21/9/11
1.696
34.038
113
CHINAZI Phát xít Tàu.
Những động thái gần đây của Khựa như gây sự với Philippin, xâm phạm vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam, gây rối với Nhật Bản tại khu vực quần đảo Senkaku và những tuyên bố, hành động và chính sách của họ khiến chúng ta liên tưởng đến chính sách của phát xít Đức thời kỳ trước và châm ngòi cho thế chiến thứ 2. Những điểm tương đồng đó như sau:

Về Kinh Tế:
Kinh tế của Đức phát triển vượt bậc đặc biệt là ngành công nghiệp nhất là công nghiệp quốc phòng, nên Đức rất cần nguyên vật liệu. Khựa cũng vậy rất cần tài nguyên cho nền kinh tế đang phát triển với tốc độ chóng mặt của mình nên việc bành trướng để có thể khai thác những nguồn tài nguyên khu vực lân cận là rất cần thiết.
Về Chính Trị:
Đức có mâu thuẫn lớn giữa các đảng phái, đảng Đức quốc xã đã đàn áp thẳng tay các đảng phái khác, bước lên vị trí độc tôn và khai thác tối đa chủ nghĩa dân tộc cực đoan của người Đức. Tuy có 1 đảng nhưng Khựa lại có nhiều bè phái đấu đá trong nội bộ để giành lấy những vị trí cao nhất trong đảng và chính quyền. Chủ nghĩa dân tộc cực đoan của Khựa mạnh lên sau những thành công rất lớn về kinh tế. Một số khu vực tự trị của Khựa cũng có vấn đề, những bất bình đẳng trong xã hội ngày càng sâu sắc nên việc "chuyển lửa ra ngoài" ắt sẽ được tính toán.
Về trật tự thế giới:
Hòa ước Versailles gây bất lợi lớn cho Đức, Họ vừa mất đất, vừa phải trả chi phí bồi thường chiến tranh lại còn không được phát triển quân đội. Việc phát triển kinh tế một cách nhanh chóng khiến Đức cần một vị thế lớn hơn trên thế giới. Với Khựa, nhìn trên bản đồ, Khựa bị vây quanh bởi nhiều quốc gia đồng minh với Mỹ, khu vực biển đông ngay sát nách, muốn bành trướng Khựa lại gặp sự phản ứng mạnh mẽ của các nước láng giềng. Bên cạnh đó sau khi Liên Xô và các nước Đông Âu sụp đổ, sức mạnh và quyền lực của Mỹ và các nước đồng minh gia tăng mạnh mẽ, cảm giác bị Mỹ và đồng minh áp đặt luật chơi luôn làm Khựa khó chịu. Do vậy Khựa rất muốn thay đổi.

Vậy liệu Khựa có muốn làm điều gì đó để thay đổi không? có lẽ hành động của Khựa ở Biển Đông sẽ là một phép thử và liệu khi xung đột không thể kiểm soát được có thể biến thành 1 cuộc chiến tranh thì Khựa có dám theo tới cùng như nước Đức không?
 
Chỉnh sửa cuối:
O.S.P.D
16/8/04
2.803
129
63
61
"Trung Tâm Công Nghệ Hoá Màu"
Điểm khác biệt quan trọng : Ngày đó Đức có thể coi là đứng đầu Âu Châu về khoa học công nghệ , nhất là công nghệ vũ khí , mức độ tự cung cấp của nước Đức là hoàn hảo đến mức khó hiểu . Ngày nay Tàu còn phải dùng tiền để mua nhiều trong số những thứ vũ khí hiện đại đó , mà mua cái gì của ai hay là cóp py cái gì ở đâu thì cả thế giới đều biết .
Cho nên đại gia thực thụ và nhà giàu trọc phú bẩn còn có khoảng cách xa với .
Lo nhất là lo cho Việt nam nhỏ bé bên cạnh nó thôi .
 
  • Like
Reactions: nta139
Hạng B2
19/6/12
172
60
28
42
Em chả sợ TQ oánh
chỉ sợ như hậu 79, có nhiều nhân vật lực đổ vô lo phòng TQ
mạt!
 
Hạng C
25/11/11
655
826
93
vinhomecitys.com
Một điểm chung là Đức ngày đó và Tàu bây giờ đều là hai nước trỗi dậy và muốn đòi hỏi quyền lợi nhiều hơn với tư cách là nước lớn
Thời điểm sau 79 mình đang đu LX. Bây giờ có đu Mỹ may ra sáng sủa hơn ?
 
Hạng B2
4/7/11
427
2
0
So sánh với tình trạng dẫn đến sự nổi dậy của Đức quốc Xã cũng đúng. Nhưng phải hiểu sâu xa hơn là Thế chiến II thực chất là sự tiếp nối của Thế chiến I qua những biến cố diễn ra thời đầu thế kỷ 20. Là một nước thua trận và bị ép chấp nhận những ràng buộc được cho là "không công bằng", Hitler mới có cơ sở thuyết phục dân Đức ủng hộ cho mình để làm bàn đạp tiến lên nắm chính quyền. Hitler làm được chuyện đó là nhờ khai thác tâm lý chủ nghĩa dân tộc cực đoan đã âm ỉ bao đời trong xã hội Đức thời đó. Cộng với trào lưu phát triển công nghệ và sự bùng nổ cách mạng kỹ thuật trong nhiều lãnh vực khoa học, nước Đức nhanh chóng giàu lên và quân đội Đức chỉ trong một thập niên đã thành một bộ máy chiến tranh kinh hồn.

Do đó, cái nguy hiểm nhất của Trung Quốc hiện nay là khai thác triệt để nguyên tố con người. Trong nhiều thập niên qua, họ dường như bỏ qua ý thức XHCN và lý tưởng CS mà thay vào đó là sự kích động tư tưởng đại Hán có từ lâu đời. Bằng cách xem xét lại lịch sử, tung hô, tô đẹp nhiều khi quá sức hoang tưởng (như là việc làm phim lịch sử đầy phong cách trật tự hoa mỹ, văn hóa, vũ khí đồng bộ ra vẻ như là TQ đã có những thứ này từ xa xưa), cải cách dạy học trò, gãi đúng chỗ ngứa người dân TQ đã bao đời bị "coi thường" là "Sick Man of Asia".

Bằng cách kích động chủ nghĩa dân tộc cực đoan, cộng với cái văn hóa cho mình là cái rốn của vũ trụ ("trung quốc" cũng từ đó mà ra), xem thường tất cả các dân tộc khác xung quanh (gọi người Việt chúng ta là "man di mọi rợ"), cộng thêm một nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ và sự khát khao nguyên vật liệu công nghệ, khiến cho Trung Quốc trở thành bộ máy phát xít đáng gờm hơn cả Đức quốc Xã thời thế kỷ trước.

Vấn đề nan giải là Việt Nam sẽ phải làm gì? Chấp nhận số phận như Ba Lan ngày xưa? Hoặc tìm giải pháp hỗ trợ từ đồng minh. Mà đồng minh nào? Bạn thật của Việt Nam bây giờ là ai? Khi nào giải được bài toán đó thì đánh lại Trung Quốc không có gì là khó.
 
  • Like
Reactions: Nbson217
joy
Hạng B2
22/11/11
212
31
43
Hehe ... cũng chuyện này ở CNL có nick ném đá em một cách thô tục từ thớt khác, xét thấy chuyện tranh cãi như thế là vô bổ nên em im lặng cho xong! :D

Việc nhìn nhận một nước Trung Hoa CS mới nổi có những động thái hiếu chiến tương tự như ĐQX thời WW II là điểm tương đồng của nhiều bài viết, người nghiên cứu, ... Tìm trên Youtube ta còn có thấy cả những kịch bản giả định của một WW III.

Trích đăng 2 bài viết có nội dung như đang đề cập trong thớt này :

Khi các hành động được coi là hung hãn của Trung Quốc trong thời gian gần đây ở Biển Đông khiến nhiều người cảm thấy hoài nghi về tuyên bố "trỗi dậy hòa bình" của Bắc Kinh thì cùng lúc đó hai học giả người Mỹ đang chuẩn bị cho ra mắt cuốn sách “Death by China”, trong đó đề cập đến cái mà họ cho là mối đe dọa lớn nhất đối với hòa bình thế giới kể từ thời Đức Quốc xã.

