Tập Lái
2/8/22
1
0
1
29
saigonnamphat.vn
Đối với mỗi con người chúng ta khi sinh hoạt đều muốn mọi thứ phải trở nên sạch sẽ, thế nên khi chúng ta xử lý môi trường nước xung quanh chúng ta cũng thường hay làm như vậy. Nhưng trên thực tế thì việc đó đang gây ảnh hưởng đến môi trường tự nhiên, còn gây hại hơn việc môi trường bị ô nhiễm. Ở môi trường sông hồ, các sinh vật và vi sinh vật trong đó tạo nên một hệ sinh thái bổ trợ lẫn nhau cùng phát triển. Khi chúng ta diệt khuẩn quá mức làm cho hệ sinh thái này mất cân bằng khiến cho các sinh vật trong đó ảnh hưởng và chết dần khiến cho sông hồ trở nên ô nhiễm. Vậy hãy cùng Sài Gòn Nam Phát tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý trong bài sau nhé!
Hãy ủng hộ tác giả bằng cách đọc bài viết gốc tại: https://kenhrao.com/tin-dang/chia-se-cach-lam-nuoc-ao-tom-het-trong-bang-vi-sinh.492330/

Nguyên nhân khiến nước ao tôm bị trong
Do ao nuôi nghèo dinh dưỡng không giữ được màu nước
+ Thời tiết: trời âm u hay mưa nhiều làm nước bị mất màu.
+ Nước quá đục và bẩn do nhiều chất thải, hàm lượng chất hữu cơ, lơ lửng nhiều ngăn cản sự quang hợp của tảo có lợi trong ao nuôi.
+ Ao nuôi có ốc, động vật 2 mảnh, rong rêu, trùng bánh xe, chân chèo,.. cũng là nguyên nhân gây mất tảo dẫn đến nước trong.
+ Sử dụng thuốc, hóa chất sát trùng có độ an toàn thấp (Formol, Chlorine, BKC,…) sẽ làm mất màu nước và gây lại tảo rất khó khăn.
+ Ao nuôi thiếu muối dinh dưỡng (N, P, K…) và khoáng chất do quá trình gây màu chưa tốt.
+ Thiếu CO2 vào ban ngày và thiếu oxy vào ban đêm.
+ Thay nước đột ngột, liên tục làm mật độ tảo giảm dẫn đến mất màu nước.
+ Bón vôi CaO, CaCO3 quá liều làm sụp tảo hay thường xuyên đánh vôi vào ban đêm gây mất tảo.
+ Cắt tảo độc bằng hóa chất diệt tảo, không chỉ diệt tảo độc mà diệt luôn tảo có lợi dẫn đến sụp tảo. Nên kiểm soát tảo bằng chế phẩm sinh học thay vì dùng hóa chất.
+ Sử dụng đồng sulfat quá liều và thương xuyên để cắt tảo có thể khiến cho nước bị nhiễm kim loại nặng ảnh hưởng đến quá trình phát triển của tảo khuê.
Xem thêm bài viết: cách xử lý nước đục trong ao tôm

Cách xử lý ao tôm nước trong
Để xử lý tình trạng này đầu tiên bà con phải dùng các bộ kit để test nồng độ các chất diệt khuẩn hiện có trong ao nuôi. Sau khi có được liều lượng bà con tiến hành cấp nước mới vào ao vừa đủ với liều lượng chất diệt khuẩn còn dư vừa dùng hết. Kế đến bà con bắt đầu sử dụng vi sinh gây màu nước, tuyệt đối không dùng các phương pháp như ủ cám gạo hay phân hữu cơ để gây màu. Vì cám gạo và phân hưu cơ không có chứa tể bào tảo, nhưng trong chai vi sinh bio active có chứa 1 vài tế bào tảo khuê, khi đánh xuống ao thì tế bào tảo khuê bắt đầu sinh sôi nảy nở.
Quy trình gây tảo nuôi tôm nên được tiến hành từ đầu vụ nuôi, trước khi thả tôm. Bà con thực hiện như sau: Nguồn nước được xử lý 3 ngày thì đánh vi sinh Bio Active để gây tảo, khi ao lên tảo khuê thì 3 ngày sau bà con tiến hành thả giống.
Liều lượng: 1 lít/10.000m3 nước, đánh định kỳ 5-7 ngày/lần (tháng đầu thả giống) và 3-5 ngày/lần (từ tháng thứ 2 trở đi). Bà con chỉ cần pha ra nước ao rồi tạt trực tiếp xuống ao, không cần ngâm ủ hay sục khí, rất tiết kiệm thời gian và công sức.
[IMG]



Bạn có thể tham khảo thêm bài các bài viết khác của VFT tại
https://vftgroup.vn/