Hạng F
7/4/09
12.426
6.649
113
HCMC
www.flickr.com
http://doisong.vnexpress.net/tin-tu...-huy-5-chuc-nang-co-the-cua-ruou-3015136.html

Tiến trình phá hủy 5 chức năng cơ thể của rượu
Sử dụng hợp lý, rượu có thể có lợi cho cơ thể. Khi uống trở thành “bệnh”, những tác động rượu gây ra có thể là thảm họa đối với sức khỏe con người.

Theo Viện Quốc gia Mỹ về lạm dụng rượu và nghiện rượu, những ảnh hưởng ngay tức thì của rượu gồm tăng nồng độ cồn trong máu có thể xảy ra 10 phút sau ngụm rượu đầu tiên. Tuy nhiên, những tác động này là nhỏ so với tác động lâu dài rượu có thể gây ra cho cơ thể. Các nhà nghiên cứu chỉ ra rằng sử dụng rượu có thể dẫn tới nhiều loại ung thư, gồm: miệng, thực quản, họng, gan và vú. Nó có thể gây ra những tổn thương nghiêm trọng tới hầu hết cơ quan chính của cơ thể.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0]
{tbody}
{tr}
{td}
alcohol-2387-1404874334.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}
Ảnh: medicaldaily.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
1. Tim
Các nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng chất chống oxy hóa được tìm thấy trong một ly rượu vang đỏ có thể làm giảm nguy cơ bệnh tim mạch, nhưng điều gì xảy ra khi một cốc trở thành một chai. Theo thời gian, sử dụng quá nhiều rượu sẽ làm yếu cơ tim, kết quả là dẫn đến bất thường lưu thông máu. Những người nghiện rượu và những người uống rượu bừa bãi thường bị một chứng bệnh gọi là bệnh cơ tim. Những người được chẩn đoán bị bệnh cơ tim do rượu có khả năng bị khó thở, rối loạn nhịp tim (nhịp tim không đều), mệt mỏi, gan to và ho kéo dài. Rượu có thể cũng làm gia tăng nguy cơ đau tim, đột quỵ và cao huyết áp.

2. Não
Ngoại trừ cảm giác hưng phấn ban đầu, rượu có thể có tác động có hại cho não. Bằng việc làm chậm sự tiếp nhận thông tin giữa các dẫn truyền thần kinh, ethanol trong các đồ uống có cồn cũng có thể gây tổn thương nhiều khu vực của não. Tổn thương kéo dài tới các dẫn truyền thần kinh của não có thể gây ra những thay đổi hành vi và tâm trạng như trầm cảm, lo âu, suy giảm trí nhớ và co giật.
Nghiện rượu kết hợp với dinh dưỡng kém cũng có thể gây ra hội chứng Wernicke-Korsakoff “não ướt”. Những người nghiện rượu với hội chứng não ướt bị một dạng trầm cảm được đặc trưng bởi mất trí nhớ, lú lẫn, ảo giác, mất khả năng phối hợp cơ và không có khả năng hình thành những kí ức mới.

3. Gan
Gan có vai trò tiêu hóa thức ăn, hấp thu dinh dưỡng, kiểm soát nhiễm trùng và đào thải độc tố khỏi cơ thể. Có tới 2 triệu người Mỹ bị các bệnh về gan do sử dụng rượu quá mức. Xơ gan xếp hàng thứ 12 trong các nguyên nhân gây tử vong ở Mỹ năm 2009. Trong số hơn 31 nghìn người tử vong được báo cáo trong năm này, 48.2% được cho là có liên quan đến rượu. Cứ 3 người phải ghép gan ở Mỹ thì có một là hậu quả của bệnh gan do sử dụng rượu.

4. Tụy
Giống như não, sử dụng nhiều rượu có thể làm tụy bị rối loạn gây ra sự bài tiết các enzyme bên trong thay vì gửi chúng đến ruột non. Sự tích tụ của các enzyme trong tuyến tụy cuối cùng sẽ gây ra tình trạng viêm tuyến tụy, vốn có thể xuất hiện đột ngột (viêm tụy cấp) với các triệu chứng như đau bụng, buồn nôn, nôn, tăng nhịp tim, tiêu chảy và sốt hoặc viêm tụy mạn sẽ phá hủy dần dần tuyến tụy, dẫn tới bệnh tiểu đường và thậm chí là tử vong.

5. Thận
Những ảnh hưởng rượu gây ra cho gan có thể cũng lan nhanh tới thận. Do tác dụng lợi tiểu, rượu đã làm tăng số lượng nước tiểu cơ thể thải ra khiến thận không thể thực hiện công việc điều tiết dịch cơ thể cơ thể bao gồm phân phối natri, kẽm và các ion clorua. Điều này có thể làm mất cân bằng điện giải. Uống rượu quá nhiều có thể cũng dẫn tới tăng huyết áp, nguyên nhân thứ 2 gây suy thận.
 
Hạng F
7/4/09
12.426
6.649
113
HCMC
www.flickr.com
15 triệu đàn ông Việt tự đầu độc mình bằng thuốc lá
Mỗi năm, người Việt Nam tiêu thụ hơn 4 tỷ bao thuốc lá, tăng gấp đôi so với những năm trước 2000. Con số này tăng đều qua các năm do mức tăng thuế quá thấp.

Thạc sĩ Nguyễn Tuấn Lâm, Văn phòng Tổ chức Y tế Thế giới tại Việt Nam cho biết, trong 20 năm qua, Thái Lan đã duy trì được lượng tiêu thụ thuốc lá bình quân một năm là trên 2 tỷ bao nhờ tăng thuế thuốc lá. Việt Nam thì không duy trì được kết quả này, ngược lại tăng rất nhanh từ 2 tỷ bao lên hơn 4 tỷ.
Tỷ lệ hút thuốc của nam giới trưởng thành ở Việt Nam vẫn còn cao (47,4%), tương ứng với 15 triệu nam giới hút thuốc. Con số này ở nữ giới thấp hơn nhưng Việt Nam vẫn nằm trong nhóm 15 nước có tỷ lệ hút thuốc lá cao nhất thế giới.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0]
{tbody}
{tr}
{td}
tl11-5205-1405311238.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}
Khói tỏa ra từ đầu điếu thuốc đang cháy độc hơn khói do người hút hít vào. Ảnh:Spot. {/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Biện pháp hữu hiệu để hạn chế thanh thiếu niên hút thuốc, giảm gánh nặng bệnh tật và tử vong trong dài hạn với cộng đồng là tăng thuế thuốc lá. Theo Văn phòng Chương trình Phòng chống tác hại thuốc lá, hiện thuế này của Việt Nam chỉ chiếm 41% trên giá bán lẻ (65% giá xuất xưởng). So với các nước trong khu vực ASEAN, Việt Nam là nước có mức thuế thuốc lá thấp gần nhất, chỉ cao hơn Campuchia. Thuế thấp nên giá các sản phẩm thuốc lá rất rẻ đã tạo điều kiện để thanh thiếu niên dễ tiếp cận và nhanh chóng trở thành người nghiện.
Bộ Tài chính mới đây đưa ra đề xuất tăng thuế thuốc lá theo lộ trình vào năm 2015 và 2018, cứ mỗi 2 năm tăng 10%.
Tuy nhiên, theo đánh giá của Văn phòng Chương trình Phòng chống tác hại thuốc lá, Bộ Y tế, thì mức tăng như vậy tác động tới tiêu dùng thuốc lá không đáng kể. Mức tăng thuế thấp như vậy thì giá thuốc lá vẫn tăng chậm hơn lạm phát và thu nhập bình quân đầu người.
Bà Phan Thị Hải, Phó chánh Văn phòng cho rằng, phương án đề xuất của Bộ Tài chính giống với đợt tăng vào năm 2006-2008. Tại thời điểm tăng thuế đó, tiêu thụ thuốc lá có giảm đi nhưng không đáng kể, sau đó lại tăng lên và tăng đều cho đến bây giờ.
Vì thế, các chuyên gia đề xuất mức thuế suất tiêu thụ đặc biệt cần tăng từ 65% lên 105% vào năm 2015 và có lộ trình tăng lên thành 145% vào năm 2018. Mức thuế này mới đảm bảo giá bán lẻ thực tế tăng cao hơn mức tăng thu nhập, kéo theo sức mua sẽ giảm đi.
Cũng theo Bộ Y tế, mỗi năm người Việt chi đến 22.000 tỷ đồng để mua thuốc lá. Điều này đồng nghĩa với việc mỗi năm phải chi thêm 23.000 tỷ đồng để chữa bệnh liên quan đến thuốc lá - chỉ tính 5/25 bệnh có liên quan. Gánh nặng bệnh tật do thuốc lá rất lớn, không chỉ với bản thân người hút mà cả những người hút thụ động. Nó là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu lẽ ra có thể phòng tránh được. Ước tính mỗi năm Việt Nam có 40.000 trường hợp tử vong do các bệnh liên quan đến thuốc lá.
Hút thuốc là nguyên nhân chính gây ung thư phổi. Tổ chức Y tế Thế giới cho biết, tỷ lệ mắc ung thư phổi trên toàn cầu tăng khá nhanh trong 60 năm qua, tăng hơn nhiều so với các loại ung thư chính khác. Con số này cho thấy sự liên quan mật thiết với việc số người hút thuốc tăng lên. Chỉ khoảng 13% bệnh nhân ung thư phổi sống sót sau 5 năm.
Phương Trang

