I. Chụp hình phong cảnh
Khi bon bon trên đường thiên lý, chúng ta gặp nhiều cảnh đẹp, nhưng có một số bác không thể capture được cái đẹp đó, về sau rất tiếc vì khó có cơ hội lần 2 để thu nhận những hình ảnh đó.
Có vài điểm như sau về hình phong cảnh
- Càng lấy được khung cảnh rộng bao nhiêu thì tốt bấy nhiêu. Vì thế ưu tiên các ống góc rộng (tiêu cự ngắn), có thể là từ 10-35mm. Các ống kit bình thường 18-55mm là có thể chụp tốt, ống rất rẻ.
- Càng tái hiện được màu sắc trung thực và rực rỡ thì càng tốt
- Càng lấy nhiều đối tượng vào hình thì càng có nhiều tương phản về màu sắc, ánh sáng, nên ưu tiên cho vùng đối tượng chính, còn phần khác thì đành chịu
I.1. Chụp phong cảnh ban ngày
Phơi sáng: Nên chụp thiếu sáng một chút (dùng chức năng -EV của máy), khoảng từ 1/3 đến 2 stop. Lúc này sẽ tránh được việc "cháy" một số vùng chi tiết. Ảnh sẽ đầy đủ hơn và các màu sắc sẽ rực hơn.
Màu sắc: dùng chế độ Landscape của máy, sẽ cho màu rực rỡ hơn. Nếu máy có Picture Control (Nikon) hoặc Picture Style (Canon) thì chọn kiểu Landscape, hoặc Vivid, hoặc More Vivid.
Bố cục: hãy cố gắng chỉ chọn những phần đẹp nhất của khung cảnh đưa vào trong hình, tránh "cành cây, dây điện, rác rưởi" vô duyên trong bức hình.
Cố gắng áp dụng quy tắc bố cục 1/3, để đường chân trời hoặc đối tượng chính của bức hình vào điểm mạnh, đường mạnh để tăng hiệu quả thị giác.
Ví dụ như hình này, phần mặt đất chiếm 1/3 khung hình phía dưới.
Trong tấm hình dưới thì có sợi dây điện rất vô duyên, đen thui, chia cắt bức hình, nhìn rất tức mắt. Nếu có điều kiện thì hãy tìm cách loại nó ra khỏi khung ngắm. Tiến lại gần hơn chút nữa, dây điện sẽ không còn xuất hiện (bất khả kháng thì thôi, có hình còn hơn không có hi hi)
Độ sâu trường ảnh (DOF): nên đóng khoảng khẩu f/8-f/12 để có được độ nét sâu (các đối tượng gần đến xa đều nét tốt). Lưu ý không nên khép khẩu quá nhỏ như f/16, f/22, dễ bị hiện tượng nhiễu xạ làm cho các pixel trong ảnh không nét. Nếu muốn nét cho độ sâu 300m thì lấy nét vào đối tượng cách mình 100m
Chú ý: ảnh nét hay không còn phụ thuộc vào việc có bị rung tay hay không. Vì thế đừng tham khép khẩu nhỏ quá, thời gian phơi sáng bị kéo dài ra, tay sẽ bị rung (motion blur) thì ảnh sẽ nhoè. Nên lưu ý tốc độ chụp tầm 1/125s hoặc ngắn hơn (1/500s, 1/1000s) thì sẽ không bị motion blur. Nhất là khi đang ngồi trên xe thì tốc phải 1/500s trở lên, thậm chí 1/2500s mới tránh được blur.
ISO Speed: với ánh sáng ban ngày bình thường, để khoảng ISO từ 100-200 là đủ để chụp đẹp. Tăng ISO sẽ làm nhiễu ảnh (Noise). Nhưng nếu trời mưa hoặc hơi thiếu sáng thì mạnh dạn dùng ISO 400-800 cũng không sao. ISO tăng, nhạy sáng tăng, có thể giúp rút ngắn thời gian chụp, tránh được motion blur
Khi bon bon trên đường thiên lý, chúng ta gặp nhiều cảnh đẹp, nhưng có một số bác không thể capture được cái đẹp đó, về sau rất tiếc vì khó có cơ hội lần 2 để thu nhận những hình ảnh đó.
Có vài điểm như sau về hình phong cảnh
- Càng lấy được khung cảnh rộng bao nhiêu thì tốt bấy nhiêu. Vì thế ưu tiên các ống góc rộng (tiêu cự ngắn), có thể là từ 10-35mm. Các ống kit bình thường 18-55mm là có thể chụp tốt, ống rất rẻ.
- Càng tái hiện được màu sắc trung thực và rực rỡ thì càng tốt
- Càng lấy nhiều đối tượng vào hình thì càng có nhiều tương phản về màu sắc, ánh sáng, nên ưu tiên cho vùng đối tượng chính, còn phần khác thì đành chịu
I.1. Chụp phong cảnh ban ngày
Phơi sáng: Nên chụp thiếu sáng một chút (dùng chức năng -EV của máy), khoảng từ 1/3 đến 2 stop. Lúc này sẽ tránh được việc "cháy" một số vùng chi tiết. Ảnh sẽ đầy đủ hơn và các màu sắc sẽ rực hơn.
Màu sắc: dùng chế độ Landscape của máy, sẽ cho màu rực rỡ hơn. Nếu máy có Picture Control (Nikon) hoặc Picture Style (Canon) thì chọn kiểu Landscape, hoặc Vivid, hoặc More Vivid.
Bố cục: hãy cố gắng chỉ chọn những phần đẹp nhất của khung cảnh đưa vào trong hình, tránh "cành cây, dây điện, rác rưởi" vô duyên trong bức hình.
Cố gắng áp dụng quy tắc bố cục 1/3, để đường chân trời hoặc đối tượng chính của bức hình vào điểm mạnh, đường mạnh để tăng hiệu quả thị giác.
Ví dụ như hình này, phần mặt đất chiếm 1/3 khung hình phía dưới.
Trong tấm hình dưới thì có sợi dây điện rất vô duyên, đen thui, chia cắt bức hình, nhìn rất tức mắt. Nếu có điều kiện thì hãy tìm cách loại nó ra khỏi khung ngắm. Tiến lại gần hơn chút nữa, dây điện sẽ không còn xuất hiện (bất khả kháng thì thôi, có hình còn hơn không có hi hi)
Độ sâu trường ảnh (DOF): nên đóng khoảng khẩu f/8-f/12 để có được độ nét sâu (các đối tượng gần đến xa đều nét tốt). Lưu ý không nên khép khẩu quá nhỏ như f/16, f/22, dễ bị hiện tượng nhiễu xạ làm cho các pixel trong ảnh không nét. Nếu muốn nét cho độ sâu 300m thì lấy nét vào đối tượng cách mình 100m
Chú ý: ảnh nét hay không còn phụ thuộc vào việc có bị rung tay hay không. Vì thế đừng tham khép khẩu nhỏ quá, thời gian phơi sáng bị kéo dài ra, tay sẽ bị rung (motion blur) thì ảnh sẽ nhoè. Nên lưu ý tốc độ chụp tầm 1/125s hoặc ngắn hơn (1/500s, 1/1000s) thì sẽ không bị motion blur. Nhất là khi đang ngồi trên xe thì tốc phải 1/500s trở lên, thậm chí 1/2500s mới tránh được blur.
ISO Speed: với ánh sáng ban ngày bình thường, để khoảng ISO từ 100-200 là đủ để chụp đẹp. Tăng ISO sẽ làm nhiễu ảnh (Noise). Nhưng nếu trời mưa hoặc hơi thiếu sáng thì mạnh dạn dùng ISO 400-800 cũng không sao. ISO tăng, nhạy sáng tăng, có thể giúp rút ngắn thời gian chụp, tránh được motion blur
Last edited by a moderator:
I.2. Chụp phong cảnh ban đêm
Cảnh đêm thường đẹp, có nhiều ánh sáng lung linh, mà đã chụp cảnh thì thường lấy khung ảnh rộng, nên ban đêm thường phải chụp phơi sáng dài.
- Nên chụp với chân máy để không bị rung
- Phơi dài thì không cần ISO cao, thậm chí để ISO 50-100 rồi chụp trong vài giây, vài chục giây để thu ánh sáng ngoại cảnh cho đẹp
Như tấm hình dưới đây, được phơi sáng dài, nên các ánh đèn tóe ra hình cánh sao rất đẹp, và các vệt đèn sáng của xe cộ kéo thành dải dài, không nhìn thấy xe vì xe trong tối, lại chuyển động liên tục...
Nhưng nếu không cần lấy khung cảnh thì chụp nhanh cũng được
Như tấm dưới, em chụp rất nhanh chỉ để lấy chùm sáng của đèn
Cảnh đêm thường đẹp, có nhiều ánh sáng lung linh, mà đã chụp cảnh thì thường lấy khung ảnh rộng, nên ban đêm thường phải chụp phơi sáng dài.
- Nên chụp với chân máy để không bị rung
- Phơi dài thì không cần ISO cao, thậm chí để ISO 50-100 rồi chụp trong vài giây, vài chục giây để thu ánh sáng ngoại cảnh cho đẹp
Như tấm hình dưới đây, được phơi sáng dài, nên các ánh đèn tóe ra hình cánh sao rất đẹp, và các vệt đèn sáng của xe cộ kéo thành dải dài, không nhìn thấy xe vì xe trong tối, lại chuyển động liên tục...
Nhưng nếu không cần lấy khung cảnh thì chụp nhanh cũng được
Như tấm dưới, em chụp rất nhanh chỉ để lấy chùm sáng của đèn
Last edited by a moderator:
II. Chụp hoa lá cành
Các bông hoa màu sắc rất đẹp, nhưng coi chừng khi chụp sẽ bị mất chi tiết, hoặc màu bị "bệt"
Nên chụp thiếu sáng để màu sắc rực hơn, các chi tiết đường nét nổi bật hơn
Chú ý khi chụp cận cảnh: một làn gió nhẹ cũng đủ làm hoa lá rung, nhòe, vì thế ưu tiên ISO cao, tốc độ chụp nhanh (1/500s trở lên, thậm chí 1/1000s, 1/2000s), -EV khoảng 1-2 stop.
Tấm này được chụp chế độ thiếu sáng, nên phần nền tối đen, nổi bật bông hoa và các đường nét gân trên cánh hoa. Nếu chụp đủ sáng thì phần lá xanh sẽ sáng sủa, nhưng phần high-light trên cánh hoa sẽ trắng bệch và mất hết chi tiết.
Các bông hoa màu sắc rất đẹp, nhưng coi chừng khi chụp sẽ bị mất chi tiết, hoặc màu bị "bệt"
Nên chụp thiếu sáng để màu sắc rực hơn, các chi tiết đường nét nổi bật hơn
Chú ý khi chụp cận cảnh: một làn gió nhẹ cũng đủ làm hoa lá rung, nhòe, vì thế ưu tiên ISO cao, tốc độ chụp nhanh (1/500s trở lên, thậm chí 1/1000s, 1/2000s), -EV khoảng 1-2 stop.
Tấm này được chụp chế độ thiếu sáng, nên phần nền tối đen, nổi bật bông hoa và các đường nét gân trên cánh hoa. Nếu chụp đủ sáng thì phần lá xanh sẽ sáng sủa, nhưng phần high-light trên cánh hoa sẽ trắng bệch và mất hết chi tiết.
Last edited by a moderator:
III. Chụp pháo hoa
Giống như chụp thành phố đêm, khi chụp pháo hoa người ta dùng ISO thấp (50-100), khẩu nhỏ(f/8-f/12), phơi sáng dài (2s-5s), đặt máy trên chân vững, để được hình các chùm sáng rực rỡ màu sắc và dải hình mượt của pháo hoa. Phần nền trời đen thui nên phơi bao lâu nó cũng đen thui hà, không ảnh hưởng
Giống như chụp thành phố đêm, khi chụp pháo hoa người ta dùng ISO thấp (50-100), khẩu nhỏ(f/8-f/12), phơi sáng dài (2s-5s), đặt máy trên chân vững, để được hình các chùm sáng rực rỡ màu sắc và dải hình mượt của pháo hoa. Phần nền trời đen thui nên phơi bao lâu nó cũng đen thui hà, không ảnh hưởng
IV. Chụp thác nước
IV.1. Chụp mượt: dùng chân máy, để ISO thấp, phơi sáng đủ dài (1/30s - 1/15s hoặc chậm nữa) để máy ảnh thu được dải nước mượt mà của thác
IV.2. Chụp "đóng băng"
Lúc này thì lại chụp với tốc độ cực nhanh (1/200s, 1/1000s hoặc nhanh hơn nữa) để đóng băng chuyển động của nước, thấy rõ từng giọt văng ra
Để lấy được những giọt pha lê từ tay cô mẫu này tung ra, em đặt tốc độ 1/800s để "đóng băng" khung hình
IV.1. Chụp mượt: dùng chân máy, để ISO thấp, phơi sáng đủ dài (1/30s - 1/15s hoặc chậm nữa) để máy ảnh thu được dải nước mượt mà của thác
IV.2. Chụp "đóng băng"
Lúc này thì lại chụp với tốc độ cực nhanh (1/200s, 1/1000s hoặc nhanh hơn nữa) để đóng băng chuyển động của nước, thấy rõ từng giọt văng ra
Để lấy được những giọt pha lê từ tay cô mẫu này tung ra, em đặt tốc độ 1/800s để "đóng băng" khung hình
Last edited by a moderator: