Sau 1 tháng đi xuyên Việt từ Nam ra Bắc cùng với xế yêu là chiếc bán tải với tổng kinh phí tầm 50 triệu đổ lại, hai vợ chồng anh Trọng - chị Thương đã có những chia sẻ về chuyến xuyên Việt để đời lên nhóm otosaigon - trên đường thiên lý khiến nhiều người "ghen tị".
Mới đây nhất, chủ tài khoản facebook Trong Nguyen đã có 2 chia sẻ cụ thể về chuyến xuyên Việt kéo dài 30 ngày của 2 vợ chồng anh chị bên cạnh chiếc bán tải trong nhóm otosaigon - trên đường thiên lý. Trong bài chia sẻ, anh chị có liệt kê tất tần tật từ kinh nghiệm trước chuyến đi, lộ trình di chuyển từng ngày, từ chỗ ăn ngủ, kinh phí,... để các tài xế khác có cái nhìn bao quát về chuyến đi.
Chú ý là khá dài trong bài sẽ chèn ảnh chung để tránh các bác nhìn chữ không, cụ thể chuyến hành trình được anh chia sẻ như sau:
Kết thúc 30 ngày xuyên Việt của 2 vợ chồng mình, xuất phát từ Sài Gòn đi theo cung đường dọc biển miền Trung và đường về là cung đường núi đi qua các tỉnh Tây Nguyên.
30 ngày với nhiều trải nghiệm thú vị, được ngắm nhìn nhiều cảnh đẹp của đất nước Việt Nam mình, với rất nhiều lần vợ chồng mình phải ngỡ ngàng trước các cảnh đẹp thiên nhiên, những cung đường biển với nắng đẹp rực rỡ, những con đèo ngoằn ngoèo mà khi xem lại clip không hiểu sao lúc đó chạy mà không thấy sợ là gì, dốc Thẩm Mã, dốc 9 Khoanh ở Hà Giang hay đèo 14 tầng ở Cao Bằng và cả đèo Violac (đèo Lò Xo từ Quảng Ngãi về Kom Tum), cảnh núi non hùng vĩ của Đông Bắc-cung đường 4 ngày đi từ ngọn núi này qua ngọn núi khác.
30 ngày từ Nam ra Bắc, lên Đông Bắc (đợt ngày tụi mình không đi cung Tây Bắc, sẽ hẹn 1 dịp gần nhất) và vòng về cung đường đèo núi các tỉnh Tây Nguyên. 30 ngày trải qua các miền khí hậu khác nhau, từ các nắng cái gió các tỉnh ven biển miền Trung đến đợt không khí lạnh bất ngờ đầu mùa hè tại Hà Nội.
Cột mốc 0km tại TP Hà Giang
30 ngày với 1 hành trình mà vợ chồng mình cảm nhận được sự may mắn suốt chặng đường về cả thời tiết và sức khỏe, những ngày đi chơi và tham quan đều trúng vào những ngày nắng đẹp. Khi nghe tin đến miền Bắc vào đợt không khí lạnh trái mùa nhưng may tới Hà Nội thì trời dù mây mù nhưng không mưa lớn, dạo phố dưới tiết trời mát mẻ đầu hè, ra Hạ Long đi thăm các vịnh các đảo cũng không gặp mưa dù ngày trước đó Hạ Long có mưa, khi chuẩn bị lên Đông Bắc thì 1 tuần trước đó mưa sạt lở đất ở Hà Giang, Cao Bằng nhưng khi lên đến nơi cả 4 ngày thì có những lúc nắng trong xanh luôn, cũng có khi trời âm u nhưng không mưa, dù 4 ngày đi toàn đường đèo nhưng thời tiết thuận lợi.
Đặc biệt ngày camping tại núi Thủng xem dự báo trời tối sẽ mưa nhưng cuối cùng trời đẹp, vợ chồng mình được tận hưởng 1 ngày camping trọn vẹn, được trải nghiệm ngủ giữa thảo nguyên trong lành và yên bình của núi rừng.
Sông Nho Quế - Hà Giang
Câu hỏi mà mọi người hay thắc mắc nhất là đi liên tục 30 ngày vợ chồng thì sức khỏe như thế nào, có mệt không? Thứ nhất là khi lên lịch trình thì vợ chồng mình sẽ chia quãng đường mỗi ngày sẽ chạy bao nhiêu km để cân đối, tiếp theo thì vợ chồng mình đi chơi với tinh thần vui vẻ thoải mái, mỗi ngày sẽ ăn ngủ đủ giấc nên không mệt gì cả. Và tụi mình sẽ chia công việc cho nhau, chồng sẽ xem cung đường và tập trung vào việc lái xe, vợ sẽ tham khảo các điểm tham quan ăn chơi ngủ nghỉ.
Do đó tụi mình luôn chủ động trong chuyến đi, hình dung được hôm nay sẽ đi như thế nào, ăn uống nghỉ ra sao-đôi khi vẫn sẽ phát sinh thêm nhưng không có gì đáng kể.
Một vài kinh nghiệm vợ chồng mình chuẩn bị cho chuyến đi sau khi tham khảo mọi người đã đi trước – vì vợ chồng mình chỉ đi 2 người và đi 1 chiếc bán tải nên các quần áo và vật dụng đem theo khá thoải mải.
Núi Mắt Thần - Cao Bằng
Phần 1: Những điểm lưu ý cho chuyến hành trình
1. Phương tiện: Nhà mình di chuyển bằng chiếc bán tải Ford Wildtrak 2020, xe mình mua tháng 12/2020 mới chạy tầm 1,5 năm và mình thường xuyên cho xe đi bảo dưỡng định kỳ nên khá yên tâm, tuy nhiên trước chuyến đi mình vẫn đi bảo dưỡng để đảm bảo chuyến đi được an toàn nhất.