http://doisong.vnexpress.net/tin-tu...et-tu-dau-doc-minh-bang-thuoc-la-3017304.html
 
Hạng F
7/4/09
12.426
6.649
113
HCMC
www.flickr.com
Cholesterol cao ảnh hưởng thế nào với cơ thể
Cholesterol là loại chất béo sáp cần thiết cho sự phát triển các tế bào khỏe mạnh. Tuy nhiên, quá nhiều cholesterol lại có thể gây xơ vữa động mạch, đau tim...

Cholesterol giúp cơ thể sản sinh các hormone, axit mật và vitamin D. Nó di chuyển theo máu đi tới tất cả bộ phận của cơ thể.
Cholesterol được tìm thấy trong trứng, các sản phẩm sữa, thịt và thịt gia cầm. Lòng đỏ trứng và thịt nội tạng (gan, thận, lá lách và não) chứa nhiều cholesterol. Cá thường chứa ít cholesterol hơn các loại thịt khác nhưng một số động vật có vỏ chứa nhiều cholesterol. Thực phẩm có nguồn gốc thực vật (rau xanh, hoa quả, ngũ cốc, các loại hạt) thì không chứa chất này.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0]
{tbody}
{tr}
{td}
thucpham-4597-1405394760.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}
Thực phẩm chứa nhiều Cholesterol như trứng, các sản phẩm sữa, thịt và thịt gia cầm. Ảnh: nevermindthebuspass.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]

Hàm lượng chất béo không phải là thước đo về hàm lượng cholesterol. Ví dụ gan và các tạng khác ít chất béo nhưng nhiều cholesterol. Ruột cũng chứa nhiều cholesterol.

Hậu quả của cholesterol tăng cao

Cholesterol cần thiết cho sự phát triển cơ thể. Tuy nhiên, quá nhiều cholesterol lại có thể gây ra những vấn đề sức khỏe. Tăng cholesterol có thể do di truyền hoặc do ăn uống không lành mạnh và thiếu tập luyện. Việc dự phòng bao gồm hạn chế những thực phẩm chứa nhiều cholesterol, tập luyện thường xuyên và tư vấn bác sĩ về những thắc mắc và các loại thuốc. Dưới đây là những chứng bệnh gây ra do cholesterol tăng cao:

Xơ vữa động mạch

Cholesterol tăng cao không kiểm soát được có thể gây xơ vữa động mạch, xuất hiện khi các mảng bám tích tụ trong thành động mạch. Mảng bám là chất được tạo thành bởi cholesterol, chất béo và canxi. Mảng bám tích tụ trong thành động mạch sẽ khiến cho động mạch bị cứng và hẹp lại, có thể gây tắc nghẽn làm máu và oxy không thể lưu thông. Kết quả là sẽ gây đột quỵ và đau tim.
[xtable=bcenter|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0]
{tbody}
{tr}
{td}
HighCholesteral-1-4975-1405394760.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}
Cholesterol tăng cao không kiểm soát được có thể gây xơ vữa động mạch, do các mảng bám tích tụ trong thành động mạch, từ đó dẫn tới nhiều hệ lụy như máu không lưu thông được tới não, tim...{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]

Các dấu hiệu và triệu chứng của xơ vữa động mạch có thể bao gồm đau ngực, khó thở, tê hoặc đau các chi. Tuy nhiên, ở một số người không có bất cứ triệu chứng nào.

Đau tim

Khi cholesterol hình thành trong thành động mạch, cản trở lưu thông oxy và máu, một người sẽ có nguy cơ bị đau tim. Trong khi đau tim, các mảng bám vỡ ra và hình thành cục máu đông, có thể ngăn không cho động mạch nhận máu, oxy và các cơ tim bắt đầu chết. Nếu lưu thông máu được phục hồi đúng lúc, qua hồi sức tim phổi, tim có thể hoạt động trở lại. Các dấu hiệu và triệu chứng của đau tim có thể gồm khó thở, đau ngực, đổ mồ hôi, ngất xỉu, buồn nôn, nôn và đau bắt đầu từ ngực, tỏa đến vai, cánh tay, lưng và thậm chí cả răng, hàm. Những người từng có những dấu hiệu và triệu chứng này nên đi khám bác sĩ ngay lập tức.

Đau thắt ngực

Đau thắt ngực, được đặc trưng bởi sự co thắt ngực và đau, là kết quả của việc hạn chế lưu thông máu các động mạch bị tắc bởi có quá nhiều cholesterol xấu. Các động mạch bị tắc và hẹp lại vì sự lắng đọng các chất béo, gây cản trở lưu thông máu tới tim. Đau thắt ngực có thể dẫn tới bệnh tim mạch.

Đột quỵ

Khi các động mạch tới não bị tắc nghẽn hoặc hẹp do hàm lượng cholesterol cao, máu và oxy không thể tới não. Nếu các tế bào não không nhận đủ oxy và máu, chúng bắt đầu chết và gây đột quỵ. Các dấu hiệu và triệu chứng của đột quỵ gồm nói khó hoặc líu lưỡi, đi lại khó khăn, liệt hoặc tê một bên mặt hoặc cơ thể, nhìn mờ, nhìn đôi hoặc có điểm đen. Một số người bị đau đầu đột ngột và dữ dội có thể gây nôn, chóng mặt hay kém nhận thức. Đột quỵ đòi hỏi phải có can thiệp y tế ngay lập tức.

Bệnh động mạch ngoại biên

Cholesterol cao có thể làm tăng khả năng mắc bệnh động mạch ngoại biên. Bệnh này là do các động mạch ở chân bị tắc nghẽn do tích tụ mảng bám. Kết quả là chân của bạn không nhận đủ oxy hoặc máu và hình thành bệnh động mạch ngoại biên, vốn là bệnh gây đau đớn của các động mạch chân. Bên cạnh những ảnh hưởng tới chân, động mạch ngoại biên có thể đe dọa đau tim và gây ra các vấn đề tim mạch khác.

Huyết áp cao

Trong khi cholesterol tốt không gây tăng huyết áp thì cholesterol xấu lại gây ra tình trạng này. Trên thực tế, cholesterol tốt có thể giúp đạt được huyết áp bình thường. Hàm lượng cao cholesterol xấu có thể dính vào thành động mạch cũng như các mạch máu khác. Nó làm tắc nghẽn lưu thông máu, khiến tim phải làm việc vất vả gấp đôi. Ngoài ra, cũng có một lực máu mạnh hơn trên thành động mạch, dẫn đến tăng huyết áp.

Hà Hiền (theo medical.unon)
 
Hạng F
7/4/09
12.426
6.649
113
HCMC
www.flickr.com
10 thủ phạm khiến bạn mệt mỏi kinh niên
Nếu không làm việc quá sức mà bạn cảm thấy không thể nhấc mình khỏi giường vào buổi sáng hoặc mệt lả khi về nhà cuối ngày, cần tìm nguyên nhân sâu xa.
Sẽ là bình thường nếu như bạn cảm thấy mệt mỏi sau khi làm việc căng thẳng trong thời gian dài. Nhưng tình trạng này diễn ra thường xuyên mà không do làm việc quá sức, bạn có thể đã gặp phải một số vấn đề sau:

