Xin chào BQT và tất cả member.
Em là Hảo, cựu nhân viên của DENSO Việt Nam, em thì chuyên ngành là điện - điện lạnh. Dạo này dịch bệnh nên cũng có nhiều thời gian nên em xin phép tạo theard này để góp phần trao đổi kỹ thuật, cũng như em sẽ tư vấn các bác tài xế, chủ xe về cách sử dụng điều hòa cũng như bảo dưỡng như thế nào là đúng.
Trường hợp hỏng nặng hoặc liên quan quá nhiều đến kỹ thuật em sẽ khám và bắt bệnh miễn phí cho các cụ khi mang xe qua xưởng
Khác với thời 198x, 199x, đời sống vật chất tinh thần con người VN ngày một nang cao, xe hơi không chỉ là phương tiện che mưa che nắng đơn thuần mà còn phải đảm bảo đẹp, tiện nghi, mang lại cảm giác cho người ngồi bên trong. Cũng vì lý do đó mà hiện giờ 100% ô tô không chỉ bắt buộc phải có điều hòa mà còn cao cấp hơn là điều hòa tự động, điều hòa phân vùng độc lập.v.v
Cái gì càng hiện đại thì càng phải được chăm sóc kỹ. Khác với thời trước, chỉ cần lạnh, hay tất cả mọi tứ đều được điều khiển bàng cơ- dây cáp. Thì điều hòa đời mới hiện tại mọi thứ điều khiển bàng điện, bằng xung, bằng giao thức kỹ thuật số.
Vì vậy sửa chữa bảo dưỡng máy lạnh đơn thuần không còn chỉ là bơm ga, súc két mà còn là chẩn đoán, bắt bệnh. Tuy nhiên, về lý thuyết thì điều hòa ô tô đơn thuần vẫn là lợi dụng sự ngưng tụ/ bay hơi của môi chất ( ga lạnh ) để làm mát. Vì vậy em sẽ liệt kê một vài nguyên nhân chính dẫn đến hư hỏng máy lạnh.
-Máy chỉ ra gió chứ không lạnh.
+Nếu hệ thống máy lạnh gặp vấn đề này thì hãy nghĩ đến nguyên nhân đầu tiên là thiếu gas. Trong hệ thống, gas sẽ được nén ở máy nén lên áp suát cao sau đó được làm nguội và ngưng tụ ở dàn nóng.Tiếp tục áp suất giảm xuống đột ngột tại van tiết lưu làm gas chuyển sang thể sương. Khi được chuyển sang giàn lạnh , ga lạnh sẽ bay hơi đồng thời lấy nhiệt độ môi trường làm lạnh dàn lạnh và chính quạt gió sẽ thổi hơi từ dàn lạnh ra ngoài. Nếu lượng gas không đủ thì máy sẽ chỉ có gió chứ không lạnh hoặc lạnh rất yếu.
- Máy không ra gió hoặc gió yếu, phát ra âm thanh ù ù
+Việc đầu tiên cần làm là kiểm tra quạt dàn lạnh. Quạt hỏng thì đương nhiên không có gió rồi.
+ Nếu quạt vẫn còn hoạt động thì ta kiểm tra lọc gió. Lọc gió quá bẩn sẽ khiến gió quạt không thể hút gió được, gây tiếng ù ù .
+ Nếu vẫn không có tác dụng thì ta tiếp tục kiểm tra dàn lạnh. Hiện nay với công nghệ nội soi thì ta dễ dàng kiểm tra được tình trạng dàn lạnh mà không cần phải tháo tung cả xe ra nhưng lúc trước. Dàn lạnh thường là nơi bẩn nhất trong hệ thống. Nguyên nhân là do dàn lạnh hoạt dộng trong mội trường ẩm, thiết kế là nhôm mỏng xếp cạnh nhau tạo điều kiện thuận lợi cho nấm mốc hình thành. Nên nhớ là không khí trong xe ta hít hở là đều được thổi qua dàn lạnh. Vậy nên mọi người cân nhắc kiểm tra dàn lạnh thường xuyên để đảm bảo sức khỏe.
+ Một rường hợp nữa là xe chạy một khoảng thời gian, gió lạnh yếu đi. Tắt máy lạnh thì gió trở lại bình thường, đó là biểu hiện của giàn lạnh bị đóng băng. Nguyên nhân thì có nhiều nhưng em sẽ chỉ ra một vài nguyên nhân chính: dàn bẩn, ga kém chất lượng, cảm biến nhiệt độ báo sai lệch, thiếu ga
-Hệ thống vẫn làm mát những hiệu quả không cao.Với sự cố này thì nguyên nhân chủ yếu là do dàn nóng hoặc van.
+Dàn nóng luôn luôn đi kèm quạt. Chức năng chủ yếu của dàn nóng là tản nhiệt do vậy khi dàn nóng bẩn thì hiệu quả tản nhiệt này sẽ kém dẫn đến hiệu năng làm mát của gas cũng ảnh hưởng theo.
Van tiết lưu cũng là một bộ phận rất quan trọng. Van điều khiển sai sẽ khiến lượng ga đi vào dàn lạnh không đủ, hiện quả làm lạnh kém đi nhiều
-Máy lạnh được sạc gas, bảo dưỡng đầy đủ nhưng hiệu quả làm lạnh vẫn không cao hoặc hoàn toàn không lạnh.
Nếu như thiếu gas là nguyên nhân tất nhiên dẫn đến việc hiệu quả làm lạnh giảm thì việc dư gas làm ảnh hưởng tới hiệu quả làm lạnh lại làm người khó hiểu. Thực ra hệ thống máy lạnh chỉ làm việc ở một áp suất nhất định. Việc sạc dư gas sẽ làm làm áp suất này tăng lên gây áp lực lên các bộ phận, còn có thể gây nổ ống gas. Một số hệ thống máy lạnh có chế độ tự động xả gas khi áp suất vượt mức quy định, do vậy gas sẽ bị xả ra hết và máy hoàn toàn ngừng hoạt động.
Và đây là bảng bảo dưỡng khuyến nghị từ DENSO, không phải hãng xe. Để đảm bảo hệ thống lạnh làm việc ổn định và mang lại sức khỏe cho mọi người.
Kỳ bảo dưỡng
(km) | 10.000 | 20.000 | 30.000 | 40.000 | 50.000 | 60.000 | 70.000 | 80.000 | 90.000 | 100.000 |
Các chi tiết | | | | | | | | | | |
Dàn lạnh | | Kiểm tra | | Bảo dưỡng | | Kiểm tra | | Bảo dưỡng | | Kiểm tra |
Quạt dàn lạnh | | Kiểm tra | | Bảo dưỡng | | Kiểm tra | | Bảo dưỡng | | Kiểm tra |
Lọc gió | | Kiểm tra | Kiểm tra | Thay thế | Kiểm tra | Kiểm tra | Thay thế | Kiểm tra | Kiểm tra | Thay thế |
Ga, dầu, phin lọc ga | | Kiểm tra | | | Thay thế | Kiểm tra | | | | Thay thế |
Khớp nối, đường ống | | Kiểm tra | | Kiểm tra | | Kiểm tra | | Kiểm tra | | Kiểm tra |
Dàn nóng | | Kiểm tra | | Bảo dưỡng | | Kiểm tra | | Bảo dưỡng | | Kiểm tra |
Bộ ly hợp | | Kiểm tra | | Kiểm tra | | Kiểm tra | | Kiểm tra | | Khuyến cáo thay thế |
Rơ le nhiệt | | Kiểm tra | | Kiểm tra | | Kiểm tra | | Kiểm tra | | Kiểm tra |
Dây curoa | | Kiểm tra | | Kiểm tra | | Khuyến cáo thay thế | | Thay thế | | Kiểm tra |