Ngoài ra thì mình cũng chuẩn bị 1 vài vật dụng kèm theo như máy bơm hơi điên, bộ vít vá lốp, và xe mình cũng có sẵn lốp sơ cua để lỡ như gặp trục trặc giữa đường mình vẫn có thể tạm thời sử dụng được, nhưng may mắn suốt 6.000km hành trình xe vẫn ngon lành không gặp trục trặc gì.
Về tốc độ thì mình cứ chạy theo bản chỉ dẫn, chạy đúng tốc độ cho phép là ok, đi dọc đường gặp khá nhiều chốt bắn nhưng chưa bị gọi lại-còn có phạt nguội hay không thì hiện tại check chưa có
2. Thức ăn và thuốc men: mình chuẩn bị 1 số đồ ăn vặt như bánh ngọt, đồ khô để nhiều lúc đói mà chưa đến điểm ăn thì vẫn có đồ lót dạ tránh để bị quá đói sẽ mệt, đau dạ dày. Và nước uống kèm theo chắc chắn là phải có nước lọc, mình mua bình 5 lít và đem theo các chai nhỏ để chiết ra uống cho thuận tiện, ngoài ra mua thêm nước chanh muối và bò húc uống kèm. Về phần thuốc thì mình sẽ đem theo các loại thuốc cơ bản như hạ sốt, cảm, đau bụng và mỗi ngày vợ chồng mình uống bổ sung thêm các loại vitamin tổng hợp nhưng may mắn trong suốt cả ngày trình cả 2 vợ chồng đều khỏe không bệnh gì.
Núi Mắt Thần - Cao Bằng
3. Quần áo, hành lý: vợ chồng mình đi bán tải nên quần áo đem theo khá thoải mái để phục vụ như cầu sống ảo, tuy nhiên vợ mình sắp xếp quần áo trước, ví dụ như đi biển nắng sẽ mặc đồ gì, lên núi sẽ mặc đồ gì nên đến mỗi nơi sẽ chỉ cần xác vali đã chuẩn bị đồ trước xuống chứ không cần mỗi ngày phải xách hết tất cả đồ vào. Các đồ cá nhân sử dụng hàng ngày sẽ bỏ vào 1 túi nhỏ đến nơi chỉ cần xách xuống cũng nhỏ gọn.
Về giặt ủi quần áo thì tầm 3-4 ngày mình sẽ gom đồ đi giặt 1 lần, thường sẽ google tiệm nào gần sẽ gọi điện trước hỏi giá cả và đem đồ qua, mình giặt ủi giá tầm 15-30k/1kg tùy chỗ.
4. Các thiết bị ghi hình và lưu trữ (tùy nhu cầu mỗi người) Riêng mình đem theo thì có: Laptop, tablet, smartphone, Insta One X2, Insta Go2 và một số phụ kiện đi kèm…
Ngoài ra 1 điểm mình thấy mọi người có thể lưu ý là mạng điện thoại nên dung từ 2-3 điện thoại với 2 nhà mạng khác nhau vì nhiều khi lên các vùng núi tùy vùng mà sim mạng này dung được mà sim mạng khác không dung được hoặc ngược lại, như ngày tụi mình vào núi Thủng mình dung sim Vina, Mobi không còn cột sóng 3,4G hay gì luôn, nhưng sim Viettel của vợ mình lại dùng được.
Cầu Rồng - Đà Nẵng
5. Lên kế hoạch quãng đường sẽ chạy mỗi ngày: vợ chồng mình trước khi đi sẽ lên dự định mỗi ngày chạy bao nhiêu km, sẽ dừng và tham quan ở đâu, chạy tầm 150-300km/1 ngày tùy điểm đến. Này mình sẽ check bản đồ ghi cụ thể trước nha.
6. Tham gia các group review về địa điểm dự định sẽ đến: trước khi đi thì 2,3 tuần trước đó vợ mình tham gia khá nhiều group review để tham khảo về kinh nghiệm các bạn chia sẻ về rất nhiều điều như: các điểm check in sống ảo, quán ăn, giá cả chỗ nào tốt, né những chỗ nào phốt chặt chém…như đi thuyền Hội An mọi người review cứ đi thẳng vào bến thuyền, giá chỉ 20k/1 người thôi, không nên nghe mấy người chèo kéo từ bên ngoài tới tận 100-200k/1 người-hoặc Phong Nha cũng vậy, cứ vào thẳng quầy vé mua và gửi xe trong bãi của khu du lịch, đừng nghe chèo kéo của mấy chị hàng quán xung quanh là mua vé giùm rồi gửi xe quán chị đồ các kiểu…túm lại là nên xem trước để biết vì các bạn review cũng rất chi tiết nà, cực hữu ích luôn
Tuy nhiên sẽ chọn lọc tùy tình hình chứ không phải sẽ đi hết 100% như review mà sẽ chọn lại 1 vài điểm phù hợp với vợ chồng mình. Ví dụ như sẽ có bạn thắc mắc tại sao đến chỗ này mà sao không đi điểm a,b,c gì đó? Thì thật ra, mỗi nơi đều có rất nhiều chỗ chơi, tham quan các kiểu nên để đi hết chắc chắn sẽ cần dài ngày hơn, hoặc những điểm đó vợ chồng mình đã từng đến rồi nên tụi mình sẽ trên tinh thần đi những điểm nào phù hợp với tuyến đường và thấy thích theo cảm nhận cá nhân, kiểu vậy
7. Homestay, khách sạn: vì là 1 chuyến đi dài ngày, với quan điểm tụi mình ưu tiên chỗ ngủ thật sự thoải mái để nghỉ ngơi được tốt lấy sức đi chơi. Vợ chồng mình đa số dừng chân tại các tỉnh, thành phố lớn, các điểm du lịch nên việc book chỗ ở mình thấy không quá khó. Khi chọn khách sạn hoặc homestay thì tùy từng nơi mình sẽ xem xét trên các tiêu chí: vì đi xe ô tô nên mình quan tâm đến chỗ ở có bãi đỗ xe an toàn, phòng ốc sạch sẽ, các đánh giá của các khách đã ở và giá cả hợp lý. Thường thì mình sẽ book trên Booking và trước khoảng 1 ngày, đợt này mình book được vài homestay rất ok, chắc sẽ 1 bài review riêng nha. Ngoài ra thì có vài điểm mình tham khảo trên các group review như ở Ninh Bình, 1 homestay cũng rất ổn theo đúng review của các bạn.
