Tập Lái
6/6/14
21
20
13
48
Một ngày nóng cuối tuần trong tháng bảy. Gia đình một bé trai cùng đi chơi ở công viên nước. Họ còn chưa biết rằng đấy là ngày sống chung cuối cùng của gia đình mình. Chơi các cầu trượt nước, ngâm mình trong nước suốt ngày. Một phút lơ đễnh và chú bé bị chìm trong nước và bị sặc. Bé được đưa lên bờ ngay, và lát sau lại tươi cười và quay lại chơi với các bạn. Tối hôm đó nó có vẻ buồn ngủ và mệt. Mọi người nghĩ đó là điều bình thường vì cả ngày nó ngâm nước với các bạn. Khi mẹ đặt bé đi ngủ, bà không hề nghĩ rằng đó là lần cuối bà còn nhìn thấy bé còn sống.

Đến tận hôm nay tôi vẫn không hiểu vì sao với một lượng nước trong phổi như vậy mà bé vẫn như bình thường. Nó mệt, nhưng tôi không thể ngờ rằng sẽ có một điều khủng khiếp như vậy, mẹ chú bé nói."Chết đuối lần hai”, một hiện tượng ít người biết, có liên quan tới 15% các vụ chết đuối có thể xảy ra ngay cả ở các bể tắm nhỏ và nông. Khi một lượng nước nhỏ lọt vào đường thở hay vào phổi, nó có thể làm não thiếu ô xy và hậu quả là chết người.

Hiện tượng rất đơn giản. Ta hãy lấy ví dụ một người bị chìm trong nước biển mặn, được cứu lên bờ, phun nước ra …Mọi việc hầu như trở lại bình thường, nhưng trong đường thở còn sót lại một ít muối. Nước trong máu sẽ bị lượng nước muối này hút vào và phổi bị ngâm nước mặn gây tổn thương phổi. Vì vậy hiện tượng gọi là chết đuối lần hai hay gặp trong y khoa. Đó là hiện tượng ngừng đột ngột việc trao đổi ô xy trong phổi – bà tiến sỹ Lechosław Dorożała, người phụ trách Phòng cấp cứu bệnh viện của Trung tâm Y vùng Pabianicki nói.

Tên gọi của hiện tượng này có thể gây hiểu lầm vì con người không chết do bị chìm lần hai, mà do các biến chứng phát sinh sau khi bị uống nước, khi bị không chỉ một lượng nước mặn mà có thể là lượng nước chứa flo trong bể bơi lọt vào phổi, gây ra ngừng đột ngột việc trao đổi ô xy trong phổi.

Người ta còn có thể gặp hiện tượng chết đuối khô, đó là bị ngạt khi nước chẹn mũi và đường thở, gây ra co thắt phế quản, bệnh nhân không thở được và kết quả là hệ tuần hoàn dừng hoạt động.
Vậy các triệu chứng của „chết đuối lần hai” là gì?

Nguy hiểm nhất của chết đuối lần hai là nó không có triệu chứng gì lớn thể hiện ra bên ngoài. Người đó có vẻ buồn ngủ, hơi lờ đờ (otumaniony) và mệt mỏi. Có thể thấy đau trong lồng ngực và khó thở. Nếu thêm vào đó bị ho, hay lúc uống nước xong có hiện tượng nôn, bạn phải lập tức đưa người đó đến bệnh viện gần nhất.

Quan trọng nhất là bạn nên nhớ rằng khi một người bị uống một lượng nước lớn, thoạt nhìn thì không có dấu hiệu gì, nhưng vẫn phải để ý đến họ. Hiện tượng chết đuối lần hai có thể xảy ra từ vài phút đến tận 72 giờ sau đó. Vì thế, có thể là người đó trông như đã khỏe, nhưng sẽ cảm thấy bị ngạt sau đó vài giờ – bà tiến sỹ Dorożała đã nói như vậy.

