiến gia can bất
hòa hoặc ma quỷ hiện hình. Nhà nào bị ếm phải tìm thầy lỗ ban hay thầy pháp khác cao tay ấn hơn giải bùa mới yên.
Hiện nay, các thầy bùa ngải vẫn còn ở miền Nam, riêng các thầy lỗ ban gần như bặt tăm, thất truyền chỉ còn nghe ông già bà cả kể chuyện chớ khó gặp mặt.
1. Một số thầy bà miền Nam: cũng như cốt xác, thầy bà ở miền Nam dẫy đầy, chúng tôi xin giới thiệu một số danh tánh tượng trưng (trước 1975) căn cứ vào sự phỏng vấn các bô lão cũng như vào sự diện kiến trực tiếp của chúng tôi.
a. Các thầy: phần lớn đã chết hay bặt tăm.
– Ba Bào: Tân Đại, xã Hiếu Tứ, quận Tiểu cần, tỉnh Vĩnh Bình cũ.
– Cả Mười: xã Gia Hòa, quận Thạnh Trị, tỉnh Ba Xuyên cũ.
– Chánh Thiệu: ấp Thối Đức, xã Thói Bình, quận Thới Bình, tinh An Giang cũ.
– Chín Trầm: kinh 13, xã Phú Long, quận Đức Long, tỉnh Chương Thiện cũ.
– Đỗ Văn Xây: ấp Bạch Nghệ, xã Thông Hòa, quận cầu Kè, tỉnh Vĩnh Bình cũ.
– Hai Chở: xã Phong Thanh, quận cầu Kè, tỉnh Vĩnh Bình cũ.
– Hai Lực: Ba Động, quận cầu Ngang, tỉnh Vĩnh Bình.
– Hai Trức tức Hai Đưc: Bến Gỗ, tỉnh Biên Hòa cũ
– Lục cụ Bạch: chùa Di Da (tỉnh Ba Xuyên cũ); mặc dầu là người Việt gốc Miên nhưng truyền bùa ngải cho đệ tử Việt nhiều; đồng bào toàn tỉnh hằng ngày đến chuộc hoặc mở bùa ngải.
– Nai: vàm Rạch Rập Lớn, tỉnh An Xuyên cũ.
– Năm Bô: Bến Gỗ, tỉnh Biên Hòa cũ; trước 1975 còn sống.
– Năm Sanh: xã Gia Hòa, quận Thạnh Trị, tỉnh Ba Xuyên cũ.
– Năm Xịt: châu thành Biên Hòa.
– Tám Lưu: trước ở xẻo Dông, làng Trường Thạnh Sơn quân Phụng Hiệp, tỉnh Phong Dinh cũ.
– Thợ Quản: trước ở làng Thạnh An, quận Cái Răng tỉnh Phong Dinh; rất nổi danh về bùa lỗ ban, đã chết.
– Tư Chỏi: ấp Vĩnh Thạnh, xã Vĩnh Trường, quận Đức Long tỉnh Chương Thiện; trước 1975 còn sống.
– Tư Ngỗ: xã Gia Hòa, quận Thạnh Trị, tỉnh Ba Xuyên cũ.
b. Các bà bóng: trong loại bóng dại, hễ người nào có chồng con như đàn bà khác thì được dân chúng gọi là bà bóng; nếu không chồng con và còn trẻ dưới 40 tuổi thường được gọi là cô bóng. Còn bóng già trên 40 tuổi dù có chồng hay không cũng được gọi chung là bà bóng.
– Cô Hai Bóng: ấp Xẽo Vông 13, xã Phụng Hiệp, tỉnh Phong Dinh; tên thật Huỳnh Nguyệt Ánh, hành nghề trước 1975.
– Bà Bóng Phú Vinh: đường Bạch Đằng, châu thành Phú Vinh; hành nghề trước 1975.
