Xin hỏi các bác về cách điều chỉnh chân côn ô tô
Xe em Vios 07, vừa bảo dưỡng 10k km, từ lúc mới mua xe em đã cảm thấy chân côn ô tô quá nặng, chú seo nói là do xe mới nên thế. Hôm qua em đem xe bảo dưỡng, em có yêu cầu chỉnh chân côn ô tô, chú thợ đã thay dầu nhưng nó vẫn thế. Thật sự đi xe trong thành phố là một cực hình, có bác nào đi Vios bị như vậy không ạ? Có cách nào khắc phục không? Xin cho em ý kiến với ah.
Sau khi tổng hợp, Mod đã edit lại nội dung trả lời cho cách làm nhẹ chân côn ?
Chân côn bị cứng
Trong quá trình lái xe, đôi khi các bác sẽ gặp phải các tình trạng như các lá côn, bánh đà, đĩa ép bị mòn hay việc đạp côn nặng và côn không chịu nhả trả lại sau khi đạp gọi là chân côn bị cứng. Nếu bác không biết cách xử lý thì hoàn toàn có thể gây nguy hiểm khi tham gia giao thông.
Nguyên nhân chân côn bị cứng
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến chân côn bị kẹt, cứng, bác có thể tham khảo một số nguyên nhân sau có thể xảy ra mà bác không để ý.
Cản trở của thảm trải sàn làm kẹt chân côn
Các thảm trải sàn hoàn toàn có thể cản trở quá trình đạp chân côn làm kẹt chân côn khi đạp. Vì thế khi có hiện tượng kẹt chân côn bác cần tiến hành kiểm tra ngay thảm trải sàn xem nó có cản trở chân côn hay không
Sự mài mòn của lá côn, bánh đà, mâm ép sau thời gian sử dụng
Các bộ phận như lá côn, mâm ép, bánh đà sẽ bị mài mòn dần theo thời gian sử dụng dẫn đến hiện tượng kẹt chân côn.
Đối với lá côn khi bị mài mòn thì bàn ép sẽ nằm cao hơn phần tiếp giáp với bạc đạn bi “T” làm cho hành trình đạp côn trở nên xa và nặng hơn rất nhiều biểu hiện qua việc khi đạp côn ta cảm thấy được nó cao hơn và nặng hơn rất nhiều so với bình thường.
Phần ống trượt bi tê quá bẩn cũng là một trong những nguyên nhân làm kẹt chân công. Vì vậy sau một thời gian sử dụng nên thay thế phần ống trượt bi tê, hạn chế việc bôi mỡ vào ống trượt vì nó có khả năng sẽ bị khô khiến bi tê khó di chuyển .
Cơ cấu dẫn động bàn đạp ly hợp:
Việc mất chất bôi trơn dây cáp bàn đạp ly hợp khiến dây cáp bị khô, cứng, hoạt động khó khăn. Cần nối trong cơ cấu dẫn động bàn đạp bị cong.
Trên các xe cũ sử dụng cơ cấu nhả cáp, ly hợp có thể không nhả nếu dây cáp bị đứt hoặc điều chỉnh sai. Hành trình tự do của bàn đạp ly hợp quá lớn, không có hoặc không đủ.
Cơ cấu điều khiển ly hợp bị sai lệch
Việc ly hợp bị trượt dẫn đến hiện tượng phần đĩa bạt sẽ bị ma sát từ đó bánh đà và phần mâm ép nhiều khả năng sẽ bị ăn mòn hoặc cong vênh gây nên hiện tượng rò rỉ dầu.
Cần đẩy của xylanh chính hoặc xylanh con bị cong vênh sau một thời gian sử dụng.
Lò xo bị biến dạng và mất đi tính đàn hồi cũng là một trong những nguyên nhân gây nên hiện tượng kẹt chân côn.
Làm nhẹ chân côn
Khi chân côn có biểu hiện bị kẹt thì người lái cần kiểm tra và đưa xe tới gara ngay để tiến hành kiểm tra và sữa chữa. Tuy nhiên, bác cũng có thể thử các cách như điều chỉnh hành trình tổng cộng và tự do của bàn đạp chân côn, điều chỉnh chiều cao các đòn mở hay xả khí. Đây là các cách bác có thể tự làm nhẹ chân côn tại nhà.