Trong cuốn sách, Tiến sĩ Peter Navarro của trường Đại học California ở Irvine và chuyên gia về Trung Quốc, Thạc sỹ Greg Autry, cho rằng các nhà lãnh đạo Trung Quốc đang đe dọa tới kế sinh nhai của người dân ở các nước phát triển, gây nguy hại cho sức khỏe và tính mạng của vô số người trên khắp thế giới, kể cả những người dân bình thường ở Trung Quốc. Hai tác giả cho rằng “hòa bình và thịnh vượng của thế giới đang đối mặt với mối đe dọa lớn nhất kể từ thời Đức Quốc xã, đó là một đảng Cộng sản Trung Quốc hùng mạnh, giàu có và ngày càng táo bạo hơn do chủ nghĩa dân tộc cực đoan mỗi ngày một tăng".
Cũng như nhiều nhà kinh tế và lập pháp khác ở Mỹ, ông Autry tố cáo Trung Quốc thao túng tỉ giá đồng Nhân dân tệ để hàng hóa Trung Quốc chiếm ưu thế cạnh tranh bất công trên thị trường thế giới, xuất khẩu các loại sản phẩm thiếu an toàn, kể cả các loại thực phẩm và đồ chơi trẻ em, và thực hiện nhiều quyết định khác có hại cho cộng đồng quốc tế. Theo ông Autry, Trung Quốc đang mưu toan hủy hoại các ngành công nghiệp của Mỹ bằng nhiều cách khác nhau. Ông nói: “Họ đang thận trọng nhắm tới các ngành công nghiệp chiến lược và tìm mọi cách để các ngành công nghiệp đó được phát triển ở Trung Quốc, gây phương hại cho các ngành công nghiệp ở Mỹ thông qua một mạng lưới chương trình trợ cấp xuất khẩu trái phép, thao túng đồng nội tệ, làm hàng giả, hàng nhái và đánh cắp bản quyền; duy trì các tiêu chuẩn an toàn và sức khỏe lao động ở mức rất thấp để không ai có thể cạnh tranh, và tạo ra mọi loại rào cản để ngăn, không cho các doanh nghiệp Mỹ tiến vào thị trường Trung Quốc”.
Thạc sĩ Autry cho rằng các chính sách kinh tế và thương mại của Trung Quốc chẳng những đe dọa tới các nước khác mà còn gây thiệt hại trực tiếp cho chính người dân nước họ. Ông giải thích: “Trung Quốc đang tạo ra một áp lực lạm phát vô cùng lớn trong nền kinh tế thông qua việc thao túng tỉ giá. Họ làm giảm 40% sức mua của người lao động Trung Quốc đối với các loại hàng hóa nhập khẩu và những loại nông khoáng sản được mua bán trên thị trường quốc tế. Đó chính là lý do tại sao tài xế xe tải đình công ở Thượng Hải và công nhân ở Thâm Quyến biểu tình đòi tăng lương để có thể có đủ tiền mua rau”.
Ông Bchung Tsering, Phó Chủ tịch của một tổ chức đấu tranh ở Mỹ có tên là Chiến dịch Quốc tế cho Tây Tạng, nói: “Trung Quốc dường như không sẵn sàng trở thành một thành viên có trách nhiệm trong đại gia đình các nước trên thế giới. Việc cộng đồng quốc tế không xem xét tới thực tế này không những gây bất lợi cho các nước khác mà còn bất lợi nhiều hơn cho người Trung Quốc, Tây Tạng và những người khác đang phải đối mặt với hậu quả của tình trạng này trong cuộc sống hàng ngày”.
Ông Autry cho rằng giới lãnh đạo Trung Quốc đã tạo ra một xã hội kim tiền, trong đó đạo đức bị suy đồi, người dân phải sống trong sợ hãi, và các quyền dân sự, xã hội và môi trường bị chà đạp. Ông nói: “Trong quá khứ, khi những nước khác trải qua những 'phép lạ' kinh tế y hệt như vậy - chẳng hạn các các cường quốc châu Á như Hàn Quốc, Nhật Bản - chúng ta thấy xuất hiện những cộng đồng dân chủ, và những nước chia sẻ các giá trị với chúng ta có thể trở thành những đối tác thương mại có qua có lại với chúng ta. Chúng ta không nhận thấy điều này ở Trung Quốc và vì vậy đó là một điều rất đáng lo ngại”.
Ông Autry cho biết điều khiến ông và ông Navarro lo ngại nhiều hơn là Trung Quốc đang tìm cách xuất khẩu mô thức phát triển này, đe dọa các nước láng giềng và bóc lột các nước đang phát triển trên khắp thế giới với chủ nghĩa đế quốc mới. Jon Gallinetti, Thiếu tướng Thủy quân Lục chiến Mỹ đã nghỉ hưu, cho rằng Trung Quốc đang dùng các loại vũ khí kinh tế kết hợp với hoạt động gián điệp, chiến tranh mạng, vũ khí không gian, chiếm độc quyền khai thác và kinh doanh tài nguyên thiên nhiên và đánh cắp công nghệ để giành quyền chế ngự thế giới. Tướng Gallinetti cho rằng trong quá trình đó, sức mạnh cơ bản về kinh tế và địa chính trị - vốn là cột trụ của ưu thế quân sự của Mỹ - đã bị xói mòn một cách có hệ thống trong lúc Trung Quốc ngày càng hung hãn hơn trong các vụ tranh chấp khu vực.

Nguồn :
Trung Quốc - Mối đe dọa lớn nhất cho hòa bình thế giới kể từ thời Đức Quốc xã
http://nghiencuubiendong....h-gii-k-t-thi-c-quc-xa
 
  • Like
Reactions: Dodge Ram
joy
Hạng B2
22/11/11
212
31
43
Bài này có tựa
Trung Quốc: Hiếu Hòa hay Hiếu Chiến ?

Năm ngoái, trong một cuộc họp về ngôn ngữ Á châu được tổ chức tại Úc, một đại diện của Trung Quốc lên phát biểu ý kiến.

Ông không những khuyên sinh viên Úc nên học tiếng Tàu mà còn khuyên mọi người nên an tâm trước sự phát triển vượt bậc của Trung Quốc trong mấy thập niên vừa qua cũng như trước viễn tượng một ngày nào đó không xa, Trung Quốc sẽ trở thành cường quốc kinh tế số 1 của thế giới.

Tại sao mọi người nên an tâm?
Ông giải thích: Vì Trung Quốc không hề đe doạ bất cứ ai cả.
Tiếp ngay sau đó, ông nhấn mạnh: Trong lịch sử, Trung Quốc chưa hề xâm lược nước nào!
Nghe mấy câu ấy, nhiều người cười. Tôi cũng cười.
Cứ cho như một kiểu nói của một người không được bình thường.

Có điều, sau đó, theo dõi báo chí, tôi nghe không ít người, từ trong chính quyền đến giới học giả thân chính quyền, cũng nói y như vậy.
Cũng khẳng định dứt khoát như vậy. Cũng bằng giọng điệu nghiêm trang như vậy.
Cũng đem cả lịch sử ra chứng minh như vậy.

Có thể nói, liên quan đến vấn đề quân sự, ở Trung Quốc có một hiện tượng nghịch lý:

Một mặt, về ngân sách, họ không ngừng tăng các chi phí quốc phòng. Theo các số liệu được chính thức công bố, từ năm 1999 đến 2008, chi tiêu về quốc phòng của Trung Quốc tăng trung bình 16.2% mỗi năm.

Tính từ năm 2006 đến nay, số chi tiêu ấy tăng lên gấp đôi. Mới đây, vào đầu tháng 3, chính phủ Trung Quốc thông báo ngân sách quốc phòng của họ tăng 11.2%, tức lên đến 670 tỉ nhân dân tệ (tương đương 106.4 tỉ Mỹ kim), đứng hàng thứ hai trên thế giới (chỉ sau Hoa Kỳ).

Cần lưu ý: ở trên là các con số chính thức được chính quyền Trung Quốc đưa ra. Rất ít người tin vào các con số đó. Nhiều người, nhất là ở Mỹ, tin con số chi tiêu thực sự cho quốc phòng của Trung Quốc cao hơn con số họ đưa ra ít nhất là 50%. Hơn nữa, người ta còn nhấn mạnh: nếu quy ra đô-la Mỹ, chi tiết quốc phòng của Trung Quốc trên thực tế sẽ còn cao hơn nhiều vì vật giá và công lao động ở Trung Quốc rất thấp so với Mỹ. Ví dụ, với một triệu đô-la dùng để trả lương cho binh sĩ, Trung Quốc sẽ có một số lính nhiều hơn Mỹ gấp cả 5,10 lần.
Tất cả những con số ấy làm cho thế giới lo ngại.
Trung Quốc thừa hiểu những sự lo ngại ấy không có lợi cho mình.
Do đó, họ ra sức trấn an thế giới.
Trấn an bằng nhiều cách.