8. Trạm xăng dầu: điểm này mình thấy ít ai review, nhưng đi xa thì việc đổ xăng dầu cho xe thì khá là quan trọng. Như xe mình thì từ ở Sài Gòn trước giờ chỉ đổ tại cây xăng của Petrolimex, vừa đảm bảo chất lượng của dầu và đặc biệt là nhân viên cây xăng tại đây đa số rất thân thiện, ngoài ra còn có Wc khá là ok nữa, có nhiều lần không ghé vào đổ dầu chỉ ghé Wc nhưng nhân viên không hề tỏ thái độ gì cả, và an toàn nữa. Theo như mình đi từ Nam ra Bắc lên tận Hà Giang, Cao Bằng thì Petrolimex mở khá nhiều rồi.
9. Trạm thu phí: để thuận tiện thì với các bạn đi oto như nhà mình thì mọi người cứ dán thu phí tự động vừa nhanh vì đa số các trạm đã có thu ETC hết rồi, chỉ có 1 số thu tiền mặt thôi. Vừa hạn chế tiếp xúc vừa nhanh gọn luôn. Tổng phí mình đã nạp là 2 triệu thì lúc về còn dư.
10. Check thời tiết điểm đến: dù thực tế sẽ có phần sai lệch so với dự báo nhưng ít nhất xem thời tiết để mình có sự chuẩn bị tốt nhất, như vợ chồng mình đi được tầm 3-4 ngày giữa cái nắng chói chang của miền Trung thì xem dự báo miền Bắc đón đợt không khí lạnh trái mùa, ra đến nơi dự định đi Hà Giang, Cao Bằng thì trên đó lại mưa và sạt lở, thế là ở Hà Nội chơi thêm 1,2 ngày sau đó xem dự báo trời ổn nắng lên mới xuất phát đi Hà Giang. Nên mọi người cứ check thêm thời tiết tham khảo để chuyến đi được tốt nhá.
11. Google map:check kỹ google map nha, thật sự là hiện nay có google thì rất tiện tuy nhiên tụi mình cũng mấy lần bị chị google dẫn vô những chỗ rất là ba chấm, đặc biệt là vào sông núi, ví dụ như đợt đi Phong Nha: vợ chồng mình search động Phong Nha, chị dẫn vào đâu đó tận vô đâu vào gần động vô núi luôn, chạy vào có 1 chiếc ô tô khác cũng bị dẫn vô giống y ,xong hỏi dân địa phương và phải search lại khu du lịch Phong Nha-Kẻ Bàng thì mới đúng nha mọi người. Nên mình thấy cứ sông núi là chị google dẫn vào tận đầu nguồn luôn, nên là cứ search khu du lịch cho chắc, và hỏi thêm người dân địa phương nữa là ok nà.
12. Tinh thần: mọi người hay bảo là đi chơi cần đem theo 1 tâm hồn đẹp nên dù vợ chồng mình nhiều lần cũng bất đồng quan điểm nhưng mà trên thần là vui vẻ không giận hờn các kiểu để đi chơi được thoải mái, chứ đi có 2 đứa mà giận thì hết vui.
Lộ trình tụi mình đã đi: Sài Gòn - Lagi (Bình Thuận) – Mũi Né (Bình Thuận) – TP Nha Trang ( Khánh Hòa) – TP Tuy Hòa ( Phú Yên ) – Hội An ( Quảng Nam ) – TP Huế (Thừa Thiên Huế) – Phong Nha ( Quảng Bình ) – TP Hà Tĩnh (Hà Tĩnh) – Tràng An (Ninh Bình) – Hà Nội – Hạ Long (Quảng Ninh) – Hà Nội – Tp Hà Giang (Hà Giang) – Tt Mèo Vạc (Hà Giang) – Núi Thủng (Cao Bằng) – TP Cao Bằng (Cao Bằng) – Tp Lạng Sơn ( Lạng Sơn ) – Tp Bắc Ninh (Bắc Ninh) – Hà Nội – Pù Luông (Thanh Hóa) – Tp Đồng Hới (Quảng Bình) – Tp Đà Nẵng – Măng Đen (Kom Tum) – Tp Pleiku (Gia Lai) – Tp Buôn Ma Thuột (Đắc Lắc)- Tà Đùng (Đắc Nông) – Bảo Lộc ( Lâm Đồng) - Sài Gòn
Phần 2: Kinh nghiệm lái xe
Trước khi đi các bạn nên đưa xe đi bảo trì, xe nếu có bánh sơ cua thì tốt, mua thêm vít vá xe nhanh nhé, sẽ rất cần thiết nếu xe cán đinh, chỉ cần vặn vít vào lỗ thủng bơm lên vẫn chạy được.