– Bà Bóng Xóm Xoài: ấp Xóm Xoài, xã Mỹ Phước, quận Bến Cát, tỉnh Bình Dương; hành nghề trước 1975.
– Bà Năm Bóng: trước ở Xẽo Vông, xã Phụng Hiệp, quận Phụng Hiệp, tỉnh Phong Dinh; đã chết.
– Bà Sáu Bóng: Trường Tiền, quận Cái Răng, tỉnh Phong Dinh.
– Bà Tư Bóng: chợ Bến Cát, xã Mỹ Phước, quận Bến Cát, tỉnh Bình Dương cũ.
Ngoài thầy pháp, thầy bùa ngải, thầy lỗ ban, bà bóng, còn có một hạng người thiết tưởng chúng ta có thể xếp vào loại thầy bà trong vấn đề mê tín, dị đoan ở miền Nam; đó là các ông đạo.
Ở đây chúng tôi không đề cập đến những ông đạo có lý thuyết có đường lối tu tâm dưỡng tánh tạm coi như một tôn giáo có số tín đồ đông đảo như quý ông: Đạo Đèn tức Đức Phật Trùm của giáo phái Bửu Sơn Kỳ Hương, Đạo Dừa (Nguyễn Thành Nam), v.v… Chúng tôi cũng không bàn về các nhà ái quốc mượn đạo để mưu chổng Pháp như ông Đạo Thứ ở Châu Đốc. Chúng tôi muốn nói đến các ông đạo mượn màu sắc tôn giáo bày đặt những điều huyền hoặc, lợi dụng óc mê tín dị đoan của đồng bào bình dân ít học để mưu hạnh phúc phục vụ ý riêng sống an nhàn sung túc hay chỉ làm theo sở thích cá nhân.
Trước 1954 ở miền Tây Nam Phần, các ông đạo thuộc loại kể trên nổi rộ khắp nơi nhất là vùng Đồng Tháp Mười và Thất Sơn. Tác giả Nguyễn Hiến Lê đã viết về họ với những nét độc đáo như sau:
“Không một tổng nào trong năm, mười năm mà không nảy ra một ông… Đạo. Hễ khác người một chút, như cao quá, thấp quá, mập quá, gầy quá hoặc cớ những hành vi lạ lùng là thành ông đạo rồi. Chẳng hạn có ông Đạo Cao, cao trên hai thước, đi tới đâu trẻ cũng bu lại ngó; có ông Đạo Nằm, tiếp khách cũng nằm; có ông Đạo Câm, ông không câm thật đâu mà không bao giờ mở miệng nói, cha mẹ hỏi cũng không đáp, ai trêu tức cũng làm thinh, lại có ông Đạo đi rất chậm, khoan thai bước từng bước một và cứ đúng ba bước ngừng lại một chút, nhưng hình như có lần bị một ông chủ quận sai lính quất, đạo ta chạy le te và mất chức đạo từ đó; rồi có “đạo ớt” chỉ ăn cơm với ớt, có “đạo rắn”, luôn luôn có một con rắn quấn cánh tay, sau chết vì rắn…
Kỳ dị nhất là Đạo Chó ở miền Đốc Vàng. Anh em bà con không còn ai, đạo ta sống nhờ trong một chiếc ghe nhỏ mục nát đã kéo lên bờ, ngày ngày đi làm mướn hoặc chèo ghe, hoặc lợp nhà. Tính tình siêng năng và thuần phác, chỉ có mỗi một tật là thờ Chó. Đạo ta nuôi một con chó Đốm, mua thịt cho nó ăn, may áo cho nó bận, mỗi ngày hai lần thắp hương cúng nó, nhưng không phải dùng nó vào việc tìm vàng đâu, mà chỉ được cái vui là thờ nỏ thôi. Khi con chó chết Đao ta đóng một cái hòm (áo quan) nhỏ và táng nó long trọng như táng cha mẹ, cũng để tang, cũng khóc lóc thảm thiết.