Cách chính thức: thông qua các bản bạch thư của chính phủ. Gần đây nhất, vào tháng 9 năm 2011, họ tung ra bản bạch thư về “Phát triển hòa bình”, nhấn mạnh vào mấy điểm chính:
một, Trung Quốc không bao giờ có ý đồ xâm lược hay bành trướng, không bao giờ nuôi mộng bá quyền;
hai, Trung Quốc chỉ theo đuổi chính sách tự vệ, mọi chi tiêu quốc phòng đều nhằm mục đích tự vệ;
ba, Trung Quốc không bao giờ can thiệp vào tình hình nội bộ của các quốc gia khác;
và bốn, Trung Quốc tôn trọng các giá trị dân chủ và nỗ lực xây dựng một xã hội dân chủ thực sự.


Bên cạnh những văn kiện chính thức như vậy, bộ máy tuyên truyền của Trung Quốc không ngừng tô vẽ hình ảnh một Trung Quốc hiền hòa và hiếu hòa, không phải bây giờ mà là trong suốt lịch sử mấy ngàn năm của mình.

Ở đây, họ thường có một số luận điểm giống nhau. Ví dụ, trong lịch sử, Trung Quốc có hai biểu tượng quan trọng và tiêu biểu nhất:
một, về văn hóa phi vật thể: Nho giáo;
và hai, về văn hóa vật thể: Vạn lý Trường thành.
Cả hai đều có ý nghĩa và đặc điểm giống nhau: hòa bình.
Nội dung chính của Nho giáo là nhắm đến việc xây dựng một xã hội hài hòa và ổn định. Nho giáo không hề chủ trương chinh phục và chinh phạt.
Vạn lý Trường thành cũng vậy: Nó được xây dựng, ròng rã cả mấy trăm năm, với công sức của cả hàng trăm triệu người, trong đó, theo ước tính của giới sử gia, có khoảng một triệu người bị mất mạng trong quá trình xây dựng, không phải để tấn công mà chỉ để phòng thủ.

Với hai biểu tượng ấy, giới học giả Trung Quốc lớn tiếng khẳng định bản chất của Trung Quốc, kéo dài trong cả lịch sử mấy ngàn năm của họ, là hiếu hòa.

Dù là một nước phát triển sớm và đông dân, họ không hề có tham vọng làm bá chủ thế giới.
Thời xưa, so với đế quốc La Mã, họ hiền lành hơn hẳn.
Thời Trung đại, so với đế quốc Mông Cổ, họ cũng hiền lành hơn hẳn.
Thời sơ kỳ hiện đại, họ cũng không hề giống các đế quốc thực dân ở Châu Âu đem quân đi đánh chiếm và cướp đoạt tài nguyên của các nước khác.
Lúc nào họ cũng thu rút vào bên trong, lo giữ gìn trật tự ngay trong nội bộ nước họ. Với nước ngoài, họ không bao giờ gây hấn.
Ngay cả những người không sành về lịch sử Trung Quốc cũng thấy ngay luận điệu không đúng sự thật.

Thứ nhất, hầu như không ai không biết việc Trung Quốc xâm lăng Tây Tạng và áp đặt một nền cai trị hà khắc lên nhân dân Tây Tạng, một quốc gia Phật giáo hiền lành có lịch sử văn hóa rực rỡ kéo dài cả gần 3000 năm nay, và mới bị Trung Quốc lấn chiếm từ năm 1949, sáp nhập vào nước họ từ năm 1951. Từ đó đến nay, dân chúng Tây Tạng không ngừng tranh đấu giành độc lập, hoặc ít nhất, quyền tự trị. Và họ đã bị đàn áp khốc liệt.

Thứ hai, với riêng những người biết về lịch sử Á châu, đặc biệt với người Việt Nam, chúng ta không thể không nhớ mối đe dọa thường trực từ Trung Quốc đối với nền độc lập của Việt Nam. Không người Việt nào không nhớ những lần họ xâm lấn Việt Nam và những tội ác tày trời họ gây ra đối với nhân dân Việt Nam. Lần mới nhất, năm 1979, vẫn còn nóng hôi hổi trong ký ức mọi người.

Thứ ba, những hành động gây hấn ngang ngược trên biển của Trung Quốc gần đây nhất đối với một số nước láng giềng như Nhật Bản, Philippines và Việt Nam vẫn còn gây ồn ào trong dư luận thế giới.

Có thể nói, trong lịch sử, Trung Quốc không xâm lược các nước khác chỉ vì không đủ sức chứ không phải vì không có tham vọng bá quyền. Nước họ quá lớn, gồm nhiều sắc dân khác nhau, riêng việc trị an đã tốn quá nhiều thời gian và sức lực. Nhưng điều đó không có nghĩa là họ hiếu hòa. Vấn đề, ở đây, chỉ là điều kiện. Trong tương lai, khi họ đã thực sự mạnh, không có gì bảo đảm họ sẽ không xâm lược các nước khác.

À, mà bạn có biết người Trung Quốc trả lời ra sao khi có người nêu lên vấn đề Việt Nam và Tây Tạng hay không? Họ đáp: Đó là vấn đề nội bộ của Trung Quốc. Xưa, Việt Nam là một phần của Trung Quốc và nay, Tây Tạng cũng là một phần của Trung Quốc. Đánh chiếm hai nước đó, bởi vậy, không phải là xâm lược. Mà là vấn đề trị an trong nội bộ Trung Quốc!
Bạn sẽ cãi với họ thế nào nhỉ?

http://chauxuannguyen.wor...%BA%BFu-chi%E1%BA%BFn/
 
T34
Hạng C
20/5/10
856
9
18
Hotline 0903.611.243
Rồng Bay nói:
So sánh với tình trạng dẫn đến sự nổi dậy của Đức quốc Xã cũng đúng. Nhưng phải hiểu sâu xa hơn là Thế chiến II thực chất là sự tiếp nối của Thế chiến I qua những biến cố diễn ra thời đầu thế kỷ 20. Là một nước thua trận và bị ép chấp nhận những ràng buộc được cho là "không công bằng", Hitler mới có cơ sở thuyết phục dân Đức ủng hộ cho mình để làm bàn đạp tiến lên nắm chính quyền. Hitler làm được chuyện đó là nhờ khai thác tâm lý chủ nghĩa dân tộc cực đoan đã âm ỉ bao đời trong xã hội Đức thời đó. Cộng với trào lưu phát triển công nghệ và sự bùng nổ cách mạng kỹ thuật trong nhiều lãnh vực khoa học, nước Đức nhanh chóng giàu lên và quân đội Đức chỉ trong một thập niên đã thành một bộ máy chiến tranh kinh hồn.

Do đó, cái nguy hiểm nhất của Trung Quốc hiện nay là khai thác triệt để nguyên tố con người. Trong nhiều thập niên qua, họ dường như bỏ qua ý thức XHCN và lý tưởng CS mà thay vào đó là sự kích động tư tưởng đại Hán có từ lâu đời. Bằng cách xem xét lại lịch sử, tung hô, tô đẹp nhiều khi quá sức hoang tưởng (như là việc làm phim lịch sử đầy phong cách trật tự hoa mỹ, văn hóa, vũ khí đồng bộ ra vẻ như là TQ đã có những thứ này từ xa xưa), cải cách dạy học trò, gãi đúng chỗ ngứa người dân TQ đã bao đời bị "coi thường" là "Sick Man of Asia".

Bằng cách kích động chủ nghĩa dân tộc cực đoan, cộng với cái văn hóa cho mình là cái rốn của vũ trụ ("trung quốc" cũng từ đó mà ra), xem thường tất cả các dân tộc khác xung quanh (gọi người Việt chúng ta là "man di mọi rợ"), cộng thêm một nền kinh tế đang phát triển mạnh mẽ và sự khát khao nguyên vật liệu công nghệ, khiến cho Trung Quốc trở thành bộ máy phát xít đáng gờm hơn cả Đức quốc Xã thời thế kỷ trước.

Vấn đề nan giải là Việt Nam sẽ phải làm gì? Chấp nhận số phận như Ba Lan ngày xưa? Hoặc tìm giải pháp hỗ trợ từ đồng minh. Mà đồng minh nào? Bạn thật của Việt Nam bây giờ là ai? Khi nào giải được bài toán đó thì đánh lại Trung Quốc không có gì là khó.
Rất hay. em thích bày này !