http://www.24h.com.vn/o-to-xe-may/n...hong-lai-toyota-vn-gio-ra-sao-c77a708906.html
Không được làm công việc chuyên môn cũng như mất cơ hội thăng tiến, kỹ sư
Lê Văn Tạch (Công ty
Toyota Việt Nam) - từ vị trí “người hùng” khi làm thay đổi lịch sử triệu hồi xe ở Việt Nam - trở thành người vận chuyển giao nhận xe.
Cuộc chiến không cân sức
Từng là một kỹ sư
ô tô làm việc nhiều năm trong phòng kỹ thuật của Công ty Toyota Việt Nam (TMV), nhưng sau vụ “tố” chất lượng và ỉm lỗi
xe Toyota khiến dư luận “dậy sóng”, cuộc đời của “người hùng” một thưở Lê Văn Tạch bước sang trang mới.
Lê Văn Tạch từng giữ vị trí kỹ sư ô tô của Toyota Việt Nam
Vẫn tiếp tục được “cống hiến” cho TMV và làm việc rất gần với những chiếc xe ô tô, nhưng là xe thành phẩm trong vai trò vận chuyển xe từ nhà máy đến các đại lý. Ở vị trí mới, kỹ sư Tạch không còn được tiếp xúc với các dây chuyền sản xuất, nơi từng “chắp cánh” và đưa anh thành “người hùng” trong lòng công chúng.
Trở lại thời điểm tháng 3/2011, từ một nhân viên bình thường của TMV, kỹ sư Tạch bất ngờ liên hệ với nhiều cơ quan báo chí và Cục Đăng kiểm Việt Nam, phản ánh ba lỗi kỹ thuật trong quá trình lắp ráp hai dòng xe Innova và Fortuner lắp ráp trên dây chuyền sản xuất của TMV, sau nhiều lần báo cáo lên lãnh đạo nhà máy nhưng không có động thái khắc phục.
Những lỗi kỹ thuật trên hai dòng xe bán chạy nhất của TMV được kỹ sư Tạch phát hiện dựa trên kinh nghiệm 9 năm nghiên cứu và làm việc trực tiếp trên dây chuyền sản xuất, thuộc phòng kỹ thuật số chuyên lắp hai dòng xe nói trên.
Sự việc được các cơ quan quản lý, giới chuyên môn và người tiêu dùng trong nước đặc biệt quan tâm bởi không chỉ Toyota đang là thương hiệu ô tô mạnh nhất Việt Nam, mà đây còn là vụ việc chưa từng có tiền lệ trong ngành công nghiệp ô tô nước nhà.
Chỉ ít ngày sau đó, “cuộc chiến” không cân sức giữa cá nhân kỹ sư Tạch với chính tổ chức của mình chính thức “bùng nổ” khi TMV phủ nhận hoàn toàn các phản ánh mà kỹ sư Tạch gửi đi trước đó.
Trước áp lực của dư luận và yêu cầu của các cơ quan chức năng, cùng nhiều cuộc họp kín và công khai liên tiếp, TMV đã chính thức phát đi thông báo triệu hồi 66 nghìn chiếc Fortuner và Innova với những lỗi mà kỹ sư Tạch đã liệt kê trong các đơn thư phản ánh.
Hai tháng sau, vào ngày 11/6/2011, TMV bất ngờ ra quyết định tạm đình chỉ công tác ba tháng đối với
kỹ sư Lê Văn Tạch vì một loạt các vi phạm kỷ luật nội bộ. Tại thời điểm đó, công chúng tỏ ra nghi ngờ về mục đích của quyết định mà TMV đưa ra để xử lý kỹ sư Tạch.
Kỹ sư Lê Văn Tạch chỉ phần lỗi kỹ thuật của xe Innova- Ảnh: N.Phùng
Vẫn không thôi trăn trở chất lượng xe
Quyết định tạm đình chỉ công tác trên sau đó được thu hồi và kỹ sư Lê Văn Tạch trở lại làm việc nhưng ở vị trí không liên quan nhiều đến kỹ thuật sản xuất ô tô. Sau hai lần đệ đơn kiện TMV về các vấn đề khác nhau trong năm 2012 nhưng đều bị xử thua, kỹ sư Tạch bắt đầu “khởi động” lại cuộc sống ở vị trí mới tại TMV, vốn trước đó anh và gia đình luôn phải “sống trong sợ hãi” (dẫn lời kỹ sư Lê Văn Tạch).
Bài liên quan:
Xe thể thao 'khủng' của Toyota trình làng tại Việt Nam
Toyota công bố doanh số bán hàng năm tài chính 2014
Top 10 ôtô rẻ nhất năm 2015 cho dân văn phòng
Toyota Mirai hứa hẹn trình làng vào năm 2016
Mặc dù bị xử thua trong hai lần kiện TMV và trải qua thời gian vô cùng căng thẳng trong cuộc chiến “một mình chống lại Toyota Việt Nam”, nhưng kỹ sư Tạch vẫn được công chúng và một số tổ chức uy tín tôn vinh.
Tuy nhiên, ở khía cạnh cá nhân, kỹ sư Tạch cũng có những thiệt thòi nhất định sau vụ việc trên. Anh không còn được làm công việc liên quan đến chuyên môn như trước đây, dù chế độ lương thưởng vẫn theo quy định của TMV, nhưng theo anh nói thì việc tăng lương hàng năm của anh thường thấp hơn so với thực tế.
Hài lòng với công việc và cuộc sống hiện tại, nhưng kỹ sư Tạch vẫn không vơi những nỗi niềm trăn trở đối với chất lượng xe sản xuất tại Việt Nam.
Sau vụ việc hồi năm 2011, TMV không cho phép kỹ sư Tạch bước chân vào nhà máy nữa, dù vậy, anh cho biết vẫn rất quan tâm tới các vấn đề chất lượng trong sản xuất của xe Toyota và luôn nhờ các bạn, đồng nghiệp làm ở các bộ phận liên quan theo dõi và chia sẻ thông tin.
Không chỉ vậy, anh còn canh cánh trong lòng với những đề xuất trước đây về những thiết bị có tính chất quyết định tới chất lượng của hai dòng xe Innova và Fortuner hiện vẫn chưa được TMV đầu tư thỏa đáng.
Theo kỹ sư Tạch, hiện nay vẫn còn tồn tại lỗ hổng lớn trong quá trình rà soát chất lượng sản phẩm ô tô ở Việt Nam. Bởi theo anh, khi một sản phẩm được làm ra, việc quan trọng là phải kiểm soát được chất lượng trong công đoạn sản xuất, chứ không phải sau khi chiếc xe đã được lắp thành hình. Khi đó, sẽ có tới 70-80% hạng mục kỹ thuật không thể kiểm soát được vì đã được lắp kín.
Trở lại với công việc hiện tại ở bộ phận logistics giao nhận xe từ nhà máy đi đại lý, kỹ sư Tạch vẫn đảm trách khâu quản lý, kiểm tra chất lượng phương tiện chuyên chở với đầy đủ các yêu cầu theo quy định của TMV. Nhưng ở cương vị nào, anh vẫn không thôi trăn trở về chất lượng xe lắp ráp ở Việt Nam và những nguy cơ xe mắc lỗi vẫn được cấp đủ điều kiện để tung ra thị trường.
Theo Giao thông vận tải