Hàng năm trên thế giới có hơn 1000 trường hợp trẻ em chết khi bị chết đuối lần hai. Mặc dù vậy, các bậc cha mẹ hầu như không biết gì về nguy hiểm khi trẻ bị uống một ít nước này. Tất nhiên không chỉ có trẻ em, mà người lớn cũng bị tương tự. Một ví dụ là câu chuyện anh chàng 19 tuổi tên là Brayan, sinh viên ở California, đi nghỉ hè ở bên hồ với các bạn. Uống rượu, chơi đùa và có ai đó hô to: "Nào ta xuống nước đi!". Không ai trong số các bạn bè biết là Brayan không biết bơi, nên chẳng ai cản khi anh ta cũng lội xuống hồ. Chỉ một phút lơ đãng, đất lún dưới chân và các bạn kịp lôi anh lên bờ, vài lần ho sặc nước trong người ra và anh lại quay lại đùa với các bạn. Anh ta hơi bị ho, buồn ngủ, không hiểu khi người khác nói và mọi người khác cứ nghĩ là do anh ta uống rượu nhiều. Vài giờ sau, đã xuất hiện hiện tượng không thở được. Anh thoát chết do cấp cứu đến kịp nhanh để đưa vào bện viện.

Dù "chết đuối lần hai” là tương đối hiếm gặp, nhưng bạn cần nhớ là nếu ai bị chìm thì người đó phải được bác sỹ khám. Nếu có bất cứ một biểu hiện gì, ví dụ như khó thở thì phải đưa nhanh đi bệnh viện. Chỉ một thời gian rất ngắn, một hiện tượng ngạt thở nhẹ có thể thành một việc đe dọa đến tính mạng.

Có các lời khuyên sau để tránh bị „chết đuối lần hai” cho trẻ nhỏ:
1. Chọn chỗ an toàn cho trẻ.
2. Nhớ là "chết đuối lần hai” có thể xảy ra ngay cả ở bể nước nhỏ trong vườn, vì vậy khi trẻ chơi ta luôn phải để mắt đến chúng.
3. Nếu trẻ bị uống nước, phải cố làm cho chúng ho đẩy hết nước ra ngoài, sau đó đưa trẻ đến bệnh viện để kiểm tra.
4. Nên dạy trẻ biết bơi để hạn chế nguy hiểm,
5. Hãy nói chuyện với trẻ về các nguy hiểm có thể có khi chơi dưới nước để chúng tránh làm một số thứ nguy hiểm.

Sưu tầm
 
Hạng F
30/3/09
6.126
20.149
113
mình cũng 1 lần hú vía .....
đi resort chơi, có cái hồ bơi nhỏ .... chiều đầu tiên (mới đến) ... mình ngồi bên hàng hiên canh 2 đứa nhỏ chơi ..
đêm hôm đó ngũ ... mình bị thức giất bất ngờ 2 lần .... lần nào cũng chỉ nhớ được ... thấy cái hồ bơi là bị giật mình thức giấc ...
trưa hôm sau ... thấy 2 chị em chạy vào trong nhà rồi, mình mới quay vào phòng soạn đồ ....được khoản 5 phút ... tai bỗng nghe "tõm" ....mình vất cái oosnh kính chạy ra .... thì đúng thằng em 3 tuổi ..đang ở dưới hồ ... phước đức ông bà để lại .. đầu nó vẫn còn bên trên mặt nước ....mình nhảy xuống nâng nó lên rồi bế vào hàng hiên ....
 
Hạng C
18/1/11
509
794
93
Bài này hay quá và chắc ít người biết - Pac chủ nên move qua topic nào có nhiều người thì hữu ích hơn.
 
  • Like
Reactions: phuhaonguyen
Tập Lái
6/6/14
21
20
13
48
Bài này hay quá và chắc ít người biết - Pac chủ nên move qua topic nào có nhiều người thì hữu ích hơn.
Cái này chắc mod mới move được chứ em sao move được ạ?
 
Hạng C
18/1/11
509
794
93
Pac tạo topic mới bên" chuyện ngoài lề" đi,bên đó rất nhiều người đọc lắm Pac.