Bỏ bữa sáng
Nếu bạn thường xuyên bỏ bữa sáng, cơ thể sẽ chuyển sang chế độ đói và từ chối sử dụng calo. Thực phẩm trong bữa trưa của bạn sẽ chuyển thành chất béo thay vì được tổng hợp thành năng lượng. Điều đó khiến cho bạn thường xuyên mệt mỏi.
[xtable=skin1|border:0|cellpadding:3|cellspacing:0|bcenter]
{tbody}
{tr}
{td}
metmoi-8800-1410343825.jpg
{/td}
{/tr}
{tr}
{td}
Ảnh: boldsky.{/td}
{/tr}
{/tbody}
[/xtable]
Uống ít nước
Nước là phương tiện vận chuyển năng lượng chính trong cơ thể bạn. Nếu không có nước cơ thể sẽ không có sự trao đổi chất. Vì vậy khi thiếu nước, tất cả các bộ phận của cơ thể, đặc biệt là não sẽ không có đủ năng lượng để hoạt động.

Ăn đồ ăn vặt
Bạn biết rằng đồ ăn vặt được chiên, rán có nhiều calo. Vậy tại sao bạn không cảm thấy tràn đầy năng lượng sau khi ăn chúng. Lý do là vì đồ ăn vặt chứa nhiều chất béo chuyển hóa, vốn không thể được chuyển hóa thành năng lượng và nó không có giá trị dinh dưỡng.

Bỏ tập luyện
Trái với những gì bạn tin tưởng, tập thể dục được cho là khiến bạn cảm thấy khỏe hơn chứ không phải mệt mỏi. Khi bạn tập luyện, lượng máu lưu thông và tốc độ trao đổi chất tăng lên. Điều đó giúp cho mọi tế bào trong cơ thể bạn được nạp năng lượng. Vì vậy nếu không muốn rơi vào tình trạng mệt mỏi, bạn không nên bỏ tập luyện.

Ngủ quá nhiều
Bạn được khuyên ngủ 8 tiếng mỗi ngày. Bạn không nên bù đắp sự thiếu ngủ bằng cách ngủ 10-12 tiếng vào những ngày cuối tuần. Khi bạn làm điều đó, cơ thể cho rằng nó đang bị bỏ đói và lại một lần nữa bắt đầu chuyển đổi thực phẩm thành các chất béo thay vì thành năng lượng.

Trầm cảm
Đôi khi mệt mỏi là một trạng thái của tinh thần. Bạn có thể thường xuyên mệt mỏi khi bị trầm cảm.

Thiếu vitamin B12
Nếu là người ăn chay, bạn có nguy cơ bị thiếu vitamin B12, vì loại vitamin này chỉ có trong protein động vật. Chất dinh dưỡng này giúp các dây thần kinh khỏe mạnh. Do vậy thiếu vitamin B12 có thể khiến bạn mệt mỏi thường xuyên.

Bệnh tim
Tình trạng mệt mỏi kéo dài có thể là một trong những dấu hiệu đầu tiên của bệnh tim. Khi tim không thể bơm máu một cách hiệu quả như trước đây, các tế bào trong mô cơ thể không được nạp đủ năng lượng khiến bạn mệt mỏi.

Ngủ không ngon giấc
Có thể bạn ngủ đủ giấc nhưng chất lượng giấc ngủ kém. Điều này xảy ra khi bạn bị thức giấc nhiều lần do căng thẳng hoặc có bệnh thể chất như mắc chứng ngưng thở khi ngủ.

Bệnh tiểu đường
Mệt mỏi thậm chí ngay sau khi bạn ăn và ngủ đủ giấc cũng có thể là dấu hiệu của bệnh tiểu đường. Hãy kiểm tra đường huyết để xác định xem bạn có mắc bệnh này không.

Hải Ngân (Theo boldsky

Source: http://doisong.vnexpress.net/tin-tu...pham-khien-ban-met-moi-kinh-nien-3077699.html
 
Chi Hội Trưởng FFC
14/9/09
5.177
2.103
113
Chắc phải thành lập hội bỏ thuốc và cổ động cho phòng trào uống nước suối thôi!
 
  • Like
Reactions: TigerCar