Em vừa nâng cấp option chính hãng này thành công cho các xe lắp ráp trong nước như C, E, S, GLC... Đi cao tốc hay đường trường rất nhàn ạ. Không cần đạp ga hay đạp phanh nữa.
Distronic plus hay một số hãng còn gọi là Adaptive Cruise Control là một tính năng an toàn cao cấp ít xe được trang bị.
TÌM HIỂU HỆ THỐNG DISTRONIC PLUS
(Trích theo hướng dẫn sử dụng của hãng từ trang 181)
Hệ thống DISTRONIC PLUS điều chỉnh tốc độ và tự động hỗ trợ duy trì khoảng cách với xe phía trước. Hệ thống cảm biến rada giúp phát hiện các xe. DISTRONIC PLUS (DTR) phanh tự động để tránh vượt quá tốc độ cài đặt.
Các linh kiện cần thay thế và lắp thêm của hệ thống Distronic Plus
Về số đúng lúc khi xuống dốc trên đoạn dài và rất dốc. Đặc biệt lưu ý điều này khi đang điều khiển xe có tải. Bằng cách thực hiện thao tác này, bạn sẽ tận dụng được tác dụng phanh của động cơ. Điều này giúp giảm tải cho hệ thống phanh và ngăn phanh quá nhiệt và mài mòn nhanh.
Rada cảm biến khoảng cách lắp ở đầu xe
Nếu hệ thống DISTRONIC PLUS phát hiện có nguy cơ xảy ra va chạm, hệ thống sẽ cảnh báo bạn bằng âm thanh và hình ảnh. Nếu bạn không can thiệp, hệ thống DISTRONIC PLUS không thể ngăn cản va chạm. Sau đó âm cảnh báo sẽ vang lên và đèn cảnh báo khoảng cách sẽ bật sáng trên cụm đồng hồ. Phanh ngay lập tức để tăng khoảng cách với xe phía trước, hoặc có biện pháp tránh né nếu điều đó đảm bảo an toàn.
DISTRONIC PLUS vận hành trong khoảng từ 30km/h đến 200km/h.
Bên cạnh khả năng giữ vận tốc theo cài đặt của người dùng như Cruise Control, DTR(ACC) sử dụng hệ thống cảm biến để duy trì khoảng cách an toàn với phương tiện phía trước.
Lấy ví dụ bạn cài đặt cho xe chạy ở vận tốc 80 km/h, trong quá trình di chuyển, nếu phát hiện xe phía trước quá gần và có thể gây tai nạn, DTR (ACC) sẽ tự động giảm ga để duy trì khoảng cách. Sau khi xe phía trước chuyển làn hay đi nhanh hơn, ra khỏi vùng nhận biết nguy hiểm của cảm biến, DTR sẽ giúp xe tăng tốc trở lại 80 km/h như cài đặt ban đầu.
Việc lắp đặt sử dụng hoàn toàn phần cứng chính hãng nên chỉ cần cắm dây không cần cắt nối
Về cơ bản, ý tưởng của công nghệ DTR (ACC) có lẽ nhen nhóm từ hệ thống báo động khoảng cách, được Mitsubishi áp dụng trên chiếc Debonair vào năm 1992. Tuy nhiên, hệ thống này chỉ đo khoảng cách và cảnh báo khi khoảng cách giữa 2 phương tiện quá gần mà không tương tác gì lên hệ thống ga, phanh hay hộp số.
Đương nhiên, tương tự như nhiều công nghệ cao cấp trước đây, các hãng xe sang thường được "ưu tiên" trang bị ACC trước. Một trong những chiếc xe đầu tiên được trang bị DTR đúng nghĩa có thể kể tới chiếc Mercedes-Benz S-class W220, được giới thiệu vào năm 1999. Hệ thống này trên xe Mercedes-Benz được gọi là Distronic.
Theo sau Mercedes-Benz, các hãng xe sang khác cũng lần lượt ra mắt DTR (ACC) với tên gọi khác nhau vào nhiều năm tiếp theo: BMW vào năm 2000, Lexus vào năm 2000 và Audi vào năm 2002.
Ngoài ra còn có rất nhiều option an toàn khác như cảnh báo điểm mù (Blind Spot Assist), giữ làn đường (Lane Keeping Assist), phanh khẩn cấp (CPA)... đều có thể nâng cấp được cho các xe chưa có.