Một hành trình dài và chỉ mình lái xe (Vợ mình chưa biết lái), cho nên điều quan trọng nhất cần có đó là sức khỏe và sự tỉnh táo trong khi lái xe.
Trong hành trình dài hầu như ngày nào mình cũng phải lái xe đường dài cho nên các bạn cần ăn uống vui chơi điều độ, ngủ đủ giấc. Nên đem theo thuốc bổ các loại vitamin bổ sung, thuốc đau bụng, hạ sốt... cũng như các thực phẩm chức năng tăng cường sức khỏe... Như mình dùng vitamin tổng hợp của Amway cũng như uống Đông Trùng Hạ Thảo #TheAlpha đều đặn mỗi ngày.
Nếu đi như mình, 30 ngày chắc chắn không đủ tham quan tất cả các địa điểm du lịch nổi tiếng, thế nên các bạn nên chọn chỗ nào nên đi và không đi, đừng tiếc nuối tại sao đã đến mà không đi nơi này, nơi kia... Hãy vui vẻ và để dành cho 1 dịp khác trong tương lai.
Trong lúc lái xe, nếu mệt, nếu buồn ngủ, hãy tấp xe vào lề chợp mắt 15-30 phút nghỉ ngơi phục hồi sức khỏe, các bạn đừng cố gắng quá vì chỉ 1 giây sơ ý thôi thì không biết được sẽ xảy ra chuyện gì đâu, phía trước là cả 1 hành trình dài cho nên đừng quá gắng sức.
Khi tham gia giao thông qua nhiều tỉnh thành thì chắc chắn sẽ không tránh khỏi những ánh mắt " biển số lạ ", cho nên hãy chủ động nhường xe trong mọi trường hợp, làm chủ tốc độ và tuân thủ biển báo nhé, sẽ có nhiều pha biển báo khó đỡ lắm... =)) ví dụ như đoạn ngang Ninh Thuận, zone 60 in/out liên tục nên cần phải để ý kỹ nha vì công an đứng khá nhiều, hoặc như Đắc Nông thì dù lane đường vẽ được vượt nhưng lại cắm bảng cấm vượt, nếu ai ko để ý bảng sẽ chạy sai ngay.
Cả hành trình mình đi cam phạt nguội ở khắp mọi nơi, thế nên các bạn hãy chạy đúng luật.
Hãy dán Epass thu phí tự động vì ngoài Bắc 1 số cao tốc đã bắt đầu thu phí không dừng và phạt những xe không dán thu phí tự động.
Khi đi đèo các bạn nên chuyển qua số tay và đi số thấp, hạn chế rà phanh nhé, nhất là cung đường Hà Giang, Cao Bằng đèo liên tục và đường nhỏ nên chạy chậm, sẽ có nhiều đoạn đi ngang các nhà dân và có trẻ em vui chơi ven đường, cần cẩn thận vì hay có người băng ngang đường bất chợt, các đoạn này cứ chủ động bấm còi nhé, thà ồn ào tí mà an toàn vẫn hơn.
Phần 3: Kinh phí
Xe mình là xe bán tải chạy dầu nên có thể chắc sẽ ít hơn các xe chạy xăng.
Tiền dầu: 14.680k (tổng đoạn đường mình di chuyển hết 5900km, trung bình tầm 8.7L/100km)
Ăn uống: 15.173k (chi phí thực tế cao hơn xíu do có thể mình ghi xót 1 ít , với đa số mình đi thưởng thức các món ăn địa phương bình dân chứ không mấy khi vào nhà hàng nên giá cả khá rẻ).
Khách sạn: 11.184k (đa số mình book khách sạn qua app booking, mình nghĩ các bạn đi xa cũng nên book qua app cho an tâm, cũng như có thể đánh giá dịch vụ ở nơi lưu trú, kinh nghiệm thì khi book qua đây thì sẽ được phục vụ chỉn chu hơn).
Phí cầu đường: 2.167k (di chuyển qua tổng 37 trạm thì đến 31 trạm thu phí tự động, thế nên các bạn dán epass sẽ đi nhanh hơn, đỡ mất thời gian hơn).
Tổng tiền: 43.204k (mình chỉ bị 1 lần phí phát sinh nhưng không đáng kể, ghi chép trên của mình chắc chắn có xót nhưng trong khoảng 50 triệu trở lại và ăn uống bình dân như vợ chồng mình thì các bạn có thể vui chơi thoải mái).
Về phần kinh phí thì mình nghĩ tùy người sẽ mức phí khác nhau, như vợ chồng mình thì đa số khi book ks, homestay đều có phần ăn sáng kèm theo, ngoài ra mình hay tìm thêm các quán dân địa phương hay ăn chứ cũng không ăn kiểu nhà hàng sang trọng nhiều ^^ Chắc sẽ có thêm 1 bài review sẽ khách sạn và 1 số quán ăn mình thấy khá ok trong đợt này.
Trong chuyến đi mình có ghé về quê vợ và quê mình hết 3 ngày, cũng như trên hành trình mình cũng được bạn bè mời ăn uống nhiều nên chi phí khá tiết kiệm. ^^ Cái này kể ra hơi ngại nhưng thật vui vì được các bạn ở HN tiếp đón rất nồng nhiệt, mình ở HN gần 1 tuần mà hầu như toàn được bạn bè mời đi ăn uống, hẹn mọi người trong thời gian gần nhất có thể tiếp đón mọi người ở Sài Gòn nhé.
Mới đây nhất, chủ tài khoản facebook Trong Nguyen đã có 2 chia sẻ cụ thể về chuyến xuyên Việt kéo dài 30 ngày của 2 vợ chồng anh chị bên cạnh chiếc bán tải trong nhóm otosaigon - trên đường thiên lý. Trong bài chia sẻ, anh chị có liệt kê tất tần tật từ kinh nghiệm trước chuyến đi, lộ trình di chuyển từng ngày, từ chỗ ăn ngủ, kinh phí,... để các tài xế khác có cái nhìn bao quát về chuyến đi.
Chú ý là khá dài trong bài sẽ chèn ảnh chung để tránh các bác nhìn chữ không, cụ thể chuyến hành trình được anh chia sẻ như sau:
Kết thúc 30 ngày xuyên Việt của 2 vợ chồng mình, xuất phát từ Sài Gòn đi theo cung đường dọc biển miền Trung và đường về là cung đường núi đi qua các tỉnh Tây Nguyên.
30 ngày với nhiều trải nghiệm thú vị, được ngắm nhìn nhiều cảnh đẹp của đất nước Việt Nam mình, với rất nhiều lần vợ chồng mình phải ngỡ ngàng trước các cảnh đẹp thiên nhiên, những cung đường biển với nắng đẹp rực rỡ, những con đèo ngoằn ngoèo mà khi xem lại clip không hiểu sao lúc đó chạy mà không thấy sợ là gì, dốc Thẩm Mã, dốc 9 Khoanh ở Hà Giang hay đèo 14 tầng ở Cao Bằng và cả đèo Violac (đèo Lò Xo từ Quảng Ngãi về Kom Tum), cảnh núi non hùng vĩ của Đông Bắc-cung đường 4 ngày đi từ ngọn núi này qua ngọn núi khác.
30 ngày từ Nam ra Bắc, lên Đông Bắc (đợt ngày tụi mình không đi cung Tây Bắc, sẽ hẹn 1 dịp gần nhất) và vòng về cung đường đèo núi các tỉnh Tây Nguyên. 30 ngày trải qua các miền khí hậu khác nhau, từ các nắng cái gió các tỉnh ven biển miền Trung đến đợt không khí lạnh bất ngờ đầu mùa hè tại Hà Nội.
Cột mốc 0km tại TP Hà Giang
30 ngày với 1 hành trình mà vợ chồng mình cảm nhận được sự may mắn suốt chặng đường về cả thời tiết và sức khỏe, những ngày đi chơi và tham quan đều trúng vào những ngày nắng đẹp. Khi nghe tin đến miền Bắc vào đợt không khí lạnh trái mùa nhưng may tới Hà Nội thì trời dù mây mù nhưng không mưa lớn, dạo phố dưới tiết trời mát mẻ đầu hè, ra Hạ Long đi thăm các vịnh các đảo cũng không gặp mưa dù ngày trước đó Hạ Long có mưa, khi chuẩn bị lên Đông Bắc thì 1 tuần trước đó mưa sạt lở đất ở Hà Giang, Cao Bằng nhưng khi lên đến nơi cả 4 ngày thì có những lúc nắng trong xanh luôn, cũng có khi trời âm u nhưng không mưa, dù 4 ngày đi toàn đường đèo nhưng thời tiết thuận lợi.
Đặc biệt ngày camping tại núi Thủng xem dự báo trời tối sẽ mưa nhưng cuối cùng trời đẹp, vợ chồng mình được tận hưởng 1 ngày camping trọn vẹn, được trải nghiệm ngủ giữa thảo nguyên trong lành và yên bình của núi rừng.
Sông Nho Quế - Hà Giang
Câu hỏi mà mọi người hay thắc mắc nhất là đi liên tục 30 ngày vợ chồng thì sức khỏe như thế nào, có mệt không? Thứ nhất là khi lên lịch trình thì vợ chồng mình sẽ chia quãng đường mỗi ngày sẽ chạy bao nhiêu km để cân đối, tiếp theo thì vợ chồng mình đi chơi với tinh thần vui vẻ thoải mái, mỗi ngày sẽ ăn ngủ đủ giấc nên không mệt gì cả. Và tụi mình sẽ chia công việc cho nhau, chồng sẽ xem cung đường và tập trung vào việc lái xe, vợ sẽ tham khảo các điểm tham quan ăn chơi ngủ nghỉ.
Do đó tụi mình luôn chủ động trong chuyến đi, hình dung được hôm nay sẽ đi như thế nào, ăn uống nghỉ ra sao-đôi khi vẫn sẽ phát sinh thêm nhưng không có gì đáng kể.
Một vài kinh nghiệm vợ chồng mình chuẩn bị cho chuyến đi sau khi tham khảo mọi người đã đi trước – vì vợ chồng mình chỉ đi 2 người và đi 1 chiếc bán tải nên các quần áo và vật dụng đem theo khá thoải mải.
Núi Mắt Thần - Cao Bằng
Phần 1: Những điểm lưu ý cho chuyến hành trình
1. Phương tiện: Nhà mình di chuyển bằng chiếc bán tải Ford Wildtrak 2020, xe mình mua tháng 12/2020 mới chạy tầm 1,5 năm và mình thường xuyên cho xe đi bảo dưỡng định kỳ nên khá yên tâm, tuy nhiên trước chuyến đi mình vẫn đi bảo dưỡng để đảm bảo chuyến đi được an toàn nhất.
Ngoài ra thì mình cũng chuẩn bị 1 vài vật dụng kèm theo như máy bơm hơi điên, bộ vít vá lốp, và xe mình cũng có sẵn lốp sơ cua để lỡ như gặp trục trặc giữa đường mình vẫn có thể tạm thời sử dụng được, nhưng may mắn suốt 6.000km hành trình xe vẫn ngon lành không gặp trục trặc gì.
Về tốc độ thì mình cứ chạy theo bản chỉ dẫn, chạy đúng tốc độ cho phép là ok, đi dọc đường gặp khá nhiều chốt bắn nhưng chưa bị gọi lại-còn có phạt nguội hay không thì hiện tại check chưa có
2. Thức ăn và thuốc men: mình chuẩn bị 1 số đồ ăn vặt như bánh ngọt, đồ khô để nhiều lúc đói mà chưa đến điểm ăn thì vẫn có đồ lót dạ tránh để bị quá đói sẽ mệt, đau dạ dày. Và nước uống kèm theo chắc chắn là phải có nước lọc, mình mua bình 5 lít và đem theo các chai nhỏ để chiết ra uống cho thuận tiện, ngoài ra mua thêm nước chanh muối và bò húc uống kèm. Về phần thuốc thì mình sẽ đem theo các loại thuốc cơ bản như hạ sốt, cảm, đau bụng và mỗi ngày vợ chồng mình uống bổ sung thêm các loại vitamin tổng hợp nhưng may mắn trong suốt cả ngày trình cả 2 vợ chồng đều khỏe không bệnh gì.
Núi Mắt Thần - Cao Bằng
3. Quần áo, hành lý: vợ chồng mình đi bán tải nên quần áo đem theo khá thoải mái để phục vụ như cầu sống ảo, tuy nhiên vợ mình sắp xếp quần áo trước, ví dụ như đi biển nắng sẽ mặc đồ gì, lên núi sẽ mặc đồ gì nên đến mỗi nơi sẽ chỉ cần xác vali đã chuẩn bị đồ trước xuống chứ không cần mỗi ngày phải xách hết tất cả đồ vào. Các đồ cá nhân sử dụng hàng ngày sẽ bỏ vào 1 túi nhỏ đến nơi chỉ cần xách xuống cũng nhỏ gọn.
Về giặt ủi quần áo thì tầm 3-4 ngày mình sẽ gom đồ đi giặt 1 lần, thường sẽ google tiệm nào gần sẽ gọi điện trước hỏi giá cả và đem đồ qua, mình giặt ủi giá tầm 15-30k/1kg tùy chỗ.
4. Các thiết bị ghi hình và lưu trữ (tùy nhu cầu mỗi người) Riêng mình đem theo thì có: Laptop, tablet, smartphone, Insta One X2, Insta Go2 và một số phụ kiện đi kèm…
Ngoài ra 1 điểm mình thấy mọi người có thể lưu ý là mạng điện thoại nên dung từ 2-3 điện thoại với 2 nhà mạng khác nhau vì nhiều khi lên các vùng núi tùy vùng mà sim mạng này dung được mà sim mạng khác không dung được hoặc ngược lại, như ngày tụi mình vào núi Thủng mình dung sim Vina, Mobi không còn cột sóng 3,4G hay gì luôn, nhưng sim Viettel của vợ mình lại dùng được.
Cầu Rồng - Đà Nẵng
5. Lên kế hoạch quãng đường sẽ chạy mỗi ngày: vợ chồng mình trước khi đi sẽ lên dự định mỗi ngày chạy bao nhiêu km, sẽ dừng và tham quan ở đâu, chạy tầm 150-300km/1 ngày tùy điểm đến. Này mình sẽ check bản đồ ghi cụ thể trước nha.
6. Tham gia các group review về địa điểm dự định sẽ đến: trước khi đi thì 2,3 tuần trước đó vợ mình tham gia khá nhiều group review để tham khảo về kinh nghiệm các bạn chia sẻ về rất nhiều điều như: các điểm check in sống ảo, quán ăn, giá cả chỗ nào tốt, né những chỗ nào phốt chặt chém…như đi thuyền Hội An mọi người review cứ đi thẳng vào bến thuyền, giá chỉ 20k/1 người thôi, không nên nghe mấy người chèo kéo từ bên ngoài tới tận 100-200k/1 người-hoặc Phong Nha cũng vậy, cứ vào thẳng quầy vé mua và gửi xe trong bãi của khu du lịch, đừng nghe chèo kéo của mấy chị hàng quán xung quanh là mua vé giùm rồi gửi xe quán chị đồ các kiểu…túm lại là nên xem trước để biết vì các bạn review cũng rất chi tiết nà, cực hữu ích luôn
Tuy nhiên sẽ chọn lọc tùy tình hình chứ không phải sẽ đi hết 100% như review mà sẽ chọn lại 1 vài điểm phù hợp với vợ chồng mình. Ví dụ như sẽ có bạn thắc mắc tại sao đến chỗ này mà sao không đi điểm a,b,c gì đó? Thì thật ra, mỗi nơi đều có rất nhiều chỗ chơi, tham quan các kiểu nên để đi hết chắc chắn sẽ cần dài ngày hơn, hoặc những điểm đó vợ chồng mình đã từng đến rồi nên tụi mình sẽ trên tinh thần đi những điểm nào phù hợp với tuyến đường và thấy thích theo cảm nhận cá nhân, kiểu vậy
7. Homestay, khách sạn: vì là 1 chuyến đi dài ngày, với quan điểm tụi mình ưu tiên chỗ ngủ thật sự thoải mái để nghỉ ngơi được tốt lấy sức đi chơi. Vợ chồng mình đa số dừng chân tại các tỉnh, thành phố lớn, các điểm du lịch nên việc book chỗ ở mình thấy không quá khó. Khi chọn khách sạn hoặc homestay thì tùy từng nơi mình sẽ xem xét trên các tiêu chí: vì đi xe ô tô nên mình quan tâm đến chỗ ở có bãi đỗ xe an toàn, phòng ốc sạch sẽ, các đánh giá của các khách đã ở và giá cả hợp lý. Thường thì mình sẽ book trên Booking và trước khoảng 1 ngày, đợt này mình book được vài homestay rất ok, chắc sẽ 1 bài review riêng nha. Ngoài ra thì có vài điểm mình tham khảo trên các group review như ở Ninh Bình, 1 homestay cũng rất ổn theo đúng review của các bạn.
8. Trạm xăng dầu: điểm này mình thấy ít ai review, nhưng đi xa thì việc đổ xăng dầu cho xe thì khá là quan trọng. Như xe mình thì từ ở Sài Gòn trước giờ chỉ đổ tại cây xăng của Petrolimex, vừa đảm bảo chất lượng của dầu và đặc biệt là nhân viên cây xăng tại đây đa số rất thân thiện, ngoài ra còn có Wc khá là ok nữa, có nhiều lần không ghé vào đổ dầu chỉ ghé Wc nhưng nhân viên không hề tỏ thái độ gì cả, và an toàn nữa. Theo như mình đi từ Nam ra Bắc lên tận Hà Giang, Cao Bằng thì Petrolimex mở khá nhiều rồi.
9. Trạm thu phí: để thuận tiện thì với các bạn đi oto như nhà mình thì mọi người cứ dán thu phí tự động vừa nhanh vì đa số các trạm đã có thu ETC hết rồi, chỉ có 1 số thu tiền mặt thôi. Vừa hạn chế tiếp xúc vừa nhanh gọn luôn. Tổng phí mình đã nạp là 2 triệu thì lúc về còn dư.
10. Check thời tiết điểm đến: dù thực tế sẽ có phần sai lệch so với dự báo nhưng ít nhất xem thời tiết để mình có sự chuẩn bị tốt nhất, như vợ chồng mình đi được tầm 3-4 ngày giữa cái nắng chói chang của miền Trung thì xem dự báo miền Bắc đón đợt không khí lạnh trái mùa, ra đến nơi dự định đi Hà Giang, Cao Bằng thì trên đó lại mưa và sạt lở, thế là ở Hà Nội chơi thêm 1,2 ngày sau đó xem dự báo trời ổn nắng lên mới xuất phát đi Hà Giang. Nên mọi người cứ check thêm thời tiết tham khảo để chuyến đi được tốt nhá.
11. Google map:check kỹ google map nha, thật sự là hiện nay có google thì rất tiện tuy nhiên tụi mình cũng mấy lần bị chị google dẫn vô những chỗ rất là ba chấm, đặc biệt là vào sông núi, ví dụ như đợt đi Phong Nha: vợ chồng mình search động Phong Nha, chị dẫn vào đâu đó tận vô đâu vào gần động vô núi luôn, chạy vào có 1 chiếc ô tô khác cũng bị dẫn vô giống y ,xong hỏi dân địa phương và phải search lại khu du lịch Phong Nha-Kẻ Bàng thì mới đúng nha mọi người. Nên mình thấy cứ sông núi là chị google dẫn vào tận đầu nguồn luôn, nên là cứ search khu du lịch cho chắc, và hỏi thêm người dân địa phương nữa là ok nà.
12. Tinh thần: mọi người hay bảo là đi chơi cần đem theo 1 tâm hồn đẹp nên dù vợ chồng mình nhiều lần cũng bất đồng quan điểm nhưng mà trên thần là vui vẻ không giận hờn các kiểu để đi chơi được thoải mái, chứ đi có 2 đứa mà giận thì hết vui.
Lộ trình tụi mình đã đi: Sài Gòn - Lagi (Bình Thuận) – Mũi Né (Bình Thuận) – TP Nha Trang ( Khánh Hòa) – TP Tuy Hòa ( Phú Yên ) – Hội An ( Quảng Nam ) – TP Huế (Thừa Thiên Huế) – Phong Nha ( Quảng Bình ) – TP Hà Tĩnh (Hà Tĩnh) – Tràng An (Ninh Bình) – Hà Nội – Hạ Long (Quảng Ninh) – Hà Nội – Tp Hà Giang (Hà Giang) – Tt Mèo Vạc (Hà Giang) – Núi Thủng (Cao Bằng) – TP Cao Bằng (Cao Bằng) – Tp Lạng Sơn ( Lạng Sơn ) – Tp Bắc Ninh (Bắc Ninh) – Hà Nội – Pù Luông (Thanh Hóa) – Tp Đồng Hới (Quảng Bình) – Tp Đà Nẵng – Măng Đen (Kom Tum) – Tp Pleiku (Gia Lai) – Tp Buôn Ma Thuột (Đắc Lắc)- Tà Đùng (Đắc Nông) – Bảo Lộc ( Lâm Đồng) - Sài Gòn
Phần 2: Kinh nghiệm lái xe
Trước khi đi các bạn nên đưa xe đi bảo trì, xe nếu có bánh sơ cua thì tốt, mua thêm vít vá xe nhanh nhé, sẽ rất cần thiết nếu xe cán đinh, chỉ cần vặn vít vào lỗ thủng bơm lên vẫn chạy được.
Một hành trình dài và chỉ mình lái xe (Vợ mình chưa biết lái), cho nên điều quan trọng nhất cần có đó là sức khỏe và sự tỉnh táo trong khi lái xe.
Trong hành trình dài hầu như ngày nào mình cũng phải lái xe đường dài cho nên các bạn cần ăn uống vui chơi điều độ, ngủ đủ giấc. Nên đem theo thuốc bổ các loại vitamin bổ sung, thuốc đau bụng, hạ sốt... cũng như các thực phẩm chức năng tăng cường sức khỏe... Như mình dùng vitamin tổng hợp của Amway cũng như uống Đông Trùng Hạ Thảo #TheAlpha đều đặn mỗi ngày.
Nếu đi như mình, 30 ngày chắc chắn không đủ tham quan tất cả các địa điểm du lịch nổi tiếng, thế nên các bạn nên chọn chỗ nào nên đi và không đi, đừng tiếc nuối tại sao đã đến mà không đi nơi này, nơi kia... Hãy vui vẻ và để dành cho 1 dịp khác trong tương lai.
Trong lúc lái xe, nếu mệt, nếu buồn ngủ, hãy tấp xe vào lề chợp mắt 15-30 phút nghỉ ngơi phục hồi sức khỏe, các bạn đừng cố gắng quá vì chỉ 1 giây sơ ý thôi thì không biết được sẽ xảy ra chuyện gì đâu, phía trước là cả 1 hành trình dài cho nên đừng quá gắng sức.
Khi tham gia giao thông qua nhiều tỉnh thành thì chắc chắn sẽ không tránh khỏi những ánh mắt " biển số lạ ", cho nên hãy chủ động nhường xe trong mọi trường hợp, làm chủ tốc độ và tuân thủ biển báo nhé, sẽ có nhiều pha biển báo khó đỡ lắm... =)) ví dụ như đoạn ngang Ninh Thuận, zone 60 in/out liên tục nên cần phải để ý kỹ nha vì công an đứng khá nhiều, hoặc như Đắc Nông thì dù lane đường vẽ được vượt nhưng lại cắm bảng cấm vượt, nếu ai ko để ý bảng sẽ chạy sai ngay.
Cả hành trình mình đi cam phạt nguội ở khắp mọi nơi, thế nên các bạn hãy chạy đúng luật.
Hãy dán Epass thu phí tự động vì ngoài Bắc 1 số cao tốc đã bắt đầu thu phí không dừng và phạt những xe không dán thu phí tự động.
Khi đi đèo các bạn nên chuyển qua số tay và đi số thấp, hạn chế rà phanh nhé, nhất là cung đường Hà Giang, Cao Bằng đèo liên tục và đường nhỏ nên chạy chậm, sẽ có nhiều đoạn đi ngang các nhà dân và có trẻ em vui chơi ven đường, cần cẩn thận vì hay có người băng ngang đường bất chợt, các đoạn này cứ chủ động bấm còi nhé, thà ồn ào tí mà an toàn vẫn hơn.
Phần 3: Kinh phí
Xe mình là xe bán tải chạy dầu nên có thể chắc sẽ ít hơn các xe chạy xăng.
Tiền dầu: 14.680k (tổng đoạn đường mình di chuyển hết 5900km, trung bình tầm 8.7L/100km)
Ăn uống: 15.173k (chi phí thực tế cao hơn xíu do có thể mình ghi xót 1 ít , với đa số mình đi thưởng thức các món ăn địa phương bình dân chứ không mấy khi vào nhà hàng nên giá cả khá rẻ).
Khách sạn: 11.184k (đa số mình book khách sạn qua app booking, mình nghĩ các bạn đi xa cũng nên book qua app cho an tâm, cũng như có thể đánh giá dịch vụ ở nơi lưu trú, kinh nghiệm thì khi book qua đây thì sẽ được phục vụ chỉn chu hơn).
Phí cầu đường: 2.167k (di chuyển qua tổng 37 trạm thì đến 31 trạm thu phí tự động, thế nên các bạn dán epass sẽ đi nhanh hơn, đỡ mất thời gian hơn).
Tổng tiền: 43.204k (mình chỉ bị 1 lần phí phát sinh nhưng không đáng kể, ghi chép trên của mình chắc chắn có xót nhưng trong khoảng 50 triệu trở lại và ăn uống bình dân như vợ chồng mình thì các bạn có thể vui chơi thoải mái).
Về phần kinh phí thì mình nghĩ tùy người sẽ mức phí khác nhau, như vợ chồng mình thì đa số khi book ks, homestay đều có phần ăn sáng kèm theo, ngoài ra mình hay tìm thêm các quán dân địa phương hay ăn chứ cũng không ăn kiểu nhà hàng sang trọng nhiều ^^ Chắc sẽ có thêm 1 bài review sẽ khách sạn và 1 số quán ăn mình thấy khá ok trong đợt này.
Trong chuyến đi mình có ghé về quê vợ và quê mình hết 3 ngày, cũng như trên hành trình mình cũng được bạn bè mời ăn uống nhiều nên chi phí khá tiết kiệm. ^^ Cái này kể ra hơi ngại nhưng thật vui vì được các bạn ở HN tiếp đón rất nồng nhiệt, mình ở HN gần 1 tuần mà hầu như toàn được bạn bè mời đi ăn uống, hẹn mọi người trong thời gian gần nhất có thể tiếp đón mọi người ở Sài Gòn nhé.
Attachments
-
61 KB Đọc: 0
-
75,7 KB Đọc: 0
-
118,3 KB Đọc: 0
-
149,2 KB Đọc: 0
-
60,8 KB Đọc: 0
-
150,2 KB Đọc: 0
Chủ đề tương tự
Người đăng:
Thích Xe Đẹp
Ngày đăng:
Người đăng:
hoanghai1490
Ngày đăng:
Người đăng:
Xe1WD
Ngày đăng: