Tập Lái
4/8/20
19
0
1
32
Vết thương hở là tai nạn ngoài ý muốn gây nhiều phiền nhiễu trong cuộc sống hàng ngày. Mong muốn của mọi người là làm sao để vết thương hở mau lành, nhưng không phải ai cũng biết cách làm đúng. Cùng tìm hiểu bí kíp chăm sóc vết thương hở không xót, mau lành, hạn chế sẹo trong bài viết dưới đây.

1. Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình lành vết thương và hạn chế sẹo
cham_soc_vet_thuong_ho4.jpg

Lành thương là quá trình tự nhiên của cơ thể. Cho đến nay, chưa có chất nào có khả năng đẩy nhanh tốc độ phục hồi vết thương hở. Trái lại, vết thương hở có thể chậm lành bởi những nguyên nhân sau:

1.1. Bội nhiễm vi khuẩn gây viêm nhiễm kéo dài
Vết thương hở là đối tượng tấn công ưa thích của các vi sinh vật có hại từ bên ngoài. Khi xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn kích thích cơ thể hình thành ổ viêm, khiến vết thương sưng đau, chảy mủ, chảy dịch.
Dịch rỉ viêm chứa các chất có khả năng tiêu diệt vi khuẩn và các mô hoại tử trên da. Tuy nhiên, nếu viêm kéo dài không ngừng, những tế bào da mới hình thành cũng sẽ bị tiêu diệt. Đây chính là cơ chế làm chậm quá trình lành thương tổn của các vi sinh vật có hại.
Vì vậy, làm sạch vết thương, ngăn ngừa viêm nhiễm là nguyên tắc cơ bản nhất trong chăm sóc vết thương hở. Nếu không xử lý kịp thời, vi khuẩn tại vết thương có thể liên kết tạo thành màng sinh học – cấu trúc màng bao phủ cực kỳ khó loại trừ. Dưới lớp màng bền vững này, vi khuẩn trở nên mạnh mẽ hơn, đề kháng tốt hơn với thuốc. Phần lớn dung dịch sát trùng thường sử dụng chưa tìm ra được lời giải cho màng sinh học. Một trong những sản phẩm hiếm hoi có khả năng này là dung dịch sát khuẩn Dizigone.

1.2. Chăm sóc vết thương sai cách
Dùng thuốc bột rắc lên vết thương
Rắc thuốc bột lên vết thương hở là cách sát khuẩn được rất nhiều người truyền tai nhau. Thuốc bột được dùng thường là các kháng sinh đường uống … Người dùng rắc các loại bột này lên vết thương hở với niềm tin: việc tiếp xúc trực tiếp với vùng da thương tổn sẽ giúp thuốc phát huy tác dụng nhanh và mạnh hơn.

cham_soc_vet_thuong_ho6.jpg

Trên thực tế, đây là cách trị thương bị nhiều chuyên gia y tế chỉ trích vì các tác hại:
  • Không có khả năng thấm sâu, không giúp ngăn ngừa nguy cơ bội nhiễm.
  • Tạo lớp màng kín trên vết thương, ngăn cản quá trình làm lành tự nhiên của cơ thể.
  • Gây nhiều tác dụng phụ, thậm chí khiến người dùng bị shock phản vệ.
  • Làm gia tăng tỷ lệ kháng thuốc kháng sinh.
Dùng sai dung dịch sát khuẩn cho vết thương
Rửa vết thương bằng dung dịch sát khuẩn là bước quan trọng nhất trong quá trình điều trị. Tuy nhiên, đây cũng là bước dễ mắc sai lầm, khiến vết thương của người bệnh không thể hồi phục.
Nhiều dung dịch sát khuẩn không đủ mạnh để đảm bảo vết thương sạch khuẩn. Do đó, dù được chăm sóc cẩn thận thì vết thương vẫn còn khả năng bị viêm nhiễm.
Bên cạnh đó, một số sản phẩm quen thuộc như cồn, oxy già lại tiềm ẩn nguy cơ khiến vết thương chậm lành. Lý giải cho vấn đề này, các nghiên cứu y khoa đã được tiến hành và đưa ra kết luận: Cồn và oxy già làm tổn thương mô hạt, cản trở quá trình lành thương tự nhiên của cơ thể. Vì vậy, đây là những loại dung dịch sát khuẩn cần tránh dùng cho vết thương hở ngoài da.

1.3. Bệnh lý mắc kèm
cham_soc_vet_thuong_ho9.jpg


Bệnh lý mắc kèm được coi là những thủ phạm âm thầm gây cản trở quá trình lành thương. Những bệnh lý gây ảnh hưởng nhiều nhất đến tổn thương da là tiểu đường, ung thư…
Bệnh nhân mắc càng nhiều bệnh lý đi kèm thì khả năng hồi phục vết thương hở càng chậm. Người bệnh cần kiểm soát những bệnh lý mạn tính này để không làm gián đoạn quá trình lành thương.

1.4. Lưu thông máu kém
Ngoài vai trò cung cấp oxy và chất dinh dưỡng cho cơ thể, các thành phần trong máu như bạch cầu, hồng cầu còn là những nhân tố quan trong trong quá trình làm sạch và bồi đắp tổn thương da. Bạch cầu giúp tiêu diệt những mầm bệnh có hại và dọn dẹp ổ tổn thương. Sau đó, hồng cầu sẽ vận chuyển tế bào da mới và collagen tới vết thương để chữa lành.
Khi lưu thông máu kém, các quá trình tự nhiên này sẽ bị ảnh hưởng. Một số bệnh lý gây ra tình trạng kém lưu thông máu có thể là: suy tim, nằm liệt/ngồi liệt lâu ngày…

2. Lựa chọn đúng dung dịch sát khuẩn hiệu quả, nhanh lành và hạn chế sẹo.
Mấu chốt quyết định thành công trong chăm sóc vết thương hở là chọn được dung dịch sát khuẩn phù hợp. 6 tiêu chí đánh giá dung dịch sát trùng lý tưởng cho vết thương bao gồm:
dung-dich-sat-khuan-vet-thuong2.jpg


2.1. Phổ tác dụng rộng
Vết thương hở là “miếng mồi ngon” cho cả vi khuẩn, virus và nấm. Để bảo vệ vết thương trước các vi sinh vật ấy, dung dịch sát khuẩn cần có phổ đủ rộng, tiêu diệt được tất cả các tác nhân gây bệnh thường gặp.

2.2. Hiệu lực mạnh – tiêu diệt được màng biofilm
Hiệu lực của một dung dịch sát khuẩn được đánh giá qua khả năng tiêu diệt màng sinh học. Nhiều dung dịch có phổ rộng nhưng lại không phát huy được tác dụng do bị cản trở bởi lớp màng này.
Các dung dịch sát khuẩn hiện hành đều không hoặc chỉ có khả năng thấm kém qua màng sinh học. Tại Việt Nam, Dizigone là sản phẩm duy nhất được chứng minh khoa học về hiệu quả trên đó.
vet_thuong4.jpg

Sau một tai nạn ngã xe, đôi chân của Hải Yến – Hà Nội đầy vết trầy xước. Những tưởng sau này chân sẽ đầy sẹo nhưng nhờ chọn được đúng dung dịch sát khuẩn, chân Yến đã lành lặn trở lại.

2.3. Hiệu quả nhanh
Dung dịch sát khuẩn có tác dụng càng nhanh lại càng được ưa chuộng vì nhiều lý do:
  • Tiêu diệt mầm bệnh tức thời, giảm khả năng xâm nhập sâu và gây viêm nhiễm.
  • Rút ngắn thời gian cần để hồi phục tổn thương.
  • Giảm thời gian tiếp xúc với thuốc sát trùng, giảm tác dụng phụ (nếu có)
2.4. Không xót
Trong quá trình chăm sóc vết thương hở, cảm giác xót có thể khiến người bệnh vô cùng khó chịu. Vì vậy, không xót là tiêu chí quan trọng của một dung dịch sát trùng, nhất là khi đối tượng sử dụng là trẻ nhỏ.

2.5. Không làm ảnh hưởng tới quá trình lành thương tự nhiên
Cồn và oxy già là hai cái tên đầu tiên cần được loại bỏ khi sát trùng vết thương hở. Chúng làm tổn thương mô hạt, ảnh hưởng quá trình lành thương tự nhiên của cơ thể.
vet-thuong-_-yen2.jpg

Vết thương lành nhanh khi được chăm sóc đúng bằng dung dịch sát khuẩn phù hợp
Khi lựa chọn một dung dịch sát trùng, người bệnh cũng cân nhắc rất kỹ yếu tố này. Dung dịch sát trùng lý tưởng cần đảm bảo giúp vết thương sạch khuẩn, nhưng cũng không được làm gián đoạn quá trình cơ thể đắp vá tổn thương da.

2.6. An toàn
An toàn là tiêu chí hàng đầu cho mọi sản phẩm dùng cho người. Do vết thương hở bộc lộ cả lớp niêm mạc nên rất nhạy cảm và dễ bị kích ứng. Vì vậy, dung dịch sát khuẩn cần được kiểm chứng an toàn và tối ưu theo nguyên tắc 3 không: không chất màu – không chất bảo quản – không chất phụ gia.
Qua các nghiên cứu và thử nghiệm lâm sàng, các giáo sư đầu ngành tại viện Hàn lâm Khoa học Nga đã thành công sáng chế Dizigone – dung dịch sát khuẩn ưu việt của thời đại mới. Dizigone đáp ứng đầy đủ các tiêu chí của một dung dịch sát khuẩn lý tưởng. Qua thực tế sử dụng. Dizigone đã giúp đỡ hàng trăm ngàn người bệnh hồi phục tổn thương da nhanh chóng – an toàn – không sẹo.
xn-bong-bo-xe-may-mini-1.jpg


Dizigone giúp vết thương khô se chỉ sau 2-3 ngày. Khi dùng cùng kem Dizigone Nano Bạc, vảy cứng sẽ nhanh chóng được hình thành và bong ra, trả lại làn da mịn màng như cũ.

3. Cách vệ sinh vết thương hở với bộ sản phẩm kháng khuẩn Dizigone

Bộ sản phẩm Dizigone giúp vết thương lành nhanh – không sẹo

Bộ sản phẩm Dizigone gồmdung dịch sát khuẩn Dizigone và Kem Dizigone Nano Bạc. Dung dịch sát khuẩn Dizigone cho hiệu quả sát khuẩn, đảm bảo vết thương không bị viêm nhiễm, mưng mủ. Khi vết thương đã khô se, việc thoa kem Dizigone Nano Bạc giúp duy trì môi trường ẩm phù hợp tại tổn thương. Theo các nghiên cứu y khoa, đây là điều kiện thuận lợi để da tái tạo nhanh chóng, tự nhiên nhất.

Cách vệ sinh, làm lành vết thương hở cùng bộ sản phẩm Dizigone:
Bước 1: Sát khuẩn vết thương
  • Lau/rửa/xịt trực tiếp vết thương bằng dung dịch sát khuẩn Dizigone.
  • Giữ dung dịch trên vết thương tối thiểu 30 giây, không cần rửa lại bằng nước.
Bước 2: Thoa kem dưỡng ẩm Dizigone Nano Bạc
  • Đợi dung dịch Dizigone khô lại, thoa một lượng vừa đủ kem Dizigone Nano Bạc lên vết thương.
  • Chú ý: Chỉ thoa kem khi vết thương đã khô se, không còn chảy mủ, chảy dịch.
Bước 3: Băng vết thương
  • Nếu vết thương sâu, rộng, còn chảy dịch: Nên băng vết thương bằng một lớp băng gạc mỏng để bảo vệ, ngăn cản tiếp xúc với dị vật, vi khuẩn. Chú ý thay băng thường xuyên, ít nhất 1 lần/ngày.
  • Nếu vết thương nhỏ, đã khô se: Nên để vết thương thông thoáng, không cần băng lại.
xn-mini-1.jpg

Phản hồi của khách hàng khi chăm sóc vết thương bằng bộ sản phẩm Dizigone

Dizigone được cấp phép lưu hành bởi Sở Y Tế, được xác nhận chất lượng tại Trung tâm Quatest1- Bộ khoa học công nghệ, được đánh giá an toàn tại Trung tâm dược lý – ĐH Y Hà Nội.
dizigone-chung-nhan.jpg


Vết thương hở sẽ khô se nhanh, mau lành, không sẹo khi được chăm sóc đúng cách. Bộ sản phẩm Dizigone sẽ là trợ thủ đắc lực giúp vết thương hở nhanh chóng hồi phục.

Nguồn: Dizigone.vn