Với hơn 1.800 đền đài có tuổi thọ trên 500 năm, Campuchia được mệnh danh là đất nước của những ngôi đền. Xứ sở chùa tháp này ẩn chứa một sức hút huyền bí có thể khiến những đôi chân ưa khám phá không thể cưỡng lại. Trong số những quần thể đền đài đáng để thăm viếng nhất ở xứ chùa tháp, Preah Vihear là ngôi đền mà dân backpacker luôn mong muốn được một lần khám phá...
Preah Vihear nổi tiếng không chỉ là ngôi đền rất linh thiêng mà còn là chốn “thánh đường” mà người dân nào ở Campuchia cũng mong một lần được "hành hương". Với những đôi chân thích lang thang, Preah Vihear cuốn hút bởi những trở ngại đường xa, bởi những cung đường khó nhằn, bởi những kiến trúc được điêu khắc trên đá sa thạch cực kỳ tinh xảo... Và hơn hết, đây là “điểm nóng” xung đột biên giới giữa Campuchia và Thái Lan với nguy cơ bạo lực có thể diễn ra bất cứ lúc nào.
Chính những điểm này đã khiến Preah Vihear trở thành là một trong những điểm đến ấn tượng nhất trong tất cả những đền đài thuộc đế chế Angkor ở miền chùa tháp. Ngôi đền thiêng được xây dựng từ thế kỷ 9 này không có những bức bích họa đạt đến độ tinh xảo tuyệt đỉnh như đền Banteay Srey, nó cũng chẳng có những góc đầy chất thơ như đền Ta Phrohm hay những dãy hành lang dài vô tận kiểu Angkor Wat... nhưng Preah Vihear lại luôn đem đến cho những ai thích khám phá những trải nghiệm khác lạ và thú vị. Ấn tượng nhất đây là ngôi đền duy nhất tại Campuchia đang thờ 1 vị anh hùng thường dân chứ không phải là những đấng thần linh vốn có trong truyền thuyết....
Trải nghiệm cung đường trong mơ
Nằm ngay sát biên giới Campuchia và Thái Lan trên chỏm núi Pey Tadi, Preah Vihear là ngôi đền được xây dựng trước cả quần thể Angkor Wat, vào khoảng thế kỷ 9 với thời gian kiến tạo lên đến hơn 300 năm.
Để khám phá Preah Vihear một cách trọn vẹn nhất, cả đoàn caravan chúng tôi gồm 14 chiếc xe quyết định chạy một mạch hơn 650km từ cửa khẩu Mộc Bài xuyên qua Kampong Cham, Kampong Thom... để đến tỉnh PreahVihear. Đoạn đường xuyên qua quốc lộ 7 khá đẹp nhưng trên quốc lộ 6 thì cả đoàn xe sang như đang đi off-road với những đoạn đường đất đỏ đầy ổ voi ổ gà.
May mắn thay con đường từ thành phố Kampong Cham đến là thị trấn Sra Em - nằm cách ngôi đền khoảng 25km – đẹp như mơ. Con đường nhỏ thôi nhưng trải dài qua những cánh rừng nguyên sinh còn vẹn một màu xanh cỏ cây dễ khiến cho những tâm hồn đa cảm trở thành thi sĩ. Đâu đó bên vệ đường là những trảng cỏ xanh biếc, những đàn bò giá nhởn nhơ gặm có mà xa xa thấp thoáng những rặng núi thuộc dãy Dangrek giấu mình trong mây trông thật đầy chất thơ. Với những kẻ thích tốc độ, đây cũng là cung đường trong mơ khi có thể nhấn ga với tốc độ 120km/h.
Trước đây, đoạn đường này khá xấu nhưng từ năm 2011, khi xảy ra giao tranh giữa Campuchia và Thái Lan thì nó được nâng cấp khá “ngon cơm”. Thật khó có thể tưởng tượng được ở Việt Nam có con đường nào chỉ rộng 6m mà lái xe vẫn có thể phóng vun vút ở tốc độ cao một cách dễ dàng mà không bị “bánh mì” của cảnh sát công lộ.
Sau một đêm ngon giấc tại Preah Vihear Boutique Hotel, cả đoàn bắt đầu chuyến hành trình chinh phục ngôi đền thiêng nằm trên dãy núi Dangrek – dãy núi nổi tiếng gắn liền với hai chữ Pol Pot mà nghe đã thấy lạnh sống lưng.
Sự háo hức mong muốn chinh phục Preah Vihear thể hiện rõ trên từng khuôn mặt của các thành viên trong đoàn. Ngay khi trời còn sớm, mọi người đã có mặt đầy đủ tại sảnh khách sạn. 7h30, từ khách sạn nhỏ nhắn dễ thương Preah Vihear Boutique Hotel, cả đoàn bắt đầu miết ga với tốc độ 100-120km/h trên con đường xanh mát màu cây để đến Preah Vihear. Dọc hai bên đường đến ngôi đền, cỏ lau mọc sát rìa tạo nên mọt khung cảnh đẹp đến... sững sờ.
Ấy vậy mà cả đoàn có cảm giác đang đi vào vùng chiến sự hơn là đang đi thăm viếng một địa điểm nổi tiếng. Bởi cả con đường hoang vắng không một bóng dáng du khách mà thay vào đó là sắc áo lính, những doanh trại quân đội, những “hình nhơn” tay lăm lăm những khẩu AK nhìn chằm chằm vào chiếc xe của tôi trên đường từ đằng xa cho đến khi khuất. Dường như sự canh thẳng quân sự vẫn còn hiện diện đâu đó ở trên mảnh đất này...
Lên “điểm nóng” cùng ngựa hoang
Mất khoảng hơn 20 phút cho chặng đường 25km từ trung tâm thị trấn Sra Em đến Preah Vihear, đoàn đến trạm kiểm soát của cảnh sát du lịch nằm dưới chân núi Preah Vihear. Preah Vihear không thu phí vào cổng nhưng tất cả các du khách buộc phải đăng kí để nhận vé miễn phí thăm đền. Du khách bắt buộc phải bỏ phương tiện di chuyển ở lại trạm kiểm soát để di chuyển từ chânnúi lên tới đền bằng xe pick-up. Một xe “móc hầu bao” của khách khoảng 20 đô cho chuyến đi dài 6km cả đi lẫn về. Mức giá này sẽ dễ khiến nhiều người than đắt nhưng có đi qua mới thấy đó là cái giá khá rẻ so với chuyện lội bộ hay cuốc bằng xe ôm.
Trước đây, để lên được quần thể đền chỉ có hướng lên từ Sisaket (Thái Lan). Đường phía Campuchia thì dốc đứng và phần lớn chỉ có lối mòn đi bộ. Tuy nhiên, từ năm 2003, Campuchia mới cho xây dựng con đường lên núiriêng để tránh tình trạng “ngăn sông cấm chợ” từ phía Thái Lan khi mà du khách buộc phải ăn chơi, ngủ nghỉ tất tần tật tại Sisaket.
Sau một hồi thu xếp cho cả đoàn chuyển sang xe pick-up lên núi, chúng tôi cũng đưa được con “ngựa chiến” của hành trình là mãnh hổ Mercedes-Benz ML250 CDI lên núi. Không quá ngoa nhưng đây là kỳ công bởi cảnh sát du lịch Campuchia cấm tất cả các loại xe leo núi. Hơn hết, đoàn đi đúng vào ngày đền Preah Vihear tổ chức cầu an với sự hiện diện của tỉnh trưởng Preah Vihear nên an ninh thắt chặt đến mức tối đa.
Con đường lên đền quả là một cung đường đầy cảm xúc vớinhững khúc cua tay áo, những con dốc dựng đứng góc 35 độ... dễ khiến những tay lái yếu phải rợn người. Quần thể đền Preah Vihear nằm ở độ cao 625m so với mực nước biển không gọi là quá caonhưng là cung đường có độ đốc khủng khiếp nhất ở Campuchia. Ngồi sau lưng chiếcTacoma 2 cầu của Toyota giương máy ảnh để bắt những khung hình đẹp cho chiếc Mercedes-Benz ML250 CDI chạy phía sau mà lồng ngực đập thìng thịch. Cả người chúi xuống phía dưới khi chiếc xe leo dốc lên những đoạn đường bê tông nghiên lên tới gần 45 độ. Nhìn phía trước chỉ thấy rừng cây và mây trời.
Sau hơn 20 phút giam mình trên những chiến mã do các tay lái cứng cựa người Campuchia điều khiển, cả đoàn phải lội bộ gần 500m mới đến được Preah Vihear đang nằm ngạo nghễ ở độ cao 525m so với mặt đất. Mặc dù theo dòng thời gian, vẻ hoang toàn đang hiện rõ ở ngôi đền thiêng nay nhưng vẫn không giấu được hùng vĩ của nó. Những khối đá thô ráp, những phù điêu được chạm trổ công phu còn lại sau bao biến thiên của lịch sử vẫn dư sức làm rung động du khách.
Sững sờ trước... vẻ đẹp của đền thiêng
Có rất nhiều lí do để người ta chọn Preah Vihear làm nơi “hành hương”. Người thì muôn khám phá vẻ đẹp quyến rũ đến khó tả của phế tíchthờ thần Shiva, người thì muốn chiêm ngưỡng những tác phẩm điêu khắc trên đá sa thạch cực kỳ tinh xảo... Nhưng hơn hết lí do khiến nhiều người thích thú nhất vẫn là “cảm giác mạnh” được đặt chân đến một địa danh nổi tiếng và chinh phục nó giữa những họng súng AK, B40... đen ngòm luôn chỉa vào sau lưng ở từ đâu đó...
Ở ngay ở lối vào quần thề Preah Vihear, nhiều người trong đoàn không khỏi lạnh sống lưng khi thấy bóng dáng những người lính Campuchia với những khẩu súng ẩn mình sau các boong-ke. Tuy nhiên vẻ đẹp của đền thiêng nhanh chóng khiến cho sự sợ hãi đó tan biến.
Preah Vihear có tên đầy đủ là Prasat (thần thánh) - Preah(đền thờ) - Vihear (lưu lại) thờ thần Shiva, hiểu nôm na theo tiếng Việt là “ngọn núi của những thánh thần vĩ đại”. Quần thể này được xây dựng trên một bề mặt khá bằng phẳng trên đỉnh núi trải dài 800m quay mặt về hướng Bắc. Đây là một nét độc đáo của ngôi đền khi mà các quần thể kiến trúc đền đài khác ở Campuchia luôn theo bố trí khuôn viên hình vuông với đặc trưng phong cách đền núi và cửa đền luôn quay về hướng Đông.
Chụp từ không ảnh, Preah Vihear mang dáng dấp thần Shiva khổng lồ, ứng với 5 phần chân, thắt lưng, vai, cổ và đầu. Đây chính là ngôi đền được gọi là bản nháp tinh xảo của quần thể Angkor với 5 đền thờ tiêu biểu: Bantia Srey, Bakheng, Koker, Bouphon và Angkor Wat. Chính vì vậy, đền Preah Vihear phải bằng mọi giá lội bộ khám phá hết mọi ngõ ngách của 5 ngôi đềntrải dài từ dưới lên trên.
Ngay cấp đền thứ 5, nhiều thành viên trong đoàn không khỏi choáng ngợp với hành lang lát đá dài 270m, mỗi bên có 63 cột đá được chạm trổ khá công phu. Phóng tầm mắt vào cấp đền số 4 là con đường lát đá với đâu đónhững khối kiến trúc mái cong hình đuôi rắn Naga mà đền Beantay Srey chọn làm bản sao, chút gì đó hay thấy ở những dãy hành lang trong đền Angkor Wat...
Nhịp từng bước trên con đường lát đá dẫn vào đền số 4 nhiều người trong đoàn không khỏi xuýt xoa, trầm trồ khi mà không hiểu sao ngày xưa con người lại có thể thi công được ở vị trí hiểm trở như vậy? Làm sao có thể gắn những bức tường đá từ những khối đá to đùng mà không vết hở?
Việc chinh phục quảng đường dài gần 200m từ đền cáp 4 lên cấp 3 rồi đền thờ cấp số 2 dễ khiến nhiều người thở đứt hơi nhưng những hàng cột đá hình búp sen, những lan can rồng Naga bằng đá... cùng với vẻ đẹp của phếtích và quang cảnh xung quanh ngôi đền khiến sự mệt nhọc đều được xưa tan.
Vị trí toạ lạc của Preah Vihear có vị trí tọa lạc được xem là khá linh thiêng. Nó được xây dựng trên đỉnh núi cao, đỉnh núi ấy được ví nhưnúi thần Meru trong huyền tích Hindu giáo, nơi các vị thần tối cao ngự trị. Tạiđền số 2, người ta thấy đâu đó bóng dáng của một Angkor sau này với hành langdài với cột đá hình búp sen được chạm trổ khá công phu. Ngôi điện thờ nằm ở vịtrí trung tâm vẫn có niên đại vào thời kỳ Baphuon cổng điện còn khá nguyên vẹnđược trang trí bằng các chi tiết chạm khắc đẹp mắt.
Ấn tượng nhất ở Preah Vihear là tháp chính của đền thờ một anh hùng phàm tục mang tên Ta Dy với hình tượng là một cục đá lớn có quấn tăngy. Sự rối rắm của những cuộc chiến tôn giáo ở ngày xưa đã khiến ngôi đền khôngcòn là thánh địa thờ riêng thần Shiva. Dân địa phương đã hoán cải thành điệnthờ thành nơi thờ người hùng Ta Dy, điện thờ chính luôn có các nhà sư túc trực, sẵn sàng làm lễ ban phước cho khách viếng thăm dễ khiến nhiều người lầm tưởng là nơi thờ Phật.
Chỉnh sửa cuối: