Status
Không mở trả lời sau này.
Chi Hội Phó OSFI
10/11/06
1.046
3
0
"Chính phủ đồng ý đã đưa bất động sản (BĐS) ra khỏi lĩnh vực phi sản xuất tức là thoát khỏi nhóm bị hạn chế cho vay và đồng ý cho triển khai Quỹ tiết kiệm nhà ở"

Đây là hai thông tin nóng được Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam công bố ngày 18/8 tại Hội thảo "Tác động của thị trường BĐS lên thị trường tài chính Việt Nam - Những khuyến nghị chính sách" do Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia và Đại sứ quán Ai Len tổ chức tại Hà Nội.

Nới tín dụng BĐS để cứu... ngân hàng

Ông Lê Xuân Nghĩa, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia nhận định, việc thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt quá mức đã tác động xấu lên chất lượng tăng trưởng tín dụng nói chung và tín dụng BĐS nói riêng, làm cho các nhà đầu tư không thể thay đổi kịp phương án kinh doanh.

Cụ thể, theo ông Nghĩa, dư nợ BĐS đến tháng 6/2011 khoảng 245.000 tỷ đồng, tương đương với 10% tổng dư nợ của nền kinh tế. Trong bối cảnh thị trường BĐS khá ảm đạm, nợ xấu BĐS chiếm khoảng 3% tổng dư nợ lĩnh vực này, trong đó, đáng chú ý là nợ thuộc nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) khoảng 40%. Đặc biệt, tín dụng BĐS tập trung vào hai thị trường là TP. HCM và Hà Nội với tỷ lệ tương ứng là 45% và 18% tổng dư nợ BĐS.

Ông Nghĩa cảnh báo, tình trạng này nếu không sớm được khắc phục thì lượng vốn đầu tư vào lĩnh vực BĐS, kể cả đầu tư vào cung và cầu, đều có nguy cơ trở thành nợ xấu và khó thu hồi. Trong khi đó, hoạt động kinh doanh của các DN BĐS dựa nhiều vào đòn bẩy tài chính, mà chủ yếu là từ tín dụng ngân hàng. Thực tế, vay vốn ngân hàng lãi suất cao, dòng vốn tín dụng không như kỳ vọng đã làm đa số DN rơi vào tình trạng thiếu vốn trầm trọng.

Tin liên quan [*]"Nới tín dụng cho nhà thu nhập thấp là đúng hướng" [/list] Đồng tình với ý kiến trên, ông Nam bổ sung thêm, theo báo cáo của một số DN, lãi suất vay tín dụng BĐS trong năm 2010 dao động từ 15 - 17%/năm, đến nay đã tăng lên trên 20%/năm. Thậm chí, nhiều DN không ký được hợp đồng tín dụng mới, những hợp đồng tín dụng cũ cũng không được giải ngân tiếp, gây khó khăn cho DN, nhất là đối với các dự án dở dang.

"Việc thiếu hụt nguồn vốn từ phía các tổ chức tín dụng, ngân hàng, không những làm cho các giao dịch BĐS giảm, tiến độ triển khai các dự án chậm lại, mà còn xuất hiện tình trạng các nhà đầu tư trong nước có dự án nhưng thiếu vốn đầu tư đã phải chuyển nhượng dự án cho các nhà đầu tư nước ngoài", ông Nam nói.

Từ kinh nghiệm thực tế của DN, ông Bùi Thanh Sơn, cố vấn Công ty TNHH liên doanh Phú Mỹ Hưng phản ánh, theo thống kê của Phú Mỹ Hưng, trong giai đoạn vừa qua, chỉ khoảng 30% khách hàng mua nhà của Phú Mỹ Hưng có vay vốn ngân hàng. Điều này cũng làm chậm lại tốc độ phát triển các khu đô thị Việt Nam.

Cần phân biệt rõ loại hình BĐS

Ông Sơn cho rằng, việc hạn chế tín dụng BĐS nhằm ổn định kinh tế vĩ mô là cần thiết, nhưng không nên áp dụng cho tất cả các loại hình BĐS. Việc hạn chế tín dụng BĐS, nếu có thể, nên được cảnh báo sớm và thực hiện theo lộ trình, tránh rơi vào tình trạng khó khăn xảy ra cùng một lúc đối với thị trường, dẫn tới không thể tháo gỡ và kéo theo những phản ứng dây chuyền lên lĩnh vực khác.

"Đối với khách hàng vay vốn để mua nhà để ở, nên có những nguồn vốn dài hạn với lãi suất ổn định. Ví dụ như ở Đài Loan, tiền lãi vay mua nhà còn được khấu trừ thuế thu nhập cá nhân", ông Sơn đề xuất.

Ở góc độ cơ quan quản lý, sau khi thông báo việc Chính phủ chính thức đưa BĐS ra khỏi lĩnh vực phi sản xuất, ông Nguyễn Trần Nam kiến nghị, cần sớm ban hành hệ thống tiêu chí cho vay BĐS đối với các tổ chức tín dụng trên cơ sở quy định của pháp luật về hoạt động của các tổ chức tín dụng.

"Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước về tín dụng BĐS, tuy có phân định tỷ lệ vay của các loại hình BĐS, nhưng không phân biệt được loại hàng hóa thiết yếu và không thiết yếu như nhà ở cao cấp, nhà ở bình dân, hay BĐS nghỉ dưỡng…, dễ dẫn đến vốn tập trung nhiều vào các dự án nhà ở cao cấp, nên khi thị trường bão hòa sẽ dễ đổ vỡ", ông Nam nhận định và kiến nghị, cần phải có tiêu chí cho vay để hướng các tổ chức tín dụng ưu tiên các dự án có tính thanh khoản cao, đảm bảo thu hồi nợ, cân đối nguồn vốn đáp ứng cho cả cung và cầu, hạn chế cho vay đầu cơ, rủi ro cao.

Cũng theo ông Nam, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý cho triển khai thí điểm Quỹ tiết kiệm nhà ở để hỗ trợ cho người lao động có điều kiện mua nhà, nhưng cần đồng thời nghiên cứu thí điểm mô hình Quỹ đầu tư tín thác BĐS trong thời gian tới để tạo thêm nguồn cung cấp vốn, ngoài các tổ chức tín dụng, cho thị trường BĐS.

http://landtoday.net/vn/d...nhom-phi-san-xuat.aspx
 
Tập Lái
19/7/11
16
0
1
33
"Đối với khách hàng vay vốn để mua nhà để ở, nên có những nguồn vốn dài hạn với lãi suất ổn định. Ví dụ như ở Đài Loan, tiền lãi vay mua nhà còn được khấu trừ thuế thu nhập cá nhân", ông Sơn đề xuất.

Em muốn sang Đài Loan ở quá... Sao XH ta ưu việt hơn mà chưa tính đến cái này ta? hic hic
 
Hạng B2
29/7/11
101
0
16
TPHCM
Vậy là tình hình bds có khả thi vực dậy, nhưng quỹ tiết kiệm được trích từ 1% lương. Quỹ này liệu chúng ta có kiểm soát được không, dòng tiền này liệu bao nhiêu % sẽ dùng đúng mục đích. Liệu ai sẽ được hưởng chính sách này? đúng là căng lắm!
tập tành nói chuyện thời sự nên mấy bác thông cảm nếu em có điều gì không phải
onlinecafe nói:
"Chính phủ đồng ý đã đưa bất động sản (BĐS) ra khỏi lĩnh vực phi sản xuất tức là thoát khỏi nhóm bị hạn chế cho vay và đồng ý cho triển khai Quỹ tiết kiệm nhà ở"

Đây là hai thông tin nóng được Thứ trưởng Bộ Xây dựng Nguyễn Trần Nam công bố ngày 18/8 tại Hội thảo "Tác động của thị trường BĐS lên thị trường tài chính Việt Nam - Những khuyến nghị chính sách" do Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia và Đại sứ quán Ai Len tổ chức tại Hà Nội.

Nới tín dụng BĐS để cứu... ngân hàng

Ông Lê Xuân Nghĩa, Phó chủ tịch Ủy ban Giám sát tài chính quốc gia nhận định, việc thực hiện chính sách tiền tệ thắt chặt quá mức đã tác động xấu lên chất lượng tăng trưởng tín dụng nói chung và tín dụng BĐS nói riêng, làm cho các nhà đầu tư không thể thay đổi kịp phương án kinh doanh.

Cụ thể, theo ông Nghĩa, dư nợ BĐS đến tháng 6/2011 khoảng 245.000 tỷ đồng, tương đương với 10% tổng dư nợ của nền kinh tế. Trong bối cảnh thị trường BĐS khá ảm đạm, nợ xấu BĐS chiếm khoảng 3% tổng dư nợ lĩnh vực này, trong đó, đáng chú ý là nợ thuộc nhóm 5 (nợ có khả năng mất vốn) khoảng 40%. Đặc biệt, tín dụng BĐS tập trung vào hai thị trường là TP. HCM và Hà Nội với tỷ lệ tương ứng là 45% và 18% tổng dư nợ BĐS.

Ông Nghĩa cảnh báo, tình trạng này nếu không sớm được khắc phục thì lượng vốn đầu tư vào lĩnh vực BĐS, kể cả đầu tư vào cung và cầu, đều có nguy cơ trở thành nợ xấu và khó thu hồi. Trong khi đó, hoạt động kinh doanh của các DN BĐS dựa nhiều vào đòn bẩy tài chính, mà chủ yếu là từ tín dụng ngân hàng. Thực tế, vay vốn ngân hàng lãi suất cao, dòng vốn tín dụng không như kỳ vọng đã làm đa số DN rơi vào tình trạng thiếu vốn trầm trọng.

Tin liên quan
[*] Đồng tình với ý kiến trên, ông Nam bổ sung thêm, theo báo cáo của một số DN, lãi suất vay tín dụng BĐS trong năm 2010 dao động từ 15 - 17%/năm, đến nay đã tăng lên trên 20%/năm. Thậm chí, nhiều DN không ký được hợp đồng tín dụng mới, những hợp đồng tín dụng cũ cũng không được giải ngân tiếp, gây khó khăn cho DN, nhất là đối với các dự án dở dang.

"Việc thiếu hụt nguồn vốn từ phía các tổ chức tín dụng, ngân hàng, không những làm cho các giao dịch BĐS giảm, tiến độ triển khai các dự án chậm lại, mà còn xuất hiện tình trạng các nhà đầu tư trong nước có dự án nhưng thiếu vốn đầu tư đã phải chuyển nhượng dự án cho các nhà đầu tư nước ngoài", ông Nam nói.

Từ kinh nghiệm thực tế của DN, ông Bùi Thanh Sơn, cố vấn Công ty TNHH liên doanh Phú Mỹ Hưng phản ánh, theo thống kê của Phú Mỹ Hưng, trong giai đoạn vừa qua, chỉ khoảng 30% khách hàng mua nhà của Phú Mỹ Hưng có vay vốn ngân hàng. Điều này cũng làm chậm lại tốc độ phát triển các khu đô thị Việt Nam.

Cần phân biệt rõ loại hình BĐS

Ông Sơn cho rằng, việc hạn chế tín dụng BĐS nhằm ổn định kinh tế vĩ mô là cần thiết, nhưng không nên áp dụng cho tất cả các loại hình BĐS. Việc hạn chế tín dụng BĐS, nếu có thể, nên được cảnh báo sớm và thực hiện theo lộ trình, tránh rơi vào tình trạng khó khăn xảy ra cùng một lúc đối với thị trường, dẫn tới không thể tháo gỡ và kéo theo những phản ứng dây chuyền lên lĩnh vực khác.

"Đối với khách hàng vay vốn để mua nhà để ở, nên có những nguồn vốn dài hạn với lãi suất ổn định. Ví dụ như ở Đài Loan, tiền lãi vay mua nhà còn được khấu trừ thuế thu nhập cá nhân", ông Sơn đề xuất.

Ở góc độ cơ quan quản lý, sau khi thông báo việc Chính phủ chính thức đưa BĐS ra khỏi lĩnh vực phi sản xuất, ông Nguyễn Trần Nam kiến nghị, cần sớm ban hành hệ thống tiêu chí cho vay BĐS đối với các tổ chức tín dụng trên cơ sở quy định của pháp luật về hoạt động của các tổ chức tín dụng.

"Theo thống kê của Ngân hàng Nhà nước về tín dụng BĐS, tuy có phân định tỷ lệ vay của các loại hình BĐS, nhưng không phân biệt được loại hàng hóa thiết yếu và không thiết yếu như nhà ở cao cấp, nhà ở bình dân, hay BĐS nghỉ dưỡng…, dễ dẫn đến vốn tập trung nhiều vào các dự án nhà ở cao cấp, nên khi thị trường bão hòa sẽ dễ đổ vỡ", ông Nam nhận định và kiến nghị, cần phải có tiêu chí cho vay để hướng các tổ chức tín dụng ưu tiên các dự án có tính thanh khoản cao, đảm bảo thu hồi nợ, cân đối nguồn vốn đáp ứng cho cả cung và cầu, hạn chế cho vay đầu cơ, rủi ro cao.

Cũng theo ông Nam, Thủ tướng Chính phủ đã đồng ý cho triển khai thí điểm Quỹ tiết kiệm nhà ở để hỗ trợ cho người lao động có điều kiện mua nhà, nhưng cần đồng thời nghiên cứu thí điểm mô hình Quỹ đầu tư tín thác BĐS trong thời gian tới để tạo thêm nguồn cung cấp vốn, ngoài các tổ chức tín dụng, cho thị trường BĐS.
 
Last edited by a moderator:
Hạng D
11/12/10
3.008
8.024
113
Cedar nói:
"Đối với khách hàng vay vốn để mua nhà để ở, nên có những nguồn vốn dài hạn với lãi suất ổn định. Ví dụ như ở Đài Loan, tiền lãi vay mua nhà còn được khấu trừ thuế thu nhập cá nhân", ông Sơn đề xuất.

Em muốn sang Đài Loan ở quá... Sao XH ta ưu việt hơn mà chưa tính đến cái này ta? hic hic
Em chẳng muốn sang Đài Loan
Em chỉ muốn ở nhà, chờ cho đến khi ... xã hội Xã hội chủ nghĩa của chúng ta ... hơn Đài Loan.
Được hông bác? Chờ ....
 
Hạng D
5/4/10
1.565
14
38
4bthang2b nói:
Cedar nói:
"Đối với khách hàng vay vốn để mua nhà để ở, nên có những nguồn vốn dài hạn với lãi suất ổn định. Ví dụ như ở Đài Loan, tiền lãi vay mua nhà còn được khấu trừ thuế thu nhập cá nhân", ông Sơn đề xuất.

Em muốn sang Đài Loan ở quá... Sao XH ta ưu việt hơn mà chưa tính đến cái này ta? hic hic
Em chẳng muốn sang Đài Loan
Em chỉ muốn ở nhà, chờ cho đến khi ... xã hội Xã hội chủ nghĩa của chúng ta ... hơn Đài Loan.
Được hông bác? Chờ ....

Em nghĩ Bác đang nằm mơ giữa ban ngày rồi.
 
Hạng D
11/12/10
3.008
8.024
113
laonong nói:
4bthang2b nói:
Cedar nói:
"Đối với khách hàng vay vốn để mua nhà để ở, nên có những nguồn vốn dài hạn với lãi suất ổn định. Ví dụ như ở Đài Loan, tiền lãi vay mua nhà còn được khấu trừ thuế thu nhập cá nhân", ông Sơn đề xuất.

Em muốn sang Đài Loan ở quá... Sao XH ta ưu việt hơn mà chưa tính đến cái này ta? hic hic
Em chẳng muốn sang Đài Loan
Em chỉ muốn ở nhà, chờ cho đến khi ... xã hội Xã hội chủ nghĩa của chúng ta ... hơn Đài Loan.
Được hông bác? Chờ ....

Em nghĩ Bác đang nằm mơ giữa ban ngày rồi.
Có câu " thiên hạ say thì mình không được tỉnh, thiên hạ khùng thì mình phải điên" làm số ít chơi chội dể bị ... out khỏi cuộc chơi sớm lắm.

Nhiều người nằm mơ nên em phải nằm mơ theo thôi
Bằng chứng: nhiều bác "Ai Ku" cao bây giờ: Tây nó văn minh thế:
- Tây có: Đường sắt cao tốc thì ta cũng phải có => có nằm mơ không?
- Tây có: Dân chúng đa số đi phương tiện công cộng (do hạ tầng đô thị khá phát triển), còn VN ntn? ta phải hạn chế mạnh phương tiện cá nhân để cho phương tiện công cộng phát triển => làm như thế này có phải nằm mơ không?
- Tây có 4b lưu thông theo chẵn lẻ, ta cũng phải có (Nhiều oser bây giờ cũng nhất trí cao việc cho phép phương tiện cá nhân 4b lưu thông: ngày chẵn, ngày lẻ => có phải nằm không?)
- Tây có: Phí "duy tu bảo dưỡng đường bộ" khá hiệu quả, ta cũng phải có để cho đường sá đẹp hơn, êm hơn trong khi đó xe quá tải, quá khổ hàng ngày chạy ầm ầm => có nằm mơ không?
....
Em vẫn mơ và vẫn tiếp tục mơ (chẳng thèm qua Tây làm gì): VN chúng ta mọi người được:
1. Hưởng nền giáo dục như Tây (em hàng ngày đi làm xách laptop mà nhẹ = 1/3 cái cặp của F1 học i tờ)
2. Hưởng chế độ y tế như Tây (trước hết giá thuốc = Tây)
3. Hưởng chế độ dinh dưỡng như Tây (trước hết giá sữa = Tây)
4. Hưởng thụ cuộc sống như Tây (trước hết giá 4b = Tây)
Em mơ 4 cái này, mơ hàng ngày, mơ miết
Bác nào "Ai Ku" cao thì mơ mấy cái khác đi
 
Hạng D
24/8/09
1.768
957
113
Đã nói là lương thấp mà cái gì cũng trích trong lương, sao không trích từ tiên bán dầu, bán than, bán titan, bán booxxit xây nhà cho người thu nhập thấp ở cho người dân được nhờ ?
 
Hạng B1
7/8/07
86
0
6
HCM
Chắc là mấy bố xxx gom đủ hàng giá rẻ rồi, giờ bơm tiền vào BDS để đẩy giá lên sau đó bán đi kiém lời đây mà, bán hết rồi sẽ siết lại vì giá nhà quá cao, sau đó lại mua vào, lại nới lỏng, lại bán ra. hehehe
 
Hạng C
29/3/11
794
10
18
thekyrealestate.com.vn
Cedar nói:
"Đối với khách hàng vay vốn để mua nhà để ở, nên có những nguồn vốn dài hạn với lãi suất ổn định. Ví dụ như ở Đài Loan, tiền lãi vay mua nhà còn được khấu trừ thuế thu nhập cá nhân", ông Sơn đề xuất.

Em muốn sang Đài Loan ở quá... Sao XH ta ưu việt hơn mà chưa tính đến cái này ta? hic hic
lấy tiền của dân thì dễ, lấy tiền ông lớn ko dễ.
 
Status
Không mở trả lời sau này.