Tùy theo vào loại xe mà nhà sản xuất yêu cầu tiến hành bảo dưỡng định kỳ, dưới đây tôi chỉ giới thiệu sơ lược về các bước kiểm tra (check list) khi các bác đi bảo dưỡng hoặc tự bảo dưỡng ở nhà:
A Service: Kiểm tra và Bảo dưỡng xe sau 4800km (3000 miles):
1. Sơn xe, xem có chỗ nào xước, bẹp không; gương (nếu gương điện xem có hoạt động tốt 4 chiều không); cửa kính xem lên xuống có ok không; ốc bắt biển số xem có lỏng không.
2. Các loại đèn, đèn báo và đèn tín hiệu xem có cháy hoặc làm việc có ok không.
3. Các thiết bị đồng hồ, đèn trên táp-lô xem có hoạt động bình thường không.
4. Nội thất, tay nắm cửa, các nút điều khiển, quạt sưởi, điều hòa.
5. Các thiết bị an toàn, còi xe, seatbelt.
6. Phanh tay.
7. Khóa nắp capo xem có hoạt động bình thường, nếu cần thì tra dầu mỡ.
8. Hộp số (A/T): hoạt động bình thường? Các ống dẫn có bị rò rỉ hoặc lỏng không? Kiểm tra mức dầu hộp số, nếu thiếu thì đổ thêm (đúng chủng loại hãng xe qui định).
9. Cần gạt nước + mực nước trong bình. Kiểm tra xem motor hoạt động ok?
10 Vô lăng hoạt động có ok không? Kiểm tra mức dầu trợ lái trong bình, nếu thiếu đổ thêm.
11. Két nước, ống dẫn có bị rò rỉ không? Kiểm tra mực nước trong bình phụ, nếu thiếu thì châm thêm (không dùng nước có khoáng chất, chỉ dùng nước cất hoặc nước tinh khiết).
12. Ắc qui (kiểm tra mực nước trong bình nếu là ắc qui nước), dây dẫn và 2 đầu cực - & +, nếu bị ôxy hóa thì lau sạch.
13. Cao su chân máy.
14. Dây cu-roa kiểm tra tình trạng & độ chùng (có thể tăng đối với xe không có tensioner). Nếu có vết nứt hoặc "xơ" thì phải thay.
15. PCV valve.
16. Hệ thống nhiên liệu: bình xăng, đường ống xem có bị rò rỉ?
17. Phanh: hoạt động ok? Mức dầu phanh trong bình ok không ( nếu thiếu thì châm thêm). Kiểm tra độ mòn của má phanh, đĩa phanh, calipers. Đối với phanh tang trống thì có thể phải tháo lốp để kiểm tra má phanh, drum & piston phanh.
18. Thay dầu và lọc dầu mới. Kiểm tra các đường ống dẫn làm mát dầu.
19. Lốp: độ mòn, tình trạng, áp suất, đảo lốp nếu cần.
20. Vành và các ốc bắt. Nếu lỏng thì siết ốc theo đúng lực qui định.
21. Xe có cầu sau: mức dầu & chất lượng trong hộp vi sai, nếu thiếu thì bổ sung, nếu bẩn thì thay. Trục các-đăng (drive line) và các trục khuỷu (U-joints), có thể bơm mỡ bôi trơn.
22. Ống xả có thủng hoặc rách không?
23. Các giảm sóc/thụt nhún, lò so, thanh giằng làm việc ok? Tra dầu mỡ bôi trơn.
24. Chassis có bị nứt, biến dạng?
25. Các dây dẫn, jack cắm có bị lỏng, chuột cắn hoặc đứt không?
B Service: làm khi đến kỳ (tùy theo thời gian nhà sản xuất qui định). B Service này bao gồm cả 25 mục trong A Service:
26. Kiểm tra áp lực két nước. Chỉ số này thường được ghi trên nắp két nước, vd: 15 psi.
28. Thay lọc gió và lọc xăng (trừ những xe có lọc xăng nằm trong bình xăng thì nhà xản suất có qui định thời gian thay riêng).
29. Kiểm tra máy phát: đề máy bao nhiêu AMP? xạc bao nhiêu volt & AMP?
C Service: (theo thời gian qui định của nhà sản xuất)
30. Bảo dưỡng hộp số (A/T): thay dầu (ATF) và lọc dầu hộp số + gioăng (gasket) mới.
D Service: tune-up. Bảo dưỡng này được làm cùng với B Service khi xe chạy khoảng 100K km (60K miles) hoặc theo qui định của nhà sản xuất.
31. Thay bugi, dây dẫn, PVC valve, nắp & rotor của hộp chia điện (distributor cap & rotor).
E Service: bảo dưỡng hệ thống làm mát, tiến hành khi xe chạy khoảng 80K km (50K miles) hoặc theo qui định của nhà sản xuất.
32. Xả toàn bộ nước làm mát, thay van nhiệt (Thermostat) và gioăng (gasket) mới, châm nước làm mát mới theo đúng chủng loại, kiểm tra áp lực, siết chặt các đường ống dẫn. Chú ý xả air cho hệ thống để tránh overheat.
Việc cuối cùng là đi thử xe sau mỗi service xem còn có trục trặc gì không. Nhớ ghi ngày tháng và số km sau mỗi lần làm service.
Hy vọng 1 số kinh nghiệm trên có ích cho các bác muốn chăm sóc xe của mình.