Tập Lái
3/7/20
32
6
8
27
Trời mưa khiến cho đường phố trở nên trơn trượt, tiềm ẩn bao nhiêu nguy hiểm cho những người tham gia giao thông. Nước mưa cùng bụi bẩn khác trên đường làm giảm lực ma sát của lốp với mặt đường, dẫn đến hiện tượng trơn trượt bánh, mất kiểm soát khi lái. Vậy vào những ngày trời mưa lớn, làm thế nào để lái xe an toàn. Các bác tài hãy tham khảo ngay những kinh nghiệm được chia sẻ ngay dưới đây.​
cach-lai-xe-khi-duong-tron-1
1. Giảm tốc độ lái xe
Đường mưa ướt làm giảm ma sát giữ lốp xe với mặt đường, do lớp bùn đất, bụi bẩn, dầu nhớt trên mặt đường tích tụ lại sau những chuỗi ngày nắng. Nếu xe chạy nhanh sẽ khiến cho bề mặt lốp tiếp xúc ít với mặt đường, giảm độ bám đường. Điều này tiềm ẩn rất nhiều nguy hiểm và có thể dẫn đến tai nạn giao thông bất kỳ lúc nào.​
Chình vì vậy, để đảm bảo an toàn cho chính mình khi lái xe trên những cung đường trơn trượt, bắt buộc người lái phải giảm tốc độ đến mức vừa phải. Điều chỉnh này phần nào làm tăng phán đoán của người lái. Đồng thời tăng diện tích tiếp xúc với bề mặt đường. Khi đó, xe chạy an toàn hơn, bám đường hơn.​
Vậy giảm tốc độ như thế nào cho phù hợp? Nếu xe đang chạy với vận tốc trên 50km/h, thì người lái nên giảm xuống 8 – 10km/h so với ban đầu. Còn nếu xe đang chạy với tốc độ 50km/h, thì người lái không cần thiết phải giảm tốc độ. Tuy nhiên, việc điều chỉnh tốc độ cũng phải phụ thuộc vào khả năng hoạt động của lốp. Trong trường hợp hoa lốp bị ăn mòn nhiều, độ bám đường giảm, thì lúc này người lái chỉ nên duy trì mức vận tốc trong khoảng 30 – 40km/h là an toàn nhất. Nên tránh những đoạn đường bị ngập nước sâu vì có thể dẫn đến chết máy.​
2. Dừng phanh khi cần thiết
cach-lai-xe-khi-duong-tron-2
Trong quá trình cầm lái, nếu xe bị mất lái, thì tài xế không nên dừng phanh đột ngột. Vì có thể khiến xe bị văng ra khỏi đường đi, gây nguy hiểm cho cả xe và các phương tiện khác. Vì vậy, khi đi vào những đoạn đường trơn trượt thì trước tiên, người lái nên giữ khoảng cách an toàn của xe với các phương tiện xung quanh. Đồng thời, giảm tốc độ để tăng khả năng kiểm soát xe. Khi xe có dấu hiệu bị trơn trượt bánh thì người lái cần đạp phanh, đồng thời giữ và đánh lái. Khi đó, hệ thống phanh ABS của xe sẽ tạo ra các phản ứng nhấp nhả phanh để hỗ trợ người lái vừa có thể phanh và duy trì việc điều khiển xe qua khỏi vùng trơn trượt.​
Điều này là do ABS là hệ thống cảm biến điện từ có khả năng nhận biết tình huống bánh bị bó cứng phanh khi người lái thực hiện động tác phanh xe. Hệ thống này làm nhiệm vụ giám sát tốc độ của xe và phát hiện bó phanh. Sau đó, sẽ có những điều chỉnh áp lực tới bánh để loại bỏ hiện tượng trơn trượt bánh.​
Trong trường hợp xe không được trang bị hệ thống ABS, thì người lái cũng không cần quá lo lắng. Khi đó, tài xế chỉ cần nhấp nhả phanh thành nhiều lần liên tiếp, theo cách như sau: đạp phanh cho đến khi tốc độ giảm, sau đó lập tức nhả chân phanh. Lặp lại liên tục các thao tác trên cho đến khi xe dừng lại an toàn.​
3. Không đánh lái mạnh
Có nhiều tài xế khi gặp phải trường hợp xe bị trơn trượt, mất lái, thì sẽ tiếp tục đánh lái để điều chỉnh. Nhưng điều này hoàn toàn sai lầm, bởi tác động này có thể sẽ khiến xe rơi vào tình huống nguy hiểm hơn. Thay vì tiếp tục đánh lái thì người tài xế nên giữ, phanh ga sao cho phù hợp, để xe dừng lại an toàn.​
4. Giữ chặt vô lăng khi xe đi qua vùng ngập nước
Khi xe đi qua những đoạn đường nước ngập thì phải làm như thế nào? Cách tốt nhất là người lái cần giảm tốc độ, để xe an toàn khi đi qua đoạn đường đó. Và khi đó cần giữ chặt vô lăng để điều chỉnh xe chính xác nhất.​
5. Dừng xe khi cần thiết
cach-lai-xe-khi-duong-tron-3
Nếu lái xe trên đoạn đường trơn trượt, ngập nước, người lái sẽ khó mà nhận biết được có vật cản nào đang gây nguy hiểm hay không? Trong trường hợp này, người lái có thể chọn cách dừng lại tại vị trí an toàn để nghỉ ngơi. Lưu ý khi dừng xe, luôn bật đèn pha để cảnh báo cho các xe đi phía sau nhận biết.​
Hi vọng với những chia sẻ về kinh nghiệm lái xe an toàn khi đường trơn trượt, các bác tài sẽ luôn có những chuyến đi an toàn ngay cả trong thời tiết khắc nghiệt.​