Hạng C
26/4/10
556
1
18
saigon
Câu chuyện về ô tô nổi tiếng nhất trong kinh tế học có lẽ là câu chuyện về thị trường ô tô cũ.

Năm 2001, giải Nobel kinh tế được trao cho Arkelof, với hạt nhân là luận văn kinh điển – “The market for lemons” – thị trường của những “quả chanh”. Ấy nhưng cái loại hàng hóa được nhắc đến trong luận văn này không phải là về chanh mà lại về ôtô. Nguyên do là ở chỗ, tiếng lóng của người Mỹ gọi những chiếc xe cũ nát thổ tả là quả chanh (lemon). Và cái thị trường mà luận văn nói đến thực chất là thị trường xe cũ.

080918031216303509.jpg


Thông tin người bán và người mua
không giống nhau, gọi là tình trạng
bất đối xứng thông tin.


Người bán xe cũ nói chung biết rõ xe của mình tốt xấu ra sao, còn người mua xe thì không. Người ta gọi đó là tình trạng thông tin bất đối xứng.


Cho nên, nếu người mua xe biết giá trị chiếc xe cũ với những thông số như nhãn hiệu, năm sản xuất .v.v. như vậy có giá tối đa là, chẳng hạn 10.000$, tối thiểu là cho cũng không đắt, thì biết rằng giá trị cái xe mình định mua nằm giữa 0 và 10.000$.

Nếu không chắc được giá trị chiếc xe nằm ở khoảng nào, để giảm bớt rủi ro, người mua xe sẽ áng chừng nó ở mức trung bình, chẳng hạn 5.000$.

Nhưng nếu người mua nào cũng đánh giá như vậy, chỉ vì họ không nắm rõ thông tin, thì những người bán xe cũ sẽ có xu hướng loại khỏi thị trường những chiếc xe có giá trên 5.000$.

Còn lại trong thị trường chỉ là những xe có giá trị từ 5.000$ trở xuống. Nhưng người mua xe cuối cùng cũng sẽ nhận ra điều đó, và họ biết trong thị trường bây giờ chiếc xe tốt nhất, có giá trị tối đa chỉ là 5.000$.

Như vậy thì, vì vẫn không biết giá trị từng cái xe một, họ cứ trả giá trung bình là một nửa giá đó, nghĩa là 2.500$. Trước cảnh đó, những người có xe cũ giá trị cao hơn 2.500$ sẽ rút lui, để lại trong thị trường chỉ còn những chiếc xe trị giá từ 2.500$ trở xuống thôi.



chanh.jpg


Những "quả chanh" trong thị trường
ô tô gây bất bình đến mức ở nhiều

bang của Mỹ, như bang California,
có hẳn một luật là Lemon Law để
bảo vệ quyền lợi của những người
mua phải chiếc xe quá "thổ tả".




Cứ tiếp tục như thế, sau cùng sẽ không còn thị trường bán xe cũ nữa vì chỉ còn những chiếc xe tệ hại nhất mà người ta gọi là những "quả chanh".


Câu chuyện trên của Arkelof cho thấy tình trạng bất đối xứng thông tin giữa người mua và người bán làm thị trường suy thoái thế nào. Nó đã mở ra cả một ngành mới trong kinh tế học gọi là kinh tế thông tin và áp dụng giải quyết được vô khối vấn đề thực tế.

Chẳng hạn bạn sẽ hiểu được tại sao một đôi giày không nhãn mác sẽ rẻ hơn rất nhiều lần một đôi giày “hàng hiệu” cho dù có thể đẹp hơn và chất lượng nhìn qua khó có thể biết đôi nào tốt hơn đôi nào. Cái giá thấp hơn đó chính là bù cho việc thông tin mang lại cho người dùng ít hơn.

Đó cũng là lý do các doanh nhân thường rất thích bỏ tiền mua những chiếc ô tô thật sang trọng. Cũng là một cách “đánh tín hiệu” – cung cấp thêm thông tin đến đối tác về đẳng cấp hay khả năng tài chính của doanh nghiệp mình.
 
Last edited by a moderator: