Nhân dịp land 300 ra mắt chúng ta cùng tìm hiểu lý do tại sao Trung Đông lại cuồng Land Cruise
Chiến tranh Toyota là tên thường dùng để chỉ đến giai đoạn cuối cùng của cuộc xung đột vũ trang Chad-Lybia, diễn ra vào năm 1987 ở miền bắc nước Chad cho tới biên giới Chad-Libya. Tên gọi này xuất phát từ những chiếc xe bán tải của Toyota, chủ yếu là dòng Toyota Hilux và dòng Toyota Land Cruiser, để vận chuyển binh lính Chad đánh trận với lực lượng Libya. Cuộc chiến kết thúc với thất bại nặng nề cho Libya khi họ mất hơn một phần mười tổng binh lực với tổng cộng 7500 lính bị giết, cùng với đó là số trang thiết bị quân sự trị giá lên đến 1,5 tỷ đôla Mỹ bị phá hủy. Chad mất 1,000 quân.
Chiến tranh Toyota - huyền thoại xe bán tải kết liễu giấc mộng bá vương của Gaddafi
Ảnh: Những chiến binh Chad trên một chiếc xe bán tải Toyota Land Cruiser trong thời kì chiến tranh Toyota 1986-1987, giai đoạn cuối của cuộc chiến tranh giữa Chad và Libya. Sở dĩ có tên gọi này là bởi trong cuộc chiến, những chiếc xe bán tải Toyota của Chad chủ yếu là Toyota Hilux và Toyota Land Cruiser đã đóng vai trò chủ yếu, gần như là phương tiện di chuyển duy nhất của quân Chad nhưng đã đánh bại những xe tăng và trực thăng hiện đại của quân Libya.
Xung đột giữa Chad và Libya là một phần của các cuộc chiến nhằm phục vụ một "nhà nước Sahara" của Libya. Năm 1969, Muammar-al-Gaddafi làm đảo chính ở Libya. Gaddafi là người ủng hộ Chủ nghĩa xã hội Hồi giáo và thuyết Liên Hồi giáo của lãnh đạo xã hội chủ nghĩa Ai Cập Gamal Abdel Nasser, coi một liên minh hồi giáo căn bản để thực hiện cuộc thánh chiến chống lại phương tây. Tuy nhiên, sau cái chết của Nasser, Ai Cập đã từ bỏ xã hội chủ nghĩa dưới sự lãnh đạo của tổng thống Anwar al Sadad. Gaddafi coi Sadad là mối đe dọa với sự thống nhất của khối Arab nên đã hậu thuẫn cho vụ ám sát tổng thống Ai Cập năm 1981.
Gaddafi sau đó đã tìm cách mở rộng ảnh hưởng của mình bằng cách kêu gọi thành lập một "nhà nước Hồi giáo Sahara", tăng cường hỗ trợ cho các nhóm vũ trang khủng bố chống chính phủ trên khắp Trung Đông và Châu Phi,nhờ vào nguồn lợi dầu mỏ khổng lồ và sự hỗ trợ từ Liên Xô (Libya trở thành quốc gia đầu tiên ngoài khối Xô viết nhận được các máy bay chiến đấu siêu âm MiG-25). Gaddafi cung cấp tài chính chính cho "Phong trào Tháng 9 Đen" gây ra vụ thảm sát Munich tại Olympics mùa hè năm 1972, và bị Hoa Kỳ buộc tội chịu trách nhiệm trực tiếp về vụ đánh bom vũ trường Berlin năm 1986 làm thiệt mạng 3 người và làm bị thương hơn 200 người, trong đó có một số nhân viên Mỹ. Ông cũng được cho là đã chi tiền để bắt cóc và sau đó thả bộ trưởng dầu mỏ Ả Rập Xê Út và Iran. Libya cũng ủng hộ Mặt trận Polisario ở Tây Sahara chống Morroco, hỗ trợ cho phiến quân MNLA ở Mali.
Libya còn bị cáo buộc dính líu đến nội chiến ở Zaire, Angola, Sierra Leone và Liberia. Thậm chí Gaddafi còn được cho là cung cấp tài chính cho các phiến quân ở Mỹ Latinh, bao gồm FARC ở Colombia, Shining Path ở Peru và MPM ở Argentina. Trong đó, Libya đặc biệt chú ý đến Chad, quốc gia láng giềng phía Nam có tài nguyên vô cùng giàu có đặc biệt là Uranium nhưng lại tập trung ở vùng phía bắc hẻo lánh. Năm 1972 Libya chiếm dải Aouzou của cộng hòa Chad. Với sự vượt trội về vũ khí bao gồm cả T-64 và trực thăng Mi-24 của Liên Xô, Libya nhanh chóng đè bẹp quân đội Chad lúc đó chỉ có...13 xe tăng ở Aouzou. Chính phủ Chad phản đối nhưng lực lượng quá yếu nên không có hành động gì để chiếm lại đến năm 1986.
Trong thời gian đó, Libya lập nên một nhà nước bù nhìn do Goukouni Oueddei đứng đầu tại miền Bắc Chad.
1986 quân Libya tiếp tục bổ sung thêm 8000 quân, 30 xe tăng,60 máy bay chiến đấu đến Aouzou. Lo sợ một cuộc xâm lược toàn diện sẽ xảy ra, Chad cầu cứu Mỹ và Liên Hợp quốc. Nghị quyết của Liên Hợp quốc lên án Lybia bị Liên Xô bác bỏ, trong khi Mỹ không có hành động gì hỗ trợ Chad. Trong tình thế hiểm nghèo, Chad đã buộc phải dùng đến một giải pháp không ai ngờ tới. 400 chiếc xe bán tải Toyota do chính phủ Pháp viện trợ cho người dân Chad đã được lệnh nộp lại cho quân đội để làm phương tiện chiến đấu với xe tăng và trực thăng của Libya.
Và thế là người ta nghĩ ra cách gắn súng phòng không, súng chống tăng lên những chiếc xe bán tải và tạo ra những hiệu quả đến không ngờ. Những chiếc xe bán tải sở hữu động cơ mạnh mẽ, thiết kế khung xe cứng cáp, gầm cao thùng xe rộng, khả năng chuyên chở tải trọng cao đã chứng tỏ hiệu quả trên địa hình sa mạc. Quân đội Libya chịu tổn thất không nhỏ trước sự cơ động của những chiếc xe bán tải vũ trang. Tốc độ vượt trội của xe bán tải cho phép quân đội Chad dễ dàng bắn hạ cũng như né tránh tăng của quân Libya đang còn xa lầy với cát bụi sa mạc. Những binh sĩ Chad cũng dễ dàng nhảy khỏi xe hơn trong trường hợp xe trúng đạn. Quân đội Chad cũng được triển khai nhanh hơn, chỉ trong 1 tuần cuối tháng 1/1987, 40.000 quân Chad, cố vấn Pháp và quân tình nguyện Ai Cập đã được những chiếc Toyota trở đến chiến trường.
Đỉnh điểm là trận chiến tháng 1/1987 quân đội Chad triển khai 3000 lính cùng những chiếc Toyota bán tải vũ trang tiến đánh địch, một cuộc đụng độ ác liệt xảy ra kết quả khiến ai cũng ngả ngửa khi quân Libya mất gần 800 lính, 92 xe tăng và 3 xe thiết giáp BMP-1 trong khi phía Chad chỉ mất có 18 lính và 3 chiếc Toyota. Sau đó không quân Libya tìm cách dùng không quân ném bom nhưng với sự cơ động của mình những chiếc Toyota tránh được hầu hết bom đạn. Kết thúc cuộc "chiến tranh Toyota" tổng thiệt hại của Libya là 7500 lính,800 xe tăng thiết giáp. 28 máy bay. Phía Chad hơn 1000 lính thiệt mạng và vài chục chiếc bán tải, một trực thăng Puma của Pháp.
Chứng kiến kì tích của quân đội Chad, Pháp đã dùng ảnh hưởng của mình buộc Libya phải rút khỏi dải Aouzou. Libya rút hoàn toàn khỏi Chad năm 1994. Thất bại này đã phá tan giấc mộng của Gaddafi về một "nhà nước Sahara" chống lại phương Tây. Cùng với sự sụp đổ của Liên Xô và khối phía Đông, Libya của ông rơi vào thế cô lập cho đến khi bị lật đổ vào năm 2011. Một cuôc chiến nữa với Chad đã suýt nổ ra khi những binh sĩ trung thành với Gaddafi vượt qua biên giới Chad để bỏ trốn, thậm chí còn đưa cả vợ và con gái của Gaddafi qua biên giới Chad để sang nước thứ ba. Chính phủ Chad đã cho ném bom những binh sĩ Libya này, nhưng may mắn là đã không có thêm một cuộc chiến nữa xảy ra.
Về phần những chiếc Toyota, thật bất ngờ sau khi chiến thắng lẫy lừng lại phải trở về công việc vốn có của nó: chở gia súc. Chính phủ Chad chỉ giữ lại khoảng 1/4 số xe bán tải để phục vụ quân đội. Tuy nhiên, với hiệu quả chiến đấu của mình những chiếc bán tải Toyota đã trở thành huyền thoại và vẫn được tin dùng trong các cuộc chiến tại Trung Đông đến nay, đến nỗi người ta phải đùa "ở đâu có chiến tranh, ở đó